Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Tưởng của người Bồ-tát

24/03/202015:02(Xem: 4908)
Lý Tưởng của người Bồ-tát

bo tat quan am

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ:

 

            Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy.  Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hóa giải chúng, giúp mình thoát ra khỏi sự chuyển động mang tính cách tương tác và lệ thuộc đó của chính mình. 

 

            Như vậy thì Dhamma của Đức Phật không phải là một "tôn giáo" theo cách hiểu của người Tây phương. Thế nhưng dưới một khía cạnh nào đó thì Phật giáo cũng rõ ràng là một tôn giáo, cũng có chùa chiền, lễ lạc, tượng ảnh, bông hoa, cờ xí. Ngoài các hình thức sinh hoạt phụ thuộc và phiến diện đó, người tu hành hoặc bất cứ ai bước theo con đường do Đức Phật vạch ra cũng cần phải có "đức tin" bên trong nội tâm mình, thế nhưng "đức tin" đó là một sự "tin tưởng", một sự "vững tin", căn cứ vào các chứng nghiệm về hiện thực, dựa vào các cảm nhận thực nghiệm, hợp lý, sắc bén và sâu xa của lý trí. Tất cả các thứ ấy, từ chùa chiền, lễ lạc đến "đức tin" là các phương tiện "thiện xảo" giúp chúng ta đến gần với Dhamma của Đức Phật, một "Giáo Lý" hình thành trong một khung cảnh yên lặng của một khu rừng hoang vắng,

 

            Quyển sách Lý tưởng của nguời bồ-tát - The Bodhisattva Ideal - của nhà sư Urgyen Sangharakshita sẽ đưa chúng ta vào một thế giới có phần "nhộn nhịp" hơn so với khu rừng "yên lặng" đó. Thế nhưng cái thế giới đầy màu sắc đó cũng vô cùng sâu sắc và phong phú. Cái thế giới mở rộng đó đã khoác lên thêm cho Dhamma của Đức Phật một chiếc áo cà-sa mới là Mahayana (Đại thừa). Chiếc áo này thật rộng thế nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp đó đôi khi khiến chúng ta hoang mang, không biết là mình phải bước theo con đường nào. Đức Đạt-lai Lạt-ma thường cảnh giác chúng ta là nếu muốn bước theo con đường Đại Thừa một cách đúng đắn, thì trước hết phải thấu triệt Phật giáo Tiểu thừa, đại diện ngày nay là Phật giáo Theravada. Nhà sư Urgyen Sangharakshita qua quyển sách này sẽ góp phần giúp chúng ta tìm hiểu cốt lõi của Đại thừa là gì hầu giúp chúng ta bước theo con đường đó một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn hơn.

 

            Urgyen Sangharakshita (1925-2018) là một nhà sư người Anh, xuất gia năm 18 tuổi và tu tập theo Phật giáo Theravada, thế nhưng sau 20 năm lưu ngụ tại Ấn-độ và các nước khác như Tích Lan và Singapore, và từng được dịp học hỏi với nhiều nhà sư Tây Tạng nổi tiếng thì ông đã bước theo con đường Đại thừa. Nhiều người xem ông là một trong số các nhà sư uyên bác nhất của thế kỷ XX.

 

            Quyển sách của ông nêu lên ba chủ đề lớn: trước hết là sự hình thành của "bồ-đề tâm" (bodhicitta) hay "Tinh thần giác ngộ" của người bồ-tát, và đó cũng là điểm "then chốt" nhất của toàn thể Đại thừa; sau đó là phần bình giải về tập luận nổi tiếng của nhà sư người Ấn thế kỷ thứ VIII là Santideva (Tịch Thiên), tập luận mang tựa là Bodhicaryavatara ("Con đường đưa đến Giác Ngộ", kinh sách Hán ngữ gọi là "Bồ-đề hành luận"); và sau cùng trong phần thứ ba, nhà sư Sangharakshita sẽ giải thích thế nào là lý tưởng của người bồ-tát và đồng hóa lý tưởng đó với điểm tiến hóa tột đỉnh của tri thức, trên phương diện cá nhân cũng như toàn thể nhân loại.  

