- Tựa
- Tự tình cùng Sơn Thắng
- Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay
- Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già
- Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát
- Ứng phú đạo tràng
- Bài kệ trong kinh Kim Cang
- Đôi nét về Ngọc Xá-lợi
- Hương tháng tư
- Đi qua tháng bảy
- Rằm tháng Bảy - Lễ hội tình người
- Kể chuyện chiêm bao
- Chuyện ngài Tăng Hộ cháu
- Ồ! Vậy hả?
- Bóng trúc bên thềm
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
- Gửi một mùa đông xa
- Quay quắt tình quê
- Viết cho bạn
- Miền nhớ
- Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên
- Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
- Hành hương Trung Quốc
- Hành hương đất nước chùa vàng
BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn
Những năm gần đây, chính xác là kể từ khi lên thành phố học, trong giấc ngủ, tôi thường chiêm bao thấy về chùa cũ, ngôi chùa của tuổi ấu thơ, nơi tôi chập chững bước vào cửa Phật. Ồ! Xin đừng hiểu lầm. Thuở ấy, tôi chỉ quy y làm Phật tử tại gia thôi chứ chưa có xuống tóc tu ở chùa, dù mong muốn lắm.
Nhưng nghĩ cũng lạ! Tôi đã rời xa xóm cũ, giã biệt mái chùa thân yêu ngót 14 năm rồi mà chỉ những năm sau này tôi mới chiêm bao dồn dập. Nhiều lần tự hỏi, tôi có tơ tưởng gì đâu mà bảo là tìm về trong mộng mị? Thỉnh thoảng có nghĩ ngợi chút thôi, nhưng lẽ nào... lại là nhung nhớ?
Tôi vội quay về vùng kỷ niệm, bắt gặp cái nghĩa cái tình long lanh tấc dạ. Quả là “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”! Thiệt tình mà nói, hồi Sư trụ trì còn trụ thế thì tôi có về thăm, dù ít ỏi. Tôi chỉ thường xuyên hỏi thăm qua mấy thằng bạn ở gần nhà, cùng tới lui lên chùa lúc nhỏ. Nhưng sự quan tâm đó cũng đã thưa dần kể từ khi Sư về cõi Phật. Cảnh cũ người xưa giờ cũng đổi thay nhiều. Nghe nói, chùa bây giờ đã được trùng tu khang trang hơn.
Âu đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhờ có vô thường mà mầm non mới đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết quả và em bé thơ ngây mới được lớn lên thành một thanh niên khỏe mạnh. Rồi từ không mà trở nên có, cũng như từ có trở thành không... tất cả cũng chỉ là mây bay gió thoảng. Ấy vậy mà tôi cứ chiêm bao thấy hoài một hình ảnh xa vời cũ kỹ, kỳ cục thiệt!
Mà biết đâu đó chẳng lại là “Bởi lòng tạc đá ghi vàng, tưởng nàng nên mới thấy nàng về đây” như Nguyễn Du mô tả tâm trạng chàng Kim Trọng?
Thưa không! Chiêm bao đến bất thình lình không qua miền nhớ. Mà không có nhớ thì làm gì có tưởng? Ô hay, phải nói thế nào đây bạn ạ, trong khi tất cả tưởng đều là nhớ, nhưng tất cả nhớ không hẳn đều là tưởng đâu! Thôi thì, cứ để tưởng-nhớ thong dong, có-không chẳng bận lòng, ta thử mon men làm cuộc kiếm tìm nguyên do của giấc mộng.
Quả thật, trong cuộc đời này, không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Ngài Trần Thái Tông nói:
“Ban ngày gắng sức cầu may
Đêm đến hóa ra mộng tưởng.”
(Nhật gian phí tận hãnh cầu
Dạ lý phiên thành đại mộng.)
Nếu không vướng mắc vào nguyên nhân gần ắt cũng dính dấp tới nguyên nhân xa. Cái gì cũng có lý do của nó!
Duy chỉ nhà thơ Xuân Diệu, muốn thách đố thế nhân hay sao mà vờ như ngơ ngẩn:
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?”
Chao ôi! Ông là người trong cuộc mà không biết “vì sao buồn” thì kẻ đứng bên ngoài như tôi đây cũng đành chịu bó tay.
