Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 55: Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen

19/03/202213:08(Xem: 2046)
Bài 55: Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen


buddha_144

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Chương VIII

 

Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cửu và thời gian

 

***

 

                        Bài 50 - Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cu và thời gian

                        Bài 51 - Con đường đúng đắn

                        Bài 52 - Spinoza và Thượng đế; không gian và thời gian 

                        Bài 53 - Nirmanakaya hay Thân xác sáng tạo

                        Bài 54 - Ngũ Phật và Sambhogakaya 

                        Bài 55 - Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen

                        Bài 56 - Lãnh vực vô biên và khung cảnh tạm thời.

 

Bài 55

 

Bản chất của Dharmakaya trong Kinh Hoa Sen

 

***

 

            Quan điểm về Dharmakaya (Pháp thân) trong Kinh Hoa Sen cũng tương tự như đã được giải thích trên đây (trong bài 54), nhưng cũng có thể là rõ ràng hơn. Như chúng ta thấy, có hai phương cách truyền đạt sự hiểu biết : cách thứ nhất dựa vào các khái niệm và sự trừu tượng, cách thứ hai dựa vào các sự ngụ ý nêu lên trong các câu chuyện ngụ ngôn (parable) và huyền thoại (myth). Kinh Hoa Sen chủ yếu sử dụng các thuật ngữ phi-khái-niệm (vượt khỏi các ý niệm quy ước, gần với sự ngụ ý hơn), và trong kinh này có một phân đoạn giải thích cặn kẽ về bản chất của Dharmakaya (Pháp thân) là gì.   

 

            Kinh Hoa Sen nêu lên một cảnh tượng thật tiêu biểu, thường thấy mô tả trong các kinh sách Đại thừa nói chung, đó là cảnh tụ họp của hàng ngàn đệ tử của Đức Phật, gồm các nam và nữ tu sĩ, các cư sĩ tại gia, các vị a-la-hán, các vị bồ-tát, kể cả các chúng sinh không thuộc cõi con người (non-humain beings), chẳng hạn như các loài rồng (naga / long xà, các con rắn thần), các nhạc công nơi cõi thiên, các thiên nhân, các thần linh hung dữ... (các huyền thoại Phật giáo thường nêu lên các vị thần linh hiền hòa và cả hung dữ, thường được gọi là các "ông thiện", "ông ác"), nói chung là một đám đông gồm mọi thể loại chúng sinh. Trong cảnh tụ họp đó diễn ra đủ mọi hiện tượng huyền diệu, và sau hết là sự xuất hiện đột ngột của hàng triệu vị bồ-tát vọt lên từ mặt đất, khiến toàn thể đại hội phải kinh ngạc ! Sau khi trông thấy hàng triệu vị bồ-tát hiện lên từ các khe nứt trên mặt đất, thì Đức Phật hướng vào các đệ tử của mình và nói với họ như sau : "Trông đấy, tất cả các vị bồ-tát ấy đều là các đệ tử của ta, chính ta đã giảng dạy và đào tạo họ". 

 

            Qua những gì được mô tả trong kinh thì cũng đủ hiểu là sự xuất hiện bất ngờ của hàng triệu vị bồ-tát đó không khỏi mang lại cho các đệ tử bình dị ở cấp bậc con người của Đức Phật không những là một sự đột ngột mà là cả một sự kinh ngạc. Làm thế nào mà Đức Phật lại có thể giảng dạy và đào tạo được hàng triệu vị bồ-tát đang hiện lên trước mặt họ một cách mầu nhiệm như vậy ? Họ bèn nói với Đức Phật như sau : "Ngài chỉ mới đạt được Giác ngộ bốn mươi năm nay, và dù Ngài đã tận lực giảng dạy cho đủ các thể loại chúng sinh, không sao lãng một giây phút nào, thế nhưng quả là một điều khó hiểu khi Ngài đòi hỏi chúng tôi phải tin rằng chính Ngài đã đào tạo tất cả các vị bồ-tát ấy. Hơn nữa trong số họ, nào phải chỉ toàn là các vị bồ-tát sa-di, mà là những người đã từng bước theo con đường của người bồ-tát qua hàng trăm kiếp sống, trong suốt hàng ngàn năm. Làm thế nào mà tất cả họ lại có thể là các đệ tử của Ngài được ? Điều đó chẳng khác gì như một người mới hai mươi lăm tuổi trỏ tay vào một cử tọa gồm các bô lão già hàng trăm tuổi và gọi họ "này các con của ta". Chuyện đó không thể xảy ra được".    

