Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Lầu Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3155)
42. Lầu Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

42. LẦU QUÁN ÂM

Vào thời Đông chinh, vua Đường Thái Tông mỗi lần đi hay về cũng đều ngừng chân lại ở Kế Châu. Về tới Trường An rồi, để chứng tỏ sự lưu tâm của mình đối với dân chúng ở Kế Châu, vua đặc biệt phái Uất Trì Kính Đức đến đấy trông coi việc xây cất một ngôi chùa.

Lệnh của vua là phải xây một ngôi chùa to nhất nước, và khắc một pho tượng Phật cũng lớn nhất nước, toàn quốc không có ngôi chùa nào hay pho tượng Phật nào lớn bằng. Uất Trì Kính Đức phụng mệnh vua, bèn triệu tập hơn mười người thợ nổi tiếng, bảo họ phác thảo mô hình một cái lầu Quán Âm cho chùa Đại Phật. Ông đòi hỏi rằng:

– Tượng Phật cao nên lầu cũng phải cao. Không được dùng đinh, không được dùng ốc. Bây giờ các ông cũng như Bát Tiên sang sông vậy, mỗi người hãy về thi thố tài năng của mình đi!

Một tháng sau, những người thợ trình lên cho ông một vài mô hình, nhưng ông xem một lúc, lắc đầu không ngừng, không có cái nào được ông chấm cả. Cái thì bắt chước những kiến trúc bằng gỗ đã từng xây ở chỗ khác rồi nên không có cá tính gì cả; cái thì quá cứng ngắc, không đủ đẹp mắt và trang nhã; cái thì tạm có thể gọi là tinh xảo nhưng lại không thể chứa được một pho tượng Phật cao năm, sáu trượng.

Một tháng lại trôi qua, đám thợ lại trình lên một vài mô hình khác. Uất Trì Kính Đức mới thoạt nhìn đã giận quá, râu xõa ra hết, vì mấy cái mô hình ấy, cái nào cũng như cái nấy, chỉ là những đồ bỏ đi không hơn không kém! Ông lớn tiếng quát lên:

– Đồ ngu! Đồ ngu!

Không có mô hình nào của lầu Quán Âm làm cho Uất Trì Kính Đức vừa ý, khiến ông lo lắng sủi cả bọt mép, ăn thì nuốt không xuống, ngủ thì không chợp mắt được.

Buổi chiều hôm ấy, ông ngồi nốc một mình hai lượng rượu giải sầu, mê mê tỉnh tỉnh dựa vào chồng mền được xếp ngay ngắn đằng sau lưng, đột nhiên thấy một ông lão râu đen đẩy cửa bước vào phòng, tay cầm một cái lồng dế. Uất Trì Kính Đức nhìn cái lồng, nó không giống một cái lồng dế bình thường mà lại tinh xảo đặc thù, hình dáng như một cái lầu các, từ ngoài nhìn thì thấy có hai gian, từ trong nhìn thì thấy có ba tầng, ở giữa trống không thông lên tới đỉnh. Mắt ông chợt sáng lên, đây đúng là một mô hình của lầu Quán Âm mà ông thấy trúng ý mình nhất. Ông vội hỏi:

– Sư phụ à, cái lồng dế này bao nhiêu tiền?

Ông lão râu đen đáp:

– Bao nhiêu cũng không bán.

Uất Trì Kính Đức lo quá:

– Tôi đặc biệt cần một cái lồng dế như thế này.

– Tôi đặc biệt đem cái lồng này đến tặng ngài đó chứ!

Nói xong ông lão râu đen đặt lồng dế lên bàn, quay người bỏ đi ra ngoài.

– Ông ơi khoan đi đã, để tôi trả tiền cho ông!

Uất Trì Kính Đức đưa chân lên toan chạy đuổi theo thì “huỵch” một tiếng, ông từ giường lăn xuống đất, thì ra đó chỉ là một giấc mộng!

