Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Nhớ Mẹ như Mẹ Nhớ Con

13/08/201918:10(Xem: 3910)
Con Nhớ Mẹ như Mẹ Nhớ Con

CON NHỚ MẸ ....NHƯ MẸ NHỚ CON 

Sáng nay nhìn lên lịch bổng nhiên tôi mới thấy có sự trùng hợp giữa ngày vía của Đức Đại Thế Chí Bồ Tát 13/7 âm lịch  và Lễ Vu Lan(  rằm tháng 7 )  tại sao chỉ cách nhau hai ngày và đều nằm trong tháng bảy , lễ báo hiếu cha mẹ ? rồi lại tự cười  thầm cho sự ví  von ngớ ngẩn  của mình  sau đó tôi đã  tự chữa thẹn bằng cách biện hộ với những điều mình học....

" Chẳng phải trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm phẩm thứ sáu về 25 viên thông tu chứng của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát bạch Phật trang 430 rằng : " Kính bạch Phật con nhớ hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang , lúc ấy 12 đức Như Lai kế nhau thành Phật trong một kiếp, đức Phật sau rốt hiệu là SIÊU  NHẬT NGUYỆT QUANG có dạy cho con pháp môn niệm Phật tam  muội ....nếu có hai người đều nhớ nhau , hai bên nhớ mãi, khắc sâu vào tâm niệm thì đồng như hình với bóng cho đến từ đời này sáng đời khác, không bao giờ cách xa nhau . Thập phương Như Lai thương tưởng chúng sinh như mẹ nhớ con, nếu con trốn tránh thì tuy nhớ nào có ích gì nhưng nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không cách xa nhau .

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật tưởng Phật thì hiện nay hay về sau thấy Phật cách Phật không xa thì không cần khai ngộ như người ướp hương thì thân thể có mùi thơm ấy gọi là Hương Quang Trang  nghiêm ." 

Và từ đó tôi lan man về  tình thương  bao la của bất cứ người Mẹ nào cũng dành cho đứa con đã được nối kết bằng một sợi dây nhau của mình ...dù cho người Mẹ đó có  sống trong hoàn cảnh  cơ cực  đến đâu ..." Biển sâu đức Mẹ biết sao đo lường "

Hơn thế nữa vào đầu phẩm sáu hãy nghe Ngài A Nan xin Phật giảng dạy cho mình sau khi  đã được bản ngộ phúc hợp với đạo lý và chỉ ra những điều tu chứng do căn tính viên thông

" Kính bạch Đức Thế Tôn , chúng con xiêu giạt bơ vơ nhiều kiếp , ngờ đâu lại được dự vào dòng giống của Phật , như đứa con mất sữa , bỗng nhiên gặp được từ mẫu ...Nói rồi năm vóc gieo sát đất , lui về nơi cơ cảm sâu   nhiệm trông mong Phật. lấy Tâm truyền Tâm " thì ta đủ biết lòng khao khát tình thương từ mẫu của đứa trẻ là thế nào ...

Giờ  đây chúng ta  hãy trở về tìm hiểu thêm  Đức Đại thế Chi Bồ Tát một chút nhân ngày vía của Ngài các bạn nhé ! 

 

 Trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Đại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Đức Phật A Di Đà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. 

Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Đức Phật A Di Đà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.

 

Trong kinh Quán vô lượng thọ, Bồ tát Đại  thế Chí thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình tượng Quan thế âm Bồ tát.

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát  và các đồng bạn trình bày chỗ tu chứng về Kiến đại . trong kinh Lăng Nghiêm . Ngài dùng phương  pháp niệm Phật , nhiếp thu tất cả sáu căn về Diệu Chân Như tánh . Pháp giới tánh hiện tiền như mẹ nhớ con , nhưng nếu pháp giới tánh mà theo vọng tưởng không chịu quay về nhận lấy pháp giới tánh thì dầu cho có  hiện tiền  mãi mãi cũng không ích gì .Tâm luôn nghĩ đến Phật là đạt được tam mật gia trì. Và nghĩ đến Phật ở mức độ cao sẽ nhận được hào quang Phật chiếu đến khiến tâm chúng ta thanh tịnh.

Mẹ nhớ con,  nhiều hơn con nhớ Mẹ 

Mong tự  trưởng thành con chỉ muốn  tách xa 

Thương con dại .... lòng rộng lượng  thứ tha ...

Dang tay rộng , chờ ngày con trở lại 

Hãy quay về nhận gia tài ...mãi  mãi 

Đừng chạy theo ảo tưởng bụi trần gian 

Ngày nào đó vụt mất ánh hào quang 

Tình  thương Mẹ vẫn ....muôn đời chiếu sáng ! 

