Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phép mầu có thể đến khi bạn có niềm tin

26/07/201807:09(Xem: 4606)
Phép mầu có thể đến khi bạn có niềm tin


Bo_Tat_Quan_The_Am_6

PHÉP
 
MẦU

CÓ THỂ ĐẾN

KHI BẠN CÓ NIỀM TIN



Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt
Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng
Khi bạn có đức tin
Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu

Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ  Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. 

Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đọng trong ca từ và âm nhạc của “When you believe”.

Trường hợp cô ca sĩ trên theo đạo Công Giáo, còn chúng ta những người Phật tử, cũng đã từng được những sự dìu dắt thần kỳ của Bồ Tát Quán Thế Âm, để vượt qua những điều tưởng chừng như không thể nào tránh khỏi, và để giải thích về năng lực đó mà trong kinh Lăng Nghiêm Ngài Văn Thù đã tán dương hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm cũng như Phẩm thứ 25 trong kinh Pháp Hoa (Phẩm Phổ Môn) mà chúng ta thường đọc tụng, nhất là khi được các Cao Tăng giải thích từng yếu nghĩa thậm thâm của câu kinh. 

Làng Mai gần đây có phổ nhạc bài khấn nguyện về Đức Quán Thế Âm của HT Thích Nhất Hạnh trên YouTube  như sau: 

KÍNH LẠY ĐỨC QUÁN THẾ ÂM. 

Chúng con xin học theo hạnh Bồ tát của Ngài, dùng hạnh lắng nghe cho cuộc đời bớt khổ, Ngài là TRÁI TIM BIẾT NGHE VÀ BIẾT HIỂU. Chúng con xin tập NGỒI NGHE VỚI TẤT CẢ SỰ CHÚ TÂM VÀ THÀNH KHẨN của chúng con. 

Chúng con xin tập Ngồi Nghe với TÂM KHÔNG THÀNH KIẾN. 
Chúng con xin tập Ngồi Nghe mà KHÔNG PHÁN XÉT KHÔNG PHẢN ỨNG.
Chúng con nguyện tập Ngồi Nghe ĐỂ HIỂU. 
Chúng con xin nguyện Ngồi Nghe CHĂM CHÚ để có thể HIỂU ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU ĐANG NGHE và cả NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÓI. 
Chúng con biết chỉ cần Lắng Nghe thôi, chúng con cũng đã làm VƠI BỚT RẤT NHIỀU KHỔ ĐAU của kẻ khác rồi.

Từ khi theo nhiều khóa tu học, được nghe nhiều pháp thoại và tư duy từng lời kinh, tôi dần dần nhận ra "chúng ta cần phải tìm một Đức Quán Thế Âm bên trong chúng ta" và đồng ý với điều mà Tác giả Abhinyana trong một đoạn nói về cách tìm đến Bồ Tát Quán Thế Âm như sau: 

"Chúng ta thường không tin cậy nơi chúng ta, thực ra chỉ có chúng ta là người mà chúng ta phải trông cậy vào. Chúng ta luôn luôn nhìn ra bên ngoài chúng ta để tìm cầu giải đáp cho những vấn nạn của chúng ta, trong khi chúng ta chưa bao giờ nhìn vào bên trong của chúng ta để lắng nghe chúng ta".

Hãy dừng sự  cầu khẩn van xin nơi bức tượng. Bức tượng là bức tượng, bức tượng không phải là Quán Thế Âm. Quán Thế Âm gần với chúng ta hơn bức tượng đó. 

Một người am hiểu đạo Phật không bao giờ đi tìm kiếm Quán Thế Âm ở bên ngoài chính họ bởi vì họ biết rằng Quán Thế Âm đó là không thật.