Ông đứng dậy, lượt qua một lần trong óc những gì đã mộng thấy, mừng rỡ quá chạy ra khỏi phòng và ngay đêm ấy, cho gọi bọn thợ đến, tả lại cho họ nghe tỉ mỉ hình dáng cái lồng dế mà ông đã thấy trong mộng.

Bọn thợ nghe xong thì hiểu ý ông một cách rõ ràng. Họ làm việc ngày đêm không ngừng, chẳng lâu sau đã tạo được một cái mô hình của lầu Quán Âm. Uất Trì Kính Đức nhìn qua là vừa lòng ngay, thế là chỉ mấy ngày sau họ khởi công xây cất.

Ba tháng nữa trôi qua, sườn cốt của lầu Quán Âm đã được dựng lên, họ bắt đầu đóng cái rui. Một buổi trưa nọ, bọn thợ đang ngồi dưới đất vừa ăn cơm vừa cười nói vui vẻ, thì có một ông lão râu đen bước đến vái chào và nói:

– Tôi là thợ mộc, đi cùng với gia đình ngang qua đây nhưng hết tiền lộ phí, xin quý ông vui lòng cho tôi xin một chút cơm.

Bọn thợ nói:

– Mời ông ngồi xuống đây ăn chung với chúng tôi.

Ông lão đưa chén lên, và mấy và cơm rồi gắp một gắp rau bỏ vào miệng, vừa nhồm nhoàm nhai vừa nói:

– Thiếu muối!

– Ông ăn mặn quá nhỉ, chúng tôi đã bỏ muối vào rau nhiều rồi đấy!

Một người thợ vừa nói vừa đưa cho ông một nhúm muối.

Ông lão lại gắp rau rồi nói một lần nữa:

– Thiếu muối!

Một người thợ khác lại bốc muối đưa cho ông. Sau một lúc ông lại gắp rau ăn, dùng tay lau mồm, ngẩng cổ lên nhìn lầu Quán Âm, lắc đầu bước ra ngoài bỏ đi, vừa đi vừa lầu bầu:

– Thiếu muối! Thiếu muối!

Sau đó bọn thợ kể lại chuyện này cho Uất Trì Kính Đức nghe, ông này giật mình và nhận ra ngay: vóc người cùng mặt mũi của ông lão râu đen này giống y hệt với ông lão đã đem lồng dế lại cho mình trong mộng, không phải là thầy Lỗ Ban hiển thánh đó sao?

Ông đứng trước lầu Quán Âm, một mặt nhìn cái rui đã đóng xong, một mặt suy nghĩ đến hai chữ “thiếu muối”. Thật lâu sau, ông chợt tìm ra đáp số cho bài toán đố trên: thì ra cái rui đỡ mái hiên ngắn quá! Chữ diêm (鹽) là muối đồng âm với chữ diêm (檐) là cái mái hiên, cũng đọc là thiềm; chữ đoản (短) là thiếu, cũng có nghĩa là ngắn. Ông lão luôn miệng chê “thiếu muối” là ý muốn nói mái hiên quá ngắn.

Ông bảo thợ leo lên giàn, nối cái rui dài ra một xích.

Ôi! Tuyệt vời! Chống cái đấu xong thì mái hiên lầu dường như muốn cất cánh bay lên vậy! Thế là Uất Trì Kính Đức ra lệnh chỗ nào của rui mái hiên có dáng hất lên như nét “khiêu” thì đều nối dài ra một xích.

Một năm sau, lầu Quán Âm xây xong, Uất Trì Kính Đức muốn mời người đến viết cho một tấm biển, nhưng những nhà thư pháp nổi danh không phải dễ tìm.

Đêm hôm ấy ông vừa chợp mắt ngủ thì Lỗ Ban lại đến trong mộng bảo rằng:

– Chuyện viết biển đó, ông khoan hãy gấp. Hiện nay có một ngôi sao Thái Bạch vừa mới giáng trần, sinh ra sẽ là một nhà thơ rất lừng danh, hãy đợi ông ta viết biển cho!