May thay, Phật pháp dạy tôi biết cách lắng lòng nhìn lại. Mỗi ngày một chút tôi dành thời gian ngắm nghía lại chính mình, tập cười và tập thở. Bữa nào lơ đễnh, nhìn ngó mông lung thì coi như quờ quạng giữa dòng lộn lạo. Nhưng chắc nhờ sự tình uyển chuyển nên tôi mới thấy rõ được mình nơi vùng tiềm thức. A, đây rồi! Những kỷ niệm dưới mái chùa xưa dẫu tản mác đi nhiều, nhưng ký ức ngày đầu vào đạo vẫn vẹn nguyên hình bóng. Trong thẳm sâu tâm hồn, kìa, năm tháng cũ vẫn chói chang. Thế cho nên, dù hiện thời bụng dạ quá đỗi bình yên, tâm trí vô tư lự, nhưng đâu dám chắc chắn hình bóng xưa không len lén tìm về. Bởi nhìn phớt qua chẳng ai thấy được vi trần đeo bám.
Vậy thì, nó đến từ đâu?
Phần nhiều các bản văn Pali khi đề cập đến giấc mộng đều nhìn nhận rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến giấc mộng:
1. Do thân thể không điều hòa.
2. Do tác động của những kinh nghiệm đã xảy ra trước.
3. Do trời người sanh ra.
4. Do linh tính báo trước.
Trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 5 nguyên nhân xảy ra những giấc mộng:
1. Nghĩ và sợ một điều gì đó có thực.
2. Một điều gì đã trở thành thói quen.
3. Tư duy và mong cầu một điều gì.
4. Những kinh nghiệm có từ trước.
5. Do quỷ thần báo cho biết.
Trong Luận Đại Trí Độ thì giải thích có phần rõ hơn: “Khi thân thể không điều hòa, nếu nhiệt độ cao quá thì mộng thấy lửa, thấy màu vàng, màu đỏ. Nếu nhiệt độ thấp quá thì mộng thấy nước, thấy màu trắng. Nếu phong khí nhiều thì mộng thấy bay bổng, thấy màu đen. Nếu suy nghĩ nhiều về những việc mình đã nghe, đã thấy thì giấc ngủ sẽ minh họa lại cảnh tượng ấy. Hoặc muốn biết những việc trong tương lai thì cũng phát sinh từ mộng.”
Như vậy thì rõ rồi, trong số những nguyên nhân đó chắc chắn có một nguyên nhân làm nên giấc chiêm bao dai dẳng của tôi. Mà dường như, tôi thấy mình cũng có dự phần ít nhiều trong cái gọi là nguyên nhân vi tế hiện tiền. Vì theo lý giải của ngài Phật Âm trong Luận giải kinh Tăng Chi thì: “Khi một người nằm mộng, tâm người ấy không có chánh niệm, chưa được thuần hóa, chưa được nhiếp phục, còn nhiều vọng động. Con người thường hồi tưởng lại giấc mộng khi chúng là những điềm mộng lành hay dữ, còn những giấc mộng xuất hiện một cách tự nhiên, không thuộc hai phạm trù trên thì sẽ không còn lưu lại trong ký ức.”
Trong Luật tạng Nam truyền, đức Phật dạy Tôn giả A-nan rằng: “Khi một người ngủ mà tâm không chánh niệm, còn dao động, còn ô nhiễm thì giấc mộng dữ sẽ xuất hiện trong giấc ngủ của người ấy.”
Cũng may, những giấc chiêm bao này không phải là ác mộng!
Ồ! Còn giấc chiêm bao cũ rích sau đây thì thế nào? Dĩ nhiên, tôi cũng biết được luôn đầu mối của nó.
Mười mấy năm nay, kể từ ngày xuất gia tu học, tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình bay bổng trong hư không. Dễ dàng, lẹ làng hết sức. Chỉ cần nhún nhẹ một cái thôi là tôi đã vọt tuốt lên trên ngọn cây rồi. Và cứ thế mà bay lơ lững khắp nơi, ngang qua xóm làng, núi rừng sông suối, vượt cả tỉnh thành, biên giới quốc gia mà không hề biết chỗ đó là ở đâu, thuộc đất nước nào. Vừa bay, vừa biết là cơn mộng mị mà vẫn cứ muốn bay hoài. Lạ lẫm!
Có khi giựt mình thức giấc, thấy đêm chỉ quá nửa, tôi liền đánh tiếp tập hai, kéo dài cơn mộng mị, thích thú. Than ôi! Biết là chiêm bao mộng mị mà tôi cứ thích đùa, lại còn tự an ủi, chiêm bao nhắm mắt không đến nỗi nào, chiêm bao mở mắt mới thành có chuyện.
Ông Nguyễn Công Trứ nhận định:
“Ôi! Nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.”
Còn tôi thì sao? Tranh thủ “nồi kê chưa chín”, nhắc chút chuyện mình, quanh đi quẩn lại vẫn không ngoài lời Trần Thái Tông đã nói: “Đáo xứ mộng, trung thuyết mộng”, rốt cuộc chỉ là người trong mộng nói chuyện mộng không hơn không kém. Boong... boong...