 

            Quyển sách của ông được nhà xuất bản Windhorse ấn hành lần đầu năm 1999, sau đó đã được tái bản nhiều lần, ấn bản mới nhất là năm 2019 với hơn 700 trang. Độc giả cũng có thể xem bản dịch tiếng Pháp của quyển sách này trên trang mạng của Trung tâm Phật giáo Triratna Paris (Centre bouddhiste Triratna de Paris). Sách gồm tám chương, mỗi chương gồm nhiều phân đoạn. Mỗi phân đoạn nêu lên một chủ đề với đầy đủ ý nghĩa của nó, vì thế trong bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây xin đề nghị gọi các phân đoạn này là các "bài giảng", gồm tất cả 56 bài đánh số theo thứ tự để dễ tìm khi cần xem lại. Dưới đây là tám chương trong sách và số bài trong mỗi chương:

 

                 I.     Lý tưởng của người bồ-tát - Nguồn gốc và sự hình thành (9 bài)

                II.    Sự bừng tỉnh của con tim giác-ngộ (6 bài)

               III.    Lời nguyện của người bồ-tát (6 bài)

              IV.     Lòng vị tha và chủ trương cá nhân trong cuộc sống tâm linh (8 bài)

               V.     Nam tính và nữ tính trong cuộc sống tâm linh (7 bài)

              VI.     Trước ngưỡng cửa của sự giác ngộ (7 bài)

             VII.    Các cấp bậc của người bồ-tát (6 bài)

            VIII.    Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cửu và thời gian (7 bài)

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16599)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
08/04/2013(Xem: 17701)
Lời giới thiệu của người dịch : Tỳ Kheo Bodhi sinh năm 1944 tại Brooklyn, NewYork. Ngài là một học giả Phật giáo uyên thâm nổi tiếng khắp thế giới qua các công trình dịch thuật và sáng tác của Ngài.
08/04/2013(Xem: 12258)
Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có mười như thị, gồm: Tướng như thị, tính như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, . . .
08/04/2013(Xem: 3731)
Sau khi thành tựu tam pháp ấn: Nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai, mà đức Phật dạy trong phẩm Pháp sư thứ 10, hành giả được bát bộ chúng bảo vệ và các hóa Bồ tát đến trợ duyên tu, đạt được trạng thái tâm yên tĩnh ở độ cao.
08/04/2013(Xem: 7790)
Trên lộ trình thuyết pháp đầu xuân năm nay, sau thời Pháp tại tịnh xá Ngọc Ninh, Phan Rang, tôi đến thuyết giảng ở chùa Linh Phước, Đà Lạt, đồng thời dự lễ khánh thành chùa và lễ húy k?òa thượng Minh Đức.
08/04/2013(Xem: 4795)
QUÁN-THẾ-ÂM Đ ấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.
08/04/2013(Xem: 4455)
Theo Phổ Hiền Bồ Tát, việc làm không có giới hạn, việc gì cũng làm và làm bất cứ lúc nào, không nề hà. Chúng ta không cố định một ngày phải tụng bao nhiêu thời, bất cứ lúc nào có việc quan trọng hơn, người cần giúp sức thì ta sẵn lòng làm.
08/04/2013(Xem: 4023)
Thinh Văn Giác (Savaka Bodhi) là sự giác ngộ của một đệ tử, cũng được xem là lý tưởng A-La-Hán hay A-La-Hán Đạo. Người có nguyện vọng đi theo đường A-La-Hán thường phải đi tìm sự dẫn dắt của một đạo sư cao thượng đã chứng ngộ đạo quả.
08/04/2013(Xem: 8045)
Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, cầu nguyện Ngài, tại sao Bồ Tát Quan Âm đạt được quả đức như vậy?
08/04/2013(Xem: 4159)
Là người Phật tử tại gia thì khác với hàng xuất gia, người Phật tử còn phải bon chen làm ăn như bao người khác trong xã hội, nhất là trong thời buổi cơ chế thị trường, sự làm ăn cũng phải tính toán, hơn thua đủ thứ để kiếm ra đồng tiền, bát cơm mà sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567