Tác giả cho rằng Quán Thế Âm ở bên trong tự tâm của chúng ta và tự bộc lộ qua những hành động từ bi bác ái, ta có thể thấy những người Phật tử với một chút tư duy thâm sâu thường bày tỏ Quán Thế Âm qua cách sống của họ. Vì vậy Quán Thế Âm thường gần ngay bên cạnh họ. Tác giả còn thuyết phục người đọc rằng khi chúng ta gặp hiểm nguy và cầu nguyện Quán Thế Âm có nghĩa là chúng ta đã gửi tín hiệu đi ra và thế nào cũng sẽ thu hút sự tốt lành về cho chính chúng ta, vì những lời cầu nguyện này được hoạt động như kiểu một thanh nam châm thu hút những mảnh sắt vụn về với nó. Và chỉ thu hút với những hành vi thiện lành mà người ấy đã tích tụ từ lâu.

Điều này đã rất đúng trong nhiều trường hợp của tôi, khi khó khăn chướng ngại đến với tôi, tôi thường chấp nhận trước và cố gắng tìm cách giải quyết cho đến khi nào hết hy vọng như ý mình tôi mới khẩn cầu đấng vô hình giúp cho một cơ duyên thuận lợi và thường vào những giờ chút chót tôi nhận được điều thỉnh cầu như lời khấn. 

Tác giả Abhinyana rất có lý khi thuyết phục để chúng ta tin rằng: "Thật ra một vị Bồ Tát không cần phải đợi yêu cầu để giúp vì nếu Ngài có đủ năng lực khi nhìn thấy một sự việc hiểm nguy Ngài sẽ giúp đỡ ngay không một chút do dự. Nhưng tự chúng ta phải dọn sạch những chướng ngại như những điều tiêu cực, xấu ác đang bao quanh ta thì tự nhiên những điều tốt lành sẽ dễ được thu hút " 

 Ông cũng đưa ra quan điểm của mình rằng: "Chúng ta cũng không nên thường xuyên tìm đến Ngài để xin được phù hộ, chỉ mong nghĩ riêng cho chính mình được giúp mà còn phải biểu lộ Quán Thế Âm qua hành động của chúng ta đối với người khác." 

Đó là chúng ta phải phơi bày cái sự thật trong đời sống của chúng ta phải thành thật, ngay thẳng, lương thiện và nhất là phải hiểu rõ luật Nhân Quả, biết cách chuyển đổi Nghiệp do mình tạo ra, bằng cách tạo thêm những hành động thiện lành hơn hầu diệt được những điều xấu mà mình đã tích lũy từ nhiều đời còn sót trong A Lại Da Thức ( tàng thức ) thì mới hy vọng thu hút được điều khấn cầu từ Quán thế Âm của tâm mình.

Thật ra, theo ý nghĩ còn sơ cơ như tôi, thì hình tượng Bồ tát Quán thế Âm sẽ giúp cho niềm tin trong chúng ta vững mạnh hơn qua nhiều câu chuyện hiển linh trong nhiều thế hệ như: Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm hiện ra cứu giúp dân làng thoát khỏi họa tai của các hung thần độc ác trong thời chiến loạn (Đời Đường bên Trung Quốc), được truyền tụng đến ngày nay cho nên mỗi khi nhìn bức tượng Ngài chúng ta sẽ tự nhủ mình phải theo gương Ngài. 

Các ngôi chùa Đại Thừa tại hải ngoại, hầu như trong khuôn viên chùa nào cũng đều có một bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên, mà các thi nhân thường ca tụng là "Mắt thương  nhìn chúng sinh", hay tượng Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm với nhiều uy lực của Chú Đại Bi. Đây là sự bày tỏ lòng tri ân của các Phật tử hảo tâm đã từng gặp phúc lành từ Bồ Tát và để tạo duyên cho những người đồng cảnh ngộ được dịp lễ bái cúng dường dù vẫn biết rằng, một Quán thế Âm có sẵn trong tâm ta. 