Tâm Chơn
Kể chuyện chiêm bao
Nhắc tới chiêm bao, bỗng dưng tôi muốn thố lộ chuyện mộng mị của mình. Ừ, thì coi như góp chút vui cùng huynh đệ vậy!Những năm gần đây, chính xác là kể từ khi lên thành phố học, trong giấc ngủ, tôi thường chiêm bao thấy về chùa cũ, ngôi chùa của tuổi ấu thơ, nơi tôi chập chững bước vào cửa Phật. Ồ! Xin đừng hiểu lầm. Thuở ấy, tôi chỉ quy y làm Phật tử tại gia thôi chứ chưa có xuống tóc tu ở chùa, dù mong muốn lắm.
Nhưng nghĩ cũng lạ! Tôi đã rời xa xóm cũ, giã biệt mái chùa thân yêu ngót 14 năm rồi mà chỉ những năm sau này tôi mới chiêm bao dồn dập. Nhiều lần tự hỏi, tôi có tơ tưởng gì đâu mà bảo là tìm về trong mộng mị? Thỉnh thoảng có nghĩ ngợi chút thôi, nhưng lẽ nào... lại là nhung nhớ?
Tôi vội quay về vùng kỷ niệm, bắt gặp cái nghĩa cái tình long lanh tấc dạ. Quả là “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”! Thiệt tình mà nói, hồi Sư trụ trì còn trụ thế thì tôi có về thăm, dù ít ỏi. Tôi chỉ thường xuyên hỏi thăm qua mấy thằng bạn ở gần nhà, cùng tới lui lên chùa lúc nhỏ. Nhưng sự quan tâm đó cũng đã thưa dần kể từ khi Sư về cõi Phật. Cảnh cũ người xưa giờ cũng đổi thay nhiều. Nghe nói, chùa bây giờ đã được trùng tu khang trang hơn.
Âu đó cũng là lẽ đương nhiên. Nhờ có vô thường mà mầm non mới đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết quả và em bé thơ ngây mới được lớn lên thành một thanh niên khỏe mạnh. Rồi từ không mà trở nên có, cũng như từ có trở thành không... tất cả cũng chỉ là mây bay gió thoảng. Ấy vậy mà tôi cứ chiêm bao thấy hoài một hình ảnh xa vời cũ kỹ, kỳ cục thiệt!
Mà biết đâu đó chẳng lại là “Bởi lòng tạc đá ghi vàng, tưởng nàng nên mới thấy nàng về đây” như Nguyễn Du mô tả tâm trạng chàng Kim Trọng?
Thưa không! Chiêm bao đến bất thình lình không qua miền nhớ. Mà không có nhớ thì làm gì có tưởng? Ô hay, phải nói thế nào đây bạn ạ, trong khi tất cả tưởng đều là nhớ, nhưng tất cả nhớ không hẳn đều là tưởng đâu! Thôi thì, cứ để tưởng-nhớ thong dong, có-không chẳng bận lòng, ta thử mon men làm cuộc kiếm tìm nguyên do của giấc mộng.
Quả thật, trong cuộc đời này, không có sự việc nào xảy ra mà không có nguyên nhân. Ngài Trần Thái Tông nói:
“Ban ngày gắng sức cầu may
Đêm đến hóa ra mộng tưởng.”
(Nhật gian phí tận hãnh cầu
Dạ lý phiên thành đại mộng.)
Nếu không vướng mắc vào nguyên nhân gần ắt cũng dính dấp tới nguyên nhân xa. Cái gì cũng có lý do của nó!
Duy chỉ nhà thơ Xuân Diệu, muốn thách đố thế nhân hay sao mà vờ như ngơ ngẩn:
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn?”
Chao ôi! Ông là người trong cuộc mà không biết “vì sao buồn” thì kẻ đứng bên ngoài như tôi đây cũng đành chịu bó tay.
May thay, Phật pháp dạy tôi biết cách lắng lòng nhìn lại. Mỗi ngày một chút tôi dành thời gian ngắm nghía lại chính mình, tập cười và tập thở. Bữa nào lơ đễnh, nhìn ngó mông lung thì coi như quờ quạng giữa dòng lộn lạo. Nhưng chắc nhờ sự tình uyển chuyển nên tôi mới thấy rõ được mình nơi vùng tiềm thức. A, đây rồi! Những kỷ niệm dưới mái chùa xưa dẫu tản mác đi nhiều, nhưng ký ức ngày đầu vào đạo vẫn vẹn nguyên hình bóng. Trong thẳm sâu tâm hồn, kìa, năm tháng cũ vẫn chói chang. Thế cho nên, dù hiện thời bụng dạ quá đỗi bình yên, tâm trí vô tư lự, nhưng đâu dám chắc chắn hình bóng xưa không len lén tìm về. Bởi nhìn phớt qua chẳng ai thấy được vi trần đeo bám.