Thế là Uất Trì Kính Đức không làm biển, và quả nhiên về sau khi nhà thơ Lý Bạch nổi tiếng rồi thì có người mời viết cho bốn chữ “Quán Âm chi Các” trên một tấm biển vuông.

Uất Trì Kính Đức cung kính lễ lạy Lỗ Ban, vị thợ tài ba ấy. Xây xong lầu Quán Âm rồi, ông bèn dặn thợ lập một cái miếu cho Lỗ Ban ở phía đông cách đó không xa. Vì Lỗ Ban tên thật là Công Thâu Ban, là người nước Lỗ nên dân chúng quen gọi là Lỗ Ban, do đó miếu có tên là “Công Thâu tử miếu”.

Hiện nay cái miếu tinh xảo, đặc thù ấy hãy còn tồn tại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2018(Xem: 6643)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
03/09/2018(Xem: 6817)
Vào ngày 01 tháng 9 năm 2018, tại trường Yerba Buena, thành phố San Jose, nhân lễ vía đức Bồ tát Địa Tạng, gia đình Phật tử An Nguyệt đã thành tâm phát nguyện tổ chức Pháp hội Địa Tạng tu học một ngày dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tu viện Huyền Không, San Jose.
28/07/2018(Xem: 7079)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
26/07/2018(Xem: 4192)
Dù hy vọng có mong manh đến đâu nó cũng không dễ bị dập tắt Ai biết điều diệu kỳ nào bạn có thể được ban tặng Khi bạn có đức tin Bằng cách nào đó bạn sẽ được ban tặng phép mầu Đây là bốn câu thơ trong bài nhạc WHEN YOU BELIEVE mà tôi thích được nghe và ngân nga âm hưởng theo mỗi khi cô ca sĩ Whitney Houston hát, vì nó gợi cho tôi nhớ những phép mầu tôi đã được nhận khi tìm đường sang quốc gia thứ ba và sống đến nay. Có biết bao người đã kể, đã viết về sự mầu nhiệm hiển linh từ Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng theo tôi nghĩ trong mỗi một câu chuyện chỉ có đương sự trong cuộc mới thấu hiểu nó diệu kỳ đến thế nào cho đời mình mà thôi, còn đôi khi dù có nói ra chưa hẳn nhiều người đã tin và còn cho là mê tín. Whitney Houston đã từng nói: “Bạn phải là một đứa con của Chúa mới có thể hiểu được chiều sâu của bài hát này”. Đức tin luôn mang lại cho con người sức mạnh thần kỳ để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như vô vọng, ý nghĩa và câu chuyện về cuộc đời Thánh nhân Moise đã lắng đ
05/07/2018(Xem: 7291)
Sự Kiện11/6/1963 - Rùng mình nghe Bí Mật từ những Nhân Chứng Sống - không thể tin được
01/06/2018(Xem: 24345)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
17/04/2018(Xem: 3604)
Bodhisattva (Sanscrit), Bodhisat(Pali). Viết trọn chữ theo tiếng Phạn là: Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề, Bodhi là Chánh Giác. Tát Đỏa, Sattva là chúng sanh. Bậc đắc quả vị Phật nhưng còn làm chúng sanh để giác ngộ chúng sanh. Bậc đã được tự giác, chứng quả Giác Ngộ, Bồ Đề, một bậc nữa là chứng quả vị Phật, Thế Tôn, bèn chuyễn phương tiện ra đi cứu độ chúng sinh. Giống như trường hợp của Đức Phật Thích Ca đã trãi qua những đời trước làm Bồ Tát. Đến đời sau rốt tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
15/12/2017(Xem: 121908)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
01/08/2017(Xem: 4700)
Sơ Lược về Bồ Tát trong Nguyên Thủy, Đại Thừa và ảnh hưởng của Bồ Tát ở Việt Nam vào Thế Kỷ 19 và 20 , bài của Nguyễn Thúy Loan
23/06/2017(Xem: 6370)
Suốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy. Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567