 Theo kinh nghiệm bản thân nhìn bức tượng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm thì tôi không thể nào không xưng tán và quy ngưỡng 500 đại nguyện của Đức Thế Tôn và 12 đại nguyện của Bồ Tát cũng như tiếng Nam Mô cùng danh hiệu các Ngài đã tự nhiên được phát ra mỗi khi quỳ lạy hay kinh hành ...

Và mỗi lần trước hình Quán Thế Âm Bồ Tát, tôi đều chắp tay cầu xin " Xin ban cho con lòng từ bi vô bờ bến như Ngài để con có thể yêu thương hết thảy chúng sinh không phân biệt thân,  sơ, thù, bạn. 

Nhưng tôi biết rằng điều này sẽ khó thực hiện được trong kiếp này vì tôi vẫn còn đang học theo hạnh của Ngài và còn đang bước từng bước chậm ....và rất chậm. 

 

*** Xin được kèm toàn bộ bài hát được dịch ra tiếng Việt và nguyên bản tiếng Anh. 

 

KHI BẠN CÓ ĐỨC TIN

Đã nhiều đêm rồi chúng ta cầu nguyện
Dù chẳng biết rằng liệu có ai thấu hiểu
Nhưng trong tim ta vẫn luôn có một bài ca hy vọng
Mà ta đã thấu hiểu
Ta không còn e ngại nữa
Mặc dù còn rất nhiều điều để mà sợ hãi
Ta đã dời non lấp bể từ rất lâu rồi, từ trước khi ta biết rằng ta có thể làm được điều ấy
Phép mầu có thể đến khi bạn đủ niềm tin 
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt
Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng
Khi bạn có đức tin
Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng
Bạn sẽ có được khi bạn tin tưởng
Giờ đây tôi vẫn còn đang đứng ở đây
Với trái tim tràn đầy không thể giải thích
Kiếm tìm đức tin và nói ra những lời mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ nói được
Phép mầu có thể đến khi bạn tin
Dù hy vọng có mong manh đến đâu, nó cũng không dễ bị dập tắt
Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng.
Khi bạn có đức tin
Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng
Bạn sẽ có khi bạn tin tưởng
Phép mầu không đến khi bạn cầu nguyện
Và thật dễ dàng để đầu hàng nỗi sợ hãi.
Nhưng khi bạn đang bị mê mờ bởi những điều thống khổ, chẳng thể nhìn thấy con đường nào trong cơn mưa mịt mùng.
Một âm thanh dù nhỏ, dù rất nhỏ thôi nhưng thật kiên cường
Khi bạn có đức tin
Có thể phép mầu sẽ tới
Phép mầu có thể đến khi bạn có niềm tin
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt
Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng
Khi bạn có đức tin
Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu.

Thiên Cầm dịch từ lời Anh / Nguồn Đại kỷ nguyên 



WHEN YOU BELIEVE 

Many nights we’ve prayed
With no proof  anyone could hear
In our hearts a hopeful song 
We barely understood
Now we are not afraid 
Although we know there’s much to fear
We were moving mountains 
Long before we knew we could
There can be miracle 
When you believe 
Though hope is frail, it’s hard to kill
Who knows what miracles
You can achieve 
When you believe
Somehow you will
You will when you believe
In this time of fear 
When prayer so often proves in vain
Hope seemed like the summer birds
Too swiftly flown away
Yet now I’m standing here
My heart’s so full, I can’t explain 
Seeking faith and speaking words
I never thought I’d say
They don’t always happen when you ask
And it’s easy to given to your fears
But when you’re blinded by your pain 
Can’t see your way clear through the rain
A small, but still, resilient voice 
Says love is very near
There can be miracles
When you believe
Through hope is frail, it’s hard to kill
Who knows what miracles you can achieve
When you believe
Somehow you will
You will when you believe.

