Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết cho bạn

16/02/201115:25(Xem: 3909)
Viết cho bạn

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Viết cho bạn

Bạn nói với tôi nay mai học xong sẽ về quê. Tôi nhắn nhủ, phụng sự đạo - đời có năm bảy cách, tốt nhất, trước khi ra làm Phật sự hãy dành một thời gian ở yên tu tập. Đó là phương pháp tự lợi và lợi tha thiết thực mà các bậc Tổ sư, chư vị Tôn đức đã kinh nghiệm qua rồi trao truyền lại cho hàng hậu học, lẽ nào ta không tiếp nhận.

Nghe tới đây, bạn quay qua nhìn tôi, miệng nở nụ cười hiền hậu. Lặng im. Tôi giựt mình, ồ, câu này lẽ ra bạn nhắc tôi mới phải.

Cũng như hôm trước, tôi định bụng viết hai câu thơ trong Truyện Kiều để tặng bạn, chợt nhận ra không hợp cảnh hợp tình, nên thôi. Thiệt tình, với câu: “Từ rày khép cửa phòng thu/ Chẳng tu thì cũng như tu mới là!” chính xác nên để dành cho tôi thì đúng hơn.

Tôi may mắn có được nhiều người bạn hiền, thiệt thà tu hành. Những người quen biết với tôi hầu như cũng vậy, mộc mạc chân tình. Ngoài đời cũng như trong đạo, nếp sống của họ dễ thương làm sao!

Ngặt nỗi, ở đời người hiền thì thường hay bị ăn hiếp. Mà chẳng hề hấn gì đâu. Tâm người hiền thì giống như đất, dung chứa và hóa giải hết. Phật cũng đã cảnh báo rồi, “người dữ mà hại người hiền như ngước mặt lên trời phun nước bọt…, như ngược gió ném bụi…, hậu quả chính mình lãnh đủ”. Cho nên hãy làm người hiền và học theo hạnh của đất.

Hạnh của đất là sao?

Sẵn đây, mời bạn cùng tôi đọc lại bài pháp ngắn “Phật dạy Rahula tu hạnh của tứ đại” mà Thiền sư Nhất Hạnh đã thuật trong Đường xưa mây trắng.

Là thế này, khi “biết tâm ý của Rahula đã thuần thục, có thể tiếp nhận giáo lý giải thoát”, Phật dạy Rahula tu theo hạnh của tứ đại:

“Này Rahula, con hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm và sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ bẩn hôi hám như phân, nước tiểu hay máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.

“Này Rahula, con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Cũng thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.

“Con lại nên học theo hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Cũng thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.

“Con lại cũng nên học theo hạnh của không khí. Không khí có thể dung chứa và làm tan đi các thứ mùi mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Cũng thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.”

“Rồi đức Phật nói tiếp:

“Này Rahula, con hãy tu tập lòng từ để đối trị giận hờn. Lòng từ là lòng thương yêu tất cả chúng sanh, lúc nào cũng nghĩ đến cách đem lại niềm vui cho kẻ khác, không đặt điều kiện, không mong đền đáp.

“Con hãy tu tập lòng bi để đối trị ý giết hại. Lòng bi là lòng thương yêu tất cả chúng sanh, lúc nào cũng nghĩ đến cách làm vơi sự khổ đau nơi người khác, không đặt điều kiện, không mong đền đáp.

“Con cũng nên tu tập lòng hỷ để đối trị tánh đố kỵ, ganh ghét. Lòng hỷ là lòng thương yêu tất cả chúng sanh, vui theo cái vui của người khác, vui khi thấy người khác thành công, hạnh phúc.

“Và con cũng nên tu tập lòng xả để đối trị tánh cố chấp, ích kỷ, kỳ thị. Lòng xả là tâm không cố chấp phải-quấy, đúng-sai, mê-ngộ, hay-dở, tốt-xấu... Lòng xả là tâm không phân biệt ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Lòng xả là tâm bình đẳng giữa muôn loài chúng sanh. Lòng xả là tâm niệm thanh thoát cởi mở đưa ta đến an lạc, thanh tịnh và giải thoát.

“Này Rahula, từ, bi, hỷ, xả là bốn tâm rộng lớn không bờ bến, và cũng đẹp đẽ không cùng. Đó gọi là Tứ vô lượng tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả chúng sanh muôn loài.”

•••

Sở dĩ tôi dẫn thêm đoạn “Phật dạy Rahula tu hạnh từ bi hỷ xả” là vì hàng tu sĩ trẻ chúng ta ngày nay ít để tâm đến việc hành trì “bốn tâm rộng lớn không bờ bến” đó. Bởi thế, trong cư xử giữa người với người, chúng ta thường bỏ quên nhau, đành lòng chấp nhận “vì đời chật chội nên ta hẹp hòi”.

Nhưng với bạn thì không. Càng tiếp xúc, càng gần gũi, tôi càng nhận ra nơi bạn có một trái tim rộng mở, một sức sống tâm linh vững chãi. Nhờ vậy, bạn sống đơn giản, chú trọng việc thành thật học-tu, không cầu kỳ hình thức, không rườm rà dáng vẻ. Bạn thể hiện sự hành trì pháp Phật ngay trong sinh hoạt mỗi ngày.

