Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 33: Kshanti với tư cách là một sự thụ cảm tâm linh

11/03/202107:38(Xem: 1763)
Bài 33: Kshanti với tư cách là một sự thụ cảm tâm linh

buddha_145

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Chương V

 

Nam Tính và nữ tính trong cuộc sống tâm linh

 

***

                        Bài 30 - Nam tính và nữ tính trong cuộc sống tâm linh

                        Bài 31 - Ba lãnh vực tu tập về sức chịu đựng

                        Bài 32 - Kshanti với tư cách là một sự khoan dung

                        Bài 33 - Kshanti với tư cách là một sự thụ cảm tâm linh

                        Bài 33 - Virya hay nghị lực hướng vào điều thiện

                        Bài 34 - Sự tinh tế trong các xúc cảm mộc mạc

                        Bài 35 -  Phật giáo Zen và Phật giáo Shin

 

Bài 33

 

Kshanti với tư cách là một sự thụ cảm tâm linh

 

 

            Khía cạnh thứ ba của kshanti ("nhẫn") mà tôi sẽ nêu lên dưới đây là sự thụ cảm tâm linh. Khía cạnh này được nêu lên qua một câu chuyện được ghi chép trong chương hai của Kinh Hoa Sen (còn gọi là Kinh Pháp Hoa). Câu chuyện thuật lại một lần Đức Phật ngồi xuống vây quanh bởi các đệ tử của mình, gồm thật đông các vị A-la-hán và bồ-tát, tất cả có thể lên đến nhiều ngàn người. Đức Phật ngồi theo tư thế hoa sen giữa đại hội đông đảo dó, mắt nửa khép nửa mở, hai tay gác lên đùi, lắng thật sâu vào thiền định. Ngài ngồi yên như vậy  thật lâu và thật lâu. Toàn thể các vị trong đại hội cũng giữ tư thế ngồi yên đúng như thế, thật lâu và thật lâu, không một cử động, không một tiếng ho. Họ cùng ngồi yên với Đức Phật và cùng lắng vào thiền định như Ngài.

 

            Sau đó Đức Phật chấm dứt thiền định, và sau khi đã hoàn toàn rời khỏi thể dạng thiền định đó thì Ngài bắt đầu nói về sự thật tối hậu và cho biết sự thật đó rất khó thấu triệt. Ngài cho biết thêm là dù có ra sức giải thích cách mấy đi nữa thì cũng không ai có thể hiểu được. Sự thật tối hậu đó sâu xa và vô cùng rộng lớn, vượt lên trên khả năng của con người, không ai có thể thăm dò hay nắm bắt được. Tất nhiên các đệ tử của Ngài sau đó đều tỏ ý xin Ngài hãy cứ cố gắng thuyết giảng cho họ sự thật đó. Sau cùng Đức Phật chấp nhận. Ngài cho biết là mình sẽ thuyết giảng một giáo huấn có thể giúp người nghe đạt được một sự hiểu biết thật xa và thật cao, sâu xa nhất từ trước đến nay và các đệ tử của Ngài chưa hề được nghe. Với giáo huấn đó các đệ tử của Ngài sẽ cảm thấy sự hiểu biết trước đây của mình chỉ tương tự như sự hiểu biết của trẻ thơ. Thế nhưng sau khi Đức Phật nêu lên điều đó thì có một nhóm trong đại hội - kinh sách cho biết đại hội gồm đến năm nghìn người - bèn bỏ đi, họ xầm xì với nhau:

 

            "Quả thật là có một cái gì đó xa hơn, cao hơn hay sao? Quả thật là có một cái gì đó mà chúng ta không thể hiểu nổi hay sao? Quả thật là có một cái gì đó mà chúng ta không thể nào thực hiện được hay sao? Chuyện đó không thể có được! Chúng ta biết hết, thấu triệt được hết!"

