Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 20: Tôi cầu mong giải tỏa được mọi khó khăn cho tất cả chúng sinh

06/10/202020:20(Xem: 1774)
Bài 20: Tôi cầu mong giải tỏa được mọi khó khăn cho tất cả chúng sinh


buddha_133

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Chương III

Bốn đại nguyện của người bồ-tát

 

***

 

                                           Bài 16 - Lời nguyện của người bồ-tát

                                           Bài 17 - Mười đại nguyện của người bồ-tát

                                           Bài 18 - Đại thừa và Tiểu thừa

                                           Bài 19 - Bốn đại nguyện của người bồ-tát

                                           Bài 20 - Tôi cầu mong tỏa được mọi khó khăn cho tất cả chúng sinh

                                           Bài 21-  Tôi cầu mong loại trừ được mọi thứ đam mê

 

Bài 20

 

Tôi cầu mong giải tỏa được mọi khó khăn cho tất cả chúng sinh

 

         Đại nguyện thứ nhất trong số bốn đại nguyện là "tôi cầu mong giải tỏa được mọi khó khăn cho tất cả chúng sinh", dù đại nguyện đó có siêu việt đến đâu đi nữa thì cũng phải bắt đầu từ một khởi điểm mang tính cách thực dụng (có nghĩa là giúp đỡ kẻ khác một cách trực tiếp và cụ thể trước các khó khăn cấp bách và thường nhật của họ. Chữ "khó khăn " nêu lên trong đại nguyện thứ nhất trên đây là những thứ khổ đau và vướng mắc thường tình trong cuộc sống thế tục: đói nghèo, ốm đau, tù tội, ức hiếp, bất công, chiến tranh, hận thù, tuyệt vọng, kể cả các ước mơ và hy vọng hão huyền). Thật vậy, trước hết nên bắt đầu bằng các sự giúp đỡ thiết thực. Tất cả mọi người đều có thể giúp đỡ kẻ khác một cách cụ thể và thực tế. Sở dĩ chúng ta không đủ sức nghĩ đến kẻ khác cũng là vì chúng ta không nhận thấy được các khó khăn do hoàn cảnh tạo ra cho họ. Chúng ta thường nghĩ quá nhiều đến quyền lợi và sở thích của cá nhân mình, nhưng không hề trông thấy các nhu cầu và cảm xúc của kẻ khác. Chúng ta phải biết nghĩ đến kẻ khác, phải vận dụng trí tưởng tượng của mình để tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ.

 

         Truyền thống và thói quen lâu đời cũng có thể là nguyên nhân tạo ra tình trạng thiển cận chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, các sở hữu của mình, quyền lợi của mình, khiến mình quên mất các cách cư xử tử tế sơ đẳng nhất của con người. Do vậy, trước hết chúng ta phải tạm gác sang một bên bổn phận khai mở tâm linh cho kẻ khác. Đồng thời cũng không nên nghĩ rằng mình phải thực thi một hành động thật oai hùng nào đó, dù cho hoàn cảnh chung quanh đôi khi cũng đòi hỏi mình phải thực hiện một hành động đại loại như thế. Chúng ta hãy cứ bắt đầu với các sự quan tâm nho nhỏ trong cuộc sống. Trong lúc đang nấu cơm chẳng hạn, cũng không được phép quên là mình còn mượn một quyển sách chưa trả, hoặc phải ý thức là không nên đóng sập một cánh cửa mạnh, những điều nhỏ nhặt đó cũng có thể khiến cuộc sống của kẻ khác nặng nề thêm. Thói thường chúng ta chỉ quan tâm đến những gì mình muốn nhưng không nghĩ đến những gì mà kẻ khác có thể làm được cho mình. Tuy nhiên cũng phải dè dặt, không nên quá bắt chước một người bồ-tát khiến mình phải cố gắng tìm đủ mọi cách để tạo ra dịp giúp đỡ kẻ khác, tương tự như một hướng đạo sinh. Giúp đỡ kẻ khác không có nghĩa là trực tiếp xen vào chuyện của người khác (dừng lại, lùi bước hay tránh sang một bên để nhường một chút không gian cho kẻ khác trong cuộc sống của họ, cũng là một hình thức giúp đỡ kín đáo và hữu hiệu). Chúng ta thường nghĩ rằng phải giúp đỡ kẻ khác thật nhiều, phải phát động metta (lòng từ tâm) để nghĩ đến họ một cách tích cực, thế nhưng đôi khi chỉ cần đơn giản biến nội tâm mình trở nên tích cực và hứng khởi hơn, sống thật với sự tu tập của mình, cũng đủ để tạo ra một cơ hội giúp đỡ kẻ khác, nhưng chính mình không hề hay biết về sự giúp đỡ đó (đạo đức, thanh thản, chú tâm, nhìn vào sự tu tập trên thân xác và trong tâm thức mình, sẽ tạo ra một bầu không khí êm ả, an bình và thân thiện tỏa rộng chung quanh mình, đấy là một cách giúp đỡ gián tiếp, kín đáo và sâu xa những người chung quanh mình hoặc đồng hành với mình trong cuộc sống. Sự giúp đỡ đó rất thật, thế nhưng thường thì mình không nhận thấy được các tác động kín đáo của nó. Trái lại những sự giận dữ, nóng nảy, hung hăng, ích kỷ nhỏ nhặt, sẽ tạo ra một bầu không khí căng thẳng và nặng nề chung quanh mình, tác động gây ra bởi bầu không khí căng thẳng đó đôi khi rất lộ liễu và dễ nhận thấy hơn).   