Huệ Hương 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 12719)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
23/02/2011(Xem: 6421)
Sức mạnh gia trì là làm thay đổi tâm niệm của người được gia trì. Gọi thần lực gia trì chủ yếu giúp người được gia trì an tâm, an thân vượt qua khó khăn...
21/01/2011(Xem: 4288)
Bồ tát Di Lặc, vị Phật tương lai, có một vị trí quan trọng trong nền tín ngưỡng và văn hoá Phật Giáo. Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được các tông phái Phật Giáo, từ tiểu thừa, đại thừa và mật tông tôn kính. Các kinh điển trong cổ ngữ tiếng Phạn Pali và Sanskrit, cũng như kinh tạng đại thừa chữ Hán và tiếng Tây Tạng đều có nói đến vị Phật tương lai này.
13/01/2011(Xem: 3535)
Cùng với thầy của mình là Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước là khai tổ của Du Già Tông, hay Duy Thức Tông, một trường phái của Đại Thừa Phật Giáo. Ba người con trai lớn nhất, đều gọi là Thiên Thân (Vasubandhu), sinh ra ở Purusapura (Peshwar), là những thành viên của gia đình Kiều Thi Ca (Kausika) thuộc dòng dõi Bà La Môn, Ấn Độ. Tất cả ba người đều đã trở thành những Tỳ Kheo Phật Giáo. Người em trai út của Vô Trước được biết là Tỉ-Lân-Trì-Bạt-Bà (Virincivatsa), trong khi người em giữa được biết đơn thuần là Thiên Thân (Vasubandhu), tác giả của Duy Thức Tam Thập Tụng.
04/01/2011(Xem: 3236)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam. Chữ Phạn của tên gọi này là Avalokitvesvara, thường được dịch sát là Quán Tự Tại. Chữ Tự Tại (Isvara) này không hề mang nghĩa thanh thản độc lập như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là một từ tố thường thấy ngay sau tên gọi của các vị thần Ấn Độ, một chút dấu vết của Ấn Giáo, xa hơn một tí là Bà La Môn giáo thời xưa. Nói mấy cũng không đủ, với phương tiện Internet ngày nay, người muốn biết xin cứ Online thì rõ. Nãy giờ chỉ nói cái tên, cái ý nghĩa hay vai trò của khái niệm Quán Thế Âm mới là quan trọng.
19/12/2010(Xem: 5940)
Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
19/12/2010(Xem: 4369)
Từ trước đến nay, những khuynh hướng bài bác Đại Thừa -cả trong lẫn ngoài Phật giáo- thường cho rằng kinh điển Đại Thừa là ngụy tạo, từ đó họ cũng hạ bệ luôn tất cả những vị Bồ Tát đã được quần chúng Phật tử lâu đời tôn thờ kính ngưỡng -đặc biệt là Bồ Tát Địa Tạng- coi đó như là những nhân vật hư cấu, sản phẩm của đầu óc tưởng tượng phong phú của người Trung Hoa. Tuy nhiên các học giả nghiên cứu về Phật giáo cổ Ấn Độ hồi gần đây đã xác định rằng tín ngưỡng tôn thờ Bồ Tát Địa Tạng (Kshitigarbha) đã được khai sanh tại Ấn Độ rất lâu đời, có thể là vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E.), cùng một lúc với sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng Phật giáo Đại Thừa, (2) mà bằng chứng cụ thể là Bồ Tát Địa Tạng và những kinh sách liên quan về Ngài đã được đưa vào chương trình học tập, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo nổi tiếng Nalanda xứ Ma Kiệt Đà.
14/12/2010(Xem: 2904)
Bồ Tát Quán Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta mang sứ mệnh Bồ Tát vào đời để cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn hay chỉ là một nhân vật huyền thoại tôn giáo? Với những người mang nặng tinh thần duy lý cho rằng Đạo Phật không hề đặt cơ sở trên những niềm tin mù quáng và do đó, tin vào sự cứu độ của một tha lực bên ngoài –ví dụ như Quán Thế Âm Bồ Tát- theo họ là một hình thức dị đoan mê tín, khó chấp nhận.
03/12/2010(Xem: 13691)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
23/11/2010(Xem: 5035)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]