Chơi với bạn đã lâu, lại có duyên thân cận, nên ít nhiều tôi hiểu bạn hơn ai hết. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn đã làm được những điều mà tôi cố học theo hoài vẫn thấy mình ở tuốt đằng sau.

Chẳng hạn như khi gặp cảnh ngang trái, tôi “vậy hả”, “thế à” mà lòng rối ren lắm nỗi. Đối mặt nghịch duyên, bạn im ru vậy mà xử sự nhẹ hều. Thậm chí, bạn còn hề hề, vô tư nói cười đùa giỡn ngay với những kẻ đang ganh ghét mình ra mặt. (Tôi thì không vô tư được như bạn.) Tôi biết, đó không chỉ là do bản tánh hiền lành mà còn vì bạn đang sống đúng theo tâm hạnh của mình, một nhà sư. Ấy vậy mà đối phương tội nghiệp vẫn còn đeo bám riết.

Đôi lúc tôi tự trấn an rằng phần tử đó trong cửa Phật không nhiều nên cũng chẳng sao. Nhưng nghiêm túc nhìn lại thì mặt tiêu cực này ngấm ngầm ảnh hưởng đến mối Đạo thiệt không phải nhỏ. Bởi đó là một trong những nguyên nhân làm cho đạo Phật suy yếu.

Việc này cũng dễ hiểu, những tâm địa hẹp hòi thường chỉ rơi vào những kiểu người hám lợi háo danh. Trong cuộc sống họ không biết tùy hỉ thì làm sao có được tinh thần hòa hợp? Một tổ chức, một tập thể mà không có tinh thần đoàn kết hòa hợp thì sớm muộn gì cũng bị chia cắt, tan rã. Than ôi! Đã vào cửa Không rồi mà còn bon chen danh lợi, đố kỵ hơn thua thì thật uổng một đời bỏ tục xuất gia, làm ố hoen Phật tự.

Nhớ lần nọ, trong lúc tản bộ quanh sân chùa, tôi hí hửng khoe với bạn cái điều tôi vừa phát hiện ra là tại sao tánh tình bạn nhu hòa hiền lành như vậy mà huynh đệ cứ ganh ghét quấy rầy hoài. Bạn khẽ cười rồi bắt qua chuyện khác. Cuộc sống ở quê thật yên bình. Chiều nay gió nhiều hơn mọi bữa…

Tôi giả vờ không nghe, bắt lại chủ đề cũ. Ừ, thì tại bạn có quá nhiều cái vượt trội mấy người ở đây nên dù bạn sống rất khiêm nhường nhưng cũng không tránh được chuyện hơn thua đố kỵ.

Này nhé, bạn rời quê lên thành phố thi đậu đại học một cách dễ dàng trong khi mấy người kia lọ mọ vào lớp bổ túc văn hóa ban đêm. Bạn vào Cao đẳng, Học viện Phật giáo lúc họ còn ở ngồi lớp Trung cấp. Bạn không bon chen kiếm tiền mà cuộc sống vẫn đủ. Bạn sống khép mình, không ưa la cà tiếp xúc bàn dân thiên hạ mà nhiều người quý mến. Nói chung, bạn có nhiều thứ, bạn biết nhiều mặt… thành ra bạn bị ganh tỵ, thế thôi!

Nghĩ cũng lạ! Phải chi “ngang ngay, sổ thẳng” như nhau mà không được như nhau thì tranh hơn tranh thua cũng tạm coi như chuyện thường tình của thế gian mà kẻ mới vô chùa chưa thấm tương chao mắc phải. Đàng này, mỗi người mỗi cảnh, vai trò vị trí, phước báu, nghiệp lực, khả năng khác nhau một trời một vực, xa lắc xa lơ mà đem so sánh ngang bằng rồi đâm ra ganh ghét nhau thì thật là tội nghiệp…

Ngang đây, bạn đưa tay ra dấu bảo tôi thôi, hơi đâu bận tâm cho mệt. Tôi cũng biết “Phiền não khởi giai do đa sự” nhưng vì lần đầu tiên gặp cảnh tình này nên khó tránh khỏi bị sốc. Rồi bạn kéo tôi tới ngồi xuống chiếc băng đá đặt bên hông chánh điện, giọng phớt lờ, ai hơn thua thế nào mặc kệ, xem như không cho nhẹ lòng.

Ồ! Thêm một lần nữa tôi hoàn hồn nhờ tiếng chuông thức tỉnh của bạn. Nhìn lại chính mình, ai đời, người ta hùa nhau kiếm chuyện gây hấn bạn, bạn vẫn bình thường mà tôi thì rục rịch tức giùm. Ủa, bạn cũng giống như tôi thôi, sao mà thản nhiên tiếp nhận chúng một cách nhẹ nhàng quá vậy? Tôi thắc mắc rồi tự mình nhận hiểu, ô hay, chỉ tại tôi cố nắm níu chuyện bèo mây.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2020(Xem: 5346)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 10402)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 4560)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 4027)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
30/03/2020(Xem: 3814)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 5296)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 5680)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 4882)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 6173)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 4222)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567