        

         Thế nhưng nếu cứ loay hoay với các nhu cầu nhỏ nhặt thì sẽ rất khó cho chúng ta tu tập dù chỉ là những gì sơ đẳng nhất. Gần như chắc chắn thiền định là một phương pháp tu tập hữu hiệu có thể mang lại nhiều lợi ích cho mọi người, tất nhiên là với điều kiện là họ thực sự muốn học và chúng ta có đủ khả năng để chỉ dạy họ.    

 

(Câu này rất quan trọng. Trên đây nhà sư Sangharakshita khuyên người tu tập hãy bắt đầu bằng những sự trợ giúp cụ thể và thiết thực và cách xử sự tử tế với kẻ khác. Thật ra thì đấy cũng là những gì mà tất cả các tín ngưỡng đều chủ trương, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Thế nhưng qua những dòng chữ trên đây, nhà sư Sangharakshita đã mở ra cho người tu tập một tầm nhìn, một hướng đi xa hơn và sâu rộng hơn: đó là phép thiền định của Phật giáo, một phương pháp luyện tập chính xác, cụ thể, thiết thực và minh bạch, nhằm biến cải con tim mình và khai mở tâm trí mình. Thế nhưng nhà sư Sangharakshita cũng còn lưu ý thêm một điều nữa là người tu tập có thật sự muốn học cách luyện tập đó hay không và người bồ-tát có đủ khả năng để chỉ dạy cho họ hay không).

        

            Tuy nhiên đối với bất cứ ai khi đã phát nguyện thật nghiêm chỉnh ước vọng của người bồ-tát thì không phải chỉ biết giúp đỡ kẻ khác trong các việc nhỏ nhặt hằng ngày, mà phải sẵn  sàng đi xa hơn thế, phải tập chịu đựng những sự thách đố to lớn hơn. Đấy cũng là những gì mà khái niệm Bodhisattvabhumi (Mười địa giới của người bồ-tát, còn gọi là Thập địa) nêu lên qua hình ảnh một người bồ-tát khoác lên vai mình "chiếc áo giáp của sự quyết tâm thật can trường". Lòng nhiệt thành mong muốn khơi động được lý tưởng của người bồ-tát sẽ giúp mình không để ý đến - hoặc cũng có thể là không cảm thấy - các sự phiền toái nhỏ nhặt, kể cả những niềm khổ đau to lớn hơn. Chúng ta sẽ không thể làm được một tí gì cả cho kẻ khác, dù điều đó không tạo ra một khó khăn đáng kể nào cho mình, nếu từ bên trong chính mình không hiện ra một chút lý tưởng của người bồ-tát, giúp mình tiến bước trên con đường mà mình đã chọn. Một sự hối tiếc và chán chường không khỏi hiện ra với mình khi mình cảm thấy không còn tự hào với chính mình nữa. Điều đó cũng có thể đưa đến tình trạng thù ghét những người mà trước đây mình từng ra sức giúp đỡ họ, ít ra thì điều đó cũng sẽ mang lại cho mình một chút căng thẳng và mệt mỏi. Thế nhưng người bồ-tát [đích thật] sẽ không cảm thấy một chút mệt mỏi hay căng thẳng nào cả, một khi bodhicitta (bồ-đề tâm) đã hiện lên với mình. Dù lòng vị tha của mình có to lớn đến đâu đi nữa, nhưng nếu kích thước siêu nhiên đó (tức là bodhicitta/bồ-đề tâm) vẫn chưa bắt rễ thật sâu vào con người mình, thì khi đó mình vẫn chưa phải là một người bồ-tát đích thật.

 

                                                                               Bures-Sur-Yvette, 06.10.20

                                                                                Hoang Phong chuyển ngữ




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2012(Xem: 3752)
Bồ-tát Quán Thế Âm vốn có tên tiếng Phạn là Avalokiteśvara. Đó là một vị Bồ-tát mà tại các nước Á châu ai cũng biết, vì Ngài có bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh vô cùng rộng lớn. Trong tiếng Hán, Ngài còn được gọi với các tên như: Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm… Ngoài ra, còn gọi là Cứu Thế Bồ-tát, Cứu Thế Tịnh Thánh (Duh!-kharaksaka), hoặc Thí Vô Úy Giả (Abhayamdada), hoặc Thí Vô Úy Giả Liên Hoa Thủ (Padmapāni), Phổ Môn (Saman-tamukha), Đại Bi Thánh Giả (Mahākārunikamuni).
29/01/2012(Xem: 8304)
Bồ tát Quán Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những người Á Đông. Nhiều người chưa quy y Tam Bảo, chưa trở thành Phật tử chính thức cũng thường xưng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ, chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nước thân thương này cũng đều thấy tôn tượng Ngài.
13/01/2012(Xem: 8784)
Sau khi Mahà Moggallàna nhận được những lời giáo huấn do Đức Phật đích thân truyền dạy (ghi trong Anguttara Nika(ya VIII, 58), ngài liền vững tâm hành đạo với một quyết tâm bất thối.
07/10/2011(Xem: 3620)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
14/09/2011(Xem: 5331)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3559)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 8581)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 5692)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 8813)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 16880)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567