Vậy thì, nó đến từ đâu?
Phần nhiều các bản văn Pali khi đề cập đến giấc mộng đều nhìn nhận rằng có bốn nguyên nhân dẫn đến giấc mộng:
1. Do thân thể không điều hòa.
2. Do tác động của những kinh nghiệm đã xảy ra trước.
3. Do trời người sanh ra.
4. Do linh tính báo trước.
Trong Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 5 nguyên nhân xảy ra những giấc mộng:
1. Nghĩ và sợ một điều gì đó có thực.
2. Một điều gì đã trở thành thói quen.
3. Tư duy và mong cầu một điều gì.
4. Những kinh nghiệm có từ trước.
5. Do quỷ thần báo cho biết.
Trong Luận Đại Trí Độ thì giải thích có phần rõ hơn: “Khi thân thể không điều hòa, nếu nhiệt độ cao quá thì mộng thấy lửa, thấy màu vàng, màu đỏ. Nếu nhiệt độ thấp quá thì mộng thấy nước, thấy màu trắng. Nếu phong khí nhiều thì mộng thấy bay bổng, thấy màu đen. Nếu suy nghĩ nhiều về những việc mình đã nghe, đã thấy thì giấc ngủ sẽ minh họa lại cảnh tượng ấy. Hoặc muốn biết những việc trong tương lai thì cũng phát sinh từ mộng.”
Như vậy thì rõ rồi, trong số những nguyên nhân đó chắc chắn có một nguyên nhân làm nên giấc chiêm bao dai dẳng của tôi. Mà dường như, tôi thấy mình cũng có dự phần ít nhiều trong cái gọi là nguyên nhân vi tế hiện tiền. Vì theo lý giải của ngài Phật Âm trong Luận giải kinh Tăng Chi thì: “Khi một người nằm mộng, tâm người ấy không có chánh niệm, chưa được thuần hóa, chưa được nhiếp phục, còn nhiều vọng động. Con người thường hồi tưởng lại giấc mộng khi chúng là những điềm mộng lành hay dữ, còn những giấc mộng xuất hiện một cách tự nhiên, không thuộc hai phạm trù trên thì sẽ không còn lưu lại trong ký ức.”
Trong Luật tạng Nam truyền, đức Phật dạy Tôn giả A-nan rằng: “Khi một người ngủ mà tâm không chánh niệm, còn dao động, còn ô nhiễm thì giấc mộng dữ sẽ xuất hiện trong giấc ngủ của người ấy.”
Cũng may, những giấc chiêm bao này không phải là ác mộng!
Ồ! Còn giấc chiêm bao cũ rích sau đây thì thế nào? Dĩ nhiên, tôi cũng biết được luôn đầu mối của nó.
Mười mấy năm nay, kể từ ngày xuất gia tu học, tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình bay bổng trong hư không. Dễ dàng, lẹ làng hết sức. Chỉ cần nhún nhẹ một cái thôi là tôi đã vọt tuốt lên trên ngọn cây rồi. Và cứ thế mà bay lơ lững khắp nơi, ngang qua xóm làng, núi rừng sông suối, vượt cả tỉnh thành, biên giới quốc gia mà không hề biết chỗ đó là ở đâu, thuộc đất nước nào. Vừa bay, vừa biết là cơn mộng mị mà vẫn cứ muốn bay hoài. Lạ lẫm!
Có khi giựt mình thức giấc, thấy đêm chỉ quá nửa, tôi liền đánh tiếp tập hai, kéo dài cơn mộng mị, thích thú. Than ôi! Biết là chiêm bao mộng mị mà tôi cứ thích đùa, lại còn tự an ủi, chiêm bao nhắm mắt không đến nỗi nào, chiêm bao mở mắt mới thành có chuyện.
Ông Nguyễn Công Trứ nhận định:
“Ôi! Nhân sinh là thế
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín.”
Còn tôi thì sao? Tranh thủ “nồi kê chưa chín”, nhắc chút chuyện mình, quanh đi quẩn lại vẫn không ngoài lời Trần Thái Tông đã nói: “Đáo xứ mộng, trung thuyết mộng”, rốt cuộc chỉ là người trong mộng nói chuyện mộng không hơn không kém. Boong... boong...
Gửi ý kiến của bạn