 

            Bản chất của những ý nghĩ đó phản ảnh xu hướng thật tự nhiên của những người bình dị, thế nhưng đôi khi đối với những người tu hành cũng có thể trở nên rất mạnh - và cũng thật nguy hiểm. Đó là cách suy nghĩ cho rằng mình chẳng có gì để học hỏi thêm, mình có thể giải quyết được tất cả mọi chuyện khó khăn. Vậy trong trường hợp đó những gì sẽ xảy ra? Chúng ta tự khép kín tâm thức mình và đánh mất khả năng thụ cảm (receptivity) của mình. Tất nhiên chúng ta không phải tất cả là những kẻ hoàn toàn đần độn, chúng ta cũng có thể thốt lên:

 

            "Quả đúng là như vậy, tôi hiểu rằng có rất nhiều điều còn phải học thêm. Tôi hiểu rằng tôi không thể nào có thể hiểu biết được hết, còn rất nhiều điều cần phải học".

 

            Thế nhưng những lời nói đó cũng vẫn chưa hẳn thật sự là nghiêm chỉnh, có nghĩa là chưa nói lên được một sự cảm nhận sâu xa. Chúng ta chưa nhận thức được ý nghĩa [sâu xa hơn] của những lời nói đó: tức là phải thay đổi sự suy nghĩ và cung cách hành xử của mình. Thế nhưng thay vì tạo cho mình các phản ứng theo cách đó, thì chúng ta lại vẫn tiếp tục suy nghĩ như trước, giữ nguyên thái độ như trước. Mỗi khi học hỏi được một điều gì mới thì phải thay đổi hoàn toàn thái độ hành xử của mình. Chẳng hạn như đạt được thêm một sự hiểu biết mới liên quan đến một nhánh thứ yếu trong học thuyết Madhyamaka (học thuyết Trung quán của Long Thụ), thì không được xem đấy như là một sự hiểu biết đơn thuần [mà phải ứng dụng vào sự suy nghĩ của mình và cả cách nhìn của mình vào thế giới].  Thụ cảm có nghĩa là sẵn sàng thay đổi triệt để toàn bộ cung cách hiện hữu, nếp sống và cách nhìn của mình về mọi sự vật. Thế nhưng chúng ta thì lại thường không chấp nhận như vậy, và tìm cách cưỡng lại (chẳng hạn như khi đã hiểu được khái niệm về sự trống không (sunyata /emptiness / tánh không) của mọi sự vật thì phải ứng dụng sự hiểu biết đó vào cách nhìn của mình vào thế giới và tạo cho mình một cung cách hành xử thích nghi với cách nhìn đó. Trái lại chúng ta thường không tạo cho mình một phản ứng như vậy, mà chỉ dừng lại với khái niệm sunyata như là một sự hiểu biết đơn thuần, như là một nhánh thứ yếu thuộc vào học thuyết Trung quán (madhyamaka), và cứ thế mà thuyết giảng cho người khác nghe, hoặc viết lách tràng giang để giải thích về khái niệm này. Đấy chỉ là cách phô trương và đánh bóng cái tôi của mình, không phải là một sự học hỏi và hiểu biết ứng dụng vào cách nhìn của mình vào thế giới và cả chính mình, có nghĩa là chưa phải là một sự thụ cảm tâm linh trong sự tu tập của mình).

 

            Những gì vừa được trình bày trên đây (bài 30, 31, 32 và 33) là ý nghĩa của phẩm tính kshanti ("nhẫn") tức là sức chịu đựng, lòng khoan dungkhả năng thụ cảm tâm linh. Qua các khía cạnh đó, phẩm tính kshanti quả thật đã biểu trưng cho thể dạng "nữ tính" trong cuộc sống tâm linh (sự tu tập Phật giáo nói chung).      

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 09.03.21

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2018(Xem: 6587)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
03/09/2018(Xem: 6654)
Vào ngày 01 tháng 9 năm 2018, tại trường Yerba Buena, thành phố San Jose, nhân lễ vía đức Bồ tát Địa Tạng, gia đình Phật tử An Nguyệt đã thành tâm phát nguyện tổ chức Pháp hội Địa Tạng tu học một ngày dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tu viện Huyền Không, San Jose.
28/07/2018(Xem: 7028)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
26/07/2018(Xem: 4158)
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng Khi bạn có đức tin Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đ
05/07/2018(Xem: 7257)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 24106)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3570)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 120923)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 4672)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6334)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567