        (thơ của Huệ Hương)

Viết đến đây tôi bỗng nhớ lại ngày TT Thích Nguyên Tạng về Nha Trang làm lễ sái tịnh cho hai tượng đồng Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa tạng Vương Bồ Tát , luôn luôn có hình ảnh Cụ Bà Tâm Thái bên cạnh , ôi hình ảnh ấy đẹp làm sao .... và tôi cũng học được rằng dù tuổi đã cao nhưng Cụ Bà vẫn niệm Phật ba thời công phu trong một ngày và nhuần nhuyền hơn bao giờ hết , ....chỉ mới hai tháng hơn  giờ đây hai  tượng đã được chuyển đến Tu viện Quảng Đức trước ngày lễ Vu Lan và đã được trang nghiêm trên bệ thờ chỉ chờ ngày an vị . Kính tán dương công đức  của Thầy đã dùng hết tâm thành chú nguyện và .....

Phải chăng nhờ sự cầu  nguyện đã  phát xuất từ niềm tin và lòng thành của cụ bà Tâm Thái và TT Nguyên Tạng nên Phật mới gia bị, và tượng đã được hoàn thành một cách thanh tịnh và thuần nghiêm . 

TT Thich Nguyen Tang_Me Tam Thai_2018

 

TT Nguyên Tạng & Mẫu Thân, Cụ Bà Tâm Thái, 87 tuổi
(hình do Thích Hiền Tâm trình bày)



Hy vọng từ nay Chúng Phật tử tại đạo tràng tu viện Quảng Đức nhờ hướng tâm mãnh liệt đến Phật, tạo thành cầu nối cho Phật rọi hào quang đến, giúp tâm người  thành tâm đảnh lễ trở nên  thanh tịnh, nên cầu nguyện gì cũng sẽ có kết quả. Mong lắm thay ! 

 

Hơn nữa trong kinh đã từng ghi lại nếu  ba nghiệp chúng ta không thanh tịnh, cách Phật đến mười muôn ức, xa quá, không kết nối được, nhưng nhờ  chúng ta thanh tịnh hóa tâm mình, thì chắc chắn sẽ được Phật gia bị. 

Hãy lắng nghe ánh sáng trong nội tâm, nó sẽ dẫn đường cho bạn.

Hãy lắng nghe sự bình yên trong nội tâm, nó sẽ nuôi dưỡng bạn.

Hãy lắng nghe tình yêu trong nội tâm, nó sẽ thay đổi bạn, nó sẽ thần hóa bạn, nó sẽ khiến bạn trở nên bất tử”. — Sri Chinmoy. 

Nhân ngày lễ vía Đại Thế  Chí Bồ  Tát kính dâng bài viết được sưu tầm và được học hỏi đến các bạn cùng chia sẻ pháp môn Niệm Phật rất vi diệu này ...

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát 

Huệ Hương 

Melbourne, ngày 13 tháng 7 âm lịch năm Kỷ Hợi ( 2019 ) 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2011(Xem: 6056)
Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.
14/09/2011(Xem: 3911)
Đời nhà Minh, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười sáu, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diễn về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ tát dùng lời kệ khai thị rằng...
12/08/2011(Xem: 9341)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
09/08/2011(Xem: 7292)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
05/08/2011(Xem: 9319)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
16/06/2011(Xem: 18201)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.
07/06/2011(Xem: 4828)
Trong khóa tu Hayagriva đầunăm 2010, Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh vào thái độ Bồ Tát đúng đắn, và bangiáo lý súc tích này về cách thực hành [được trích dẫn từ “Taking the Essence All Day andNight” (Rút ra Tinh túy Cả Ngày lẫn Đêm), một cuốn sách mớivề cách làm cho mọi việc làm hàng ngày của ta trở nên có ý nghĩa nhất, do Dịchvụ Giáo dục của Tổ chức FPMT ấn hành]: Hãytụng hay hát những vần kệ sau đây vào buổi sáng hay vào những lúc khác trongngày và suy niệm ý nghĩa để tạo nên một sự thay đổi toàn bộ cho thái độ ái ngãbình thường, là điều chỉ làm hại ta và những người khác. Sau đó hãy sống theothực hành này. Hãy tụng tất cả những câu kệ hay ít nhất là hai hay ba câu cuối.Trì tụng cùng thực hành tonglen (thực hành cho và nhận):
12/05/2011(Xem: 3561)
Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần...
06/04/2011(Xem: 7119)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
31/03/2011(Xem: 7073)
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật : - Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]