           

            Trước sự thắc mắc đó, Đức Phật tiết lộ một điều vô cùng quan trọng, phản ảnh ý nghĩa của toàn bộ bản kinh. Ngài nói lên như sau : "Không nên nghĩ rằng ta đạt được Giác ngộ từ bốn mươi năm nay. Đấy chỉ là cách nhìn (quan điểm, sự nhận biết) của quý vị mà thôi. Ta đã đạt được Giác ngộ từ vô tận".

 

            Thật hết sức rõ ràng, câu phát biểu trên đây không phải là do Nirmanakaya (Ứng thân, Biến hóa thân của Đức Phật) hay Sambhogakaya (Thụ dụng thân, Thân tận hưởng sự Giác ngộ, Thân hình tướng của Đức Phật) thốt lên, mà là lời phát biểu của Dharmakaya (Pháp thân, Thân Đạo Pháp, Thân của Sự Thật tuyệt tối, biểu trưng cho Hiện thực), lời phát biểu đó là của Đức Phật đích thật, của Đức Phật vô tận, của Phật-tính (Buddhata / Buddhahood), có nghĩa là không do một cá nhân nào nói lên, dù cá nhân ấy có vĩ đại đến đâu đi nữa.    

 

            Khi Kinh Hoa Sen nêu lên các thuật ngữ như "Đức Phật vô tận", thì không nên hiểu chữ "vô tận" là "sự kéo" dài bất tận của thời gian mà phải hiểu là sự "vượt thoát" khỏi thời gian, tức là một cách hiểu mở rộng mang tính cách ẩn dụ. Trong Kinh Hoa Sen cũng như trong Kinh Kim Cương, Đức Phật biểu trưng cho các kích thước vô biên, một hiện thực thuộc "bên ngoài" thời gian. [Trong khi đó] các vị bồ-tát cũng biểu trưng cho hiện thực, kể cả Phật tính, thế nhưng hiện thực đó chỉ [đơn giản] là một sự vận hành "bên trong" thời gian.

 

            Như chúng ta hiểu, người bồ-tát bước theo con đường, hướng vào một số sinh hoạt nào đó, tạo ra một chuỗi diễn tiến tuần tự gồm tư duy, ngôn từ và hành động. Nói một cách khác thì người bồ-tát là sự hiển lộ của Tâm thức giác ngộ (Bodhicitta / Bồ-đề tâm) tương đối, diễn tiến một cách trường kỳ, tức là một quá trình nằm bên trong thời gian (mang tính cách thời gian, liên hệ với thời gian). Tuy nhiên chúng ta cũng có thể mở rộng tầm nhìn đó hầu giúp mình hình dung người bồ-tát như là một biểu hiện biểu trưng cho toàn bộ một quá trình tiến hóa của sự sống, gồm các thể dạng ở mọi cấp bậc từ thấp đến cao. Người bồ-tát là biểu hiện của một sự diễn tiến về con người của chính mình, khởi đầu là các thể dạng đơn sơ nhất của sự sống (các vi sinh vật đầu tiên) đưa đến thể dạng con người không-tỉnh-thức (những người tiền sử và bán khai), trước khi đưa đến một cấp bậc tiến hóa cao hơn (con người trong các xã hội văn minh và tân tiến hơn), dần dần đưa họ đến sự Giác ngộ. Tất cả [các giai đoạn đó] đều thuộc vào một quá trình tuần tự và duy nhất ; tóm lại và ít nhất thì quá trình tiến hoá cao siêu (đưa đến sự Giác ngộ) đó phải chăng cũng bắt buộc phải khơi sự từ một quá trình thấp kém hơn chăng ?

 

Jataka hay Bản sinh kinh

 

            Chúng ta cũng thấy sự thăng tiến trên đây được nêu lên trong kinh Jataka (Bản sinh kinh trong Khuddaka Nikaya / Tiểu Bộ Kinh, là một bản kinh gồm 547 câu chuyện thuật lại các tiền kiếp của Đức Phật. Nguyên nghĩa của chữ jataka trong tiếng Pali là "sự sinh" hay "câu chuyện về sự sinh"). Như chúng ta thấy, kinh Jataka là một nhánh (một phần) tách riêng ra khỏi các văn bản nòng cốt (các kinh điển gốc hay "nguyên thủy") của Phật giáo. Dù rằng không thật sự là một bản kinh nòng cốt (chính thức), thế nhưng một số các câu chuyện đó cũng tường thuật lại lịch sử các tiền kiếp của Đức Phật nhằm nêu lên một sự chuyển tiếp hết kiếp sống này sang kiếp sống khác của Đức Phật trước khi đạt được Giác ngộ. Các học giả (thường là các học giả Tây phương) nhận thấy một số các câu chuyện trong kinh chỉ là các chuyện cổ tích dân gian (chịu ảnh hưởng từ các chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại trong nền văn hóa Ấn độ) được chuyển thành các câu chuyện tiền thân của Đức Phật trong kinh Jataka. Trong các câu chuyện đó Đức Phật được nhận diện như là các nhân vật hào hùng theo truyền thống văn hóa Ấn độ. Sự nhận diện đó cũng chẳng khác gì như vay mượn các câu chuyện ngụ ngôn của Aesope (các câu chuyện được xem là do Aesope trước tác.  Aesope - cũng được viết là Esope - là một tác giả Hy lạp sống vào các thế kỷ thứ VII và thứ VI trước Tây lịch) để nhận diện Chúa Giê-su qua các nhân vật chính yếu nêu lên trong các câu chuyện đó. 

 

            Tình trạng trên đây không khỏi đưa đến nhiều sự tranh cãi, nhất là đối với một số các chuyện ngụ ngôn liên quan đến sự tích các con thú. Vậy thì người Phật giáo có nên tin một cách từ chương sự hiện hữu của các nhân vật chủ yếu ấy, các vị hào hùng ấy, dưới hình thức một con thỏ, một con hươu, một con sư tử hay một con dê, lại có thể biểu trưng cho các tiền kiếp của Đức Phật hay không ? Trong một số các nước Phật giáo Đông phương người ta vẫn tin rằng các câu chuyện trong kinh Jataka đúng thật là các câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật. Thế nhưng nào có ai bắt buộc chúng ta phải tin vào các câu chuyện đó một cách từ chương đâu. Những gì nêu lên trong kinh Jataka thật ra chỉ là một quá trình tiến hóa. Mỗi câu chuyện nêu lên một vị hào hùng, dưới thể dạng một con người hay một con thú, nhưng tiến hóa hơn so với đồng loại. Tóm lại chỉ nên xem mỗi thể dạng đó biểu trưng cho một cấp bậc tiến hóa cao hơn thế thôi. Cách nhận diện Đức Phật xuyên qua các vị hào hùng trong các câu chuyện đó hàm chứa thật nhiều ý nghĩa : các nhân vật (một vị hào hùng, một con người hay một con thú) đều phản ảnh một sự mong cầu khẩn thiết, nói lên một sự phát triển mà "kết quả" tối hậu là trở thành một vị Phật.  

 

 

Bures-Sur-Yvette, 15.02.22

 Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2012(Xem: 5906)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
23/10/2012(Xem: 4790)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống, thì Ma-Vương hóa hình nhỏ xíu chui vào trong bụng của Tôn-giả, lúc đó Tôn-giả nghĩ rằng: “Quái lạ, hình như ta đã nuốt phải vật gì vào trong bụng? Ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để nhìn vào bụng xem là vật gì?”
11/10/2012(Xem: 12116)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
26/09/2012(Xem: 9117)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giản là phẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào. Nhưng thâm nghĩa của Phổ Môn là tất cả mọi người trong thế gian này ai ai cũng đều được Bồ Tát Quán Thế Âm ở trong lòng của họ.
17/09/2012(Xem: 9242)
Một thanh niên hỏi tôi: “Có người nói Bồ tát Quan Âm không có thật, là tín ngưỡng của Bà La Môn phải không thưa thầy?”. Tôi cười đáp: “Bồ tát Quan Âm có thật hay không tùy thuộc vào hai điều kiện: 1.Niềm tin. 2.Tự mình nghiên cứu tìm hiểu...
11/09/2012(Xem: 3751)
1. Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin, hạnh phúc của mọi người và mọi loài. 2. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ được gốc rễ khổ đau của mọi người, mọi loài mà tìm cách nâng đỡ và hộ trì. 3. Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, phê bình, chỉ trích và bạo động, để con có thể vui sống với mọi người và mọi loài.
25/07/2012(Xem: 13011)
Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.
04/04/2012(Xem: 4141)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8667)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 10074)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]