Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)

12/08/202014:36(Xem: 4776)
10. Quán Âm không chịu đi (Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh)

bo tat quan the am

 QUÁN ÂM KHÔNG CHỊU ĐI

Cư Sĩ Diệu Hạnh Giao Trinh dịch
Cư Sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến hiệu đính 
Diễn đọc: Cư Sĩ Tường Dinh





10. QUÁN ÂM KHÔNG CHỊU ĐI

Tương truyền đời vua Đường Tuyên Tông, có một vị tăng người Nhật tên là Huệ Ngạc đến Trung Quốc. Thầy đã từng viếng thăm rất nhiều núi cao sông rộng, đã từng lễ bái rất nhiều chùa cổ, chùa lớn.

Hôm ấy, phong trần dày dạn, thầy rảo bước lên núi Ngũ Đài, một trong những thánh địa Phật giáo ở Trung Quốc. Cảnh Ngũ Đài Sơn rất đẹp, với những tảng đá linh sừng sững, những cây tùng cổ chọc trời, những dòng nước róc rách từ khe núi chảy ra, với trăm hoa đua nhau khoe sắc, hoặc những mái chùa ẩn hiện sau lùm cây, núi thẳm. Thật là một phong cảnh huyền bí, thanh tịnh.

Thầy Huệ Ngạc và phương trượng của Ngũ Đài Sơn cùng nhau tụng kinh, nói Pháp, tham thiền, đánh cờ, hai người trở thành đôi bạn tri kỷ.

Một hôm, thầy Huệ Ngạc thấy được một bức tượng Bồ Tát Quán Âm ở hậu viện của chính điện. Tượng khắc bằng gỗ đàn hương, thần thái an tường, mọi chi tiết được khắc một cách cân xứng và tỉ mỉ, cho tới búi tóc, lông mi cũng tinh vi sinh động như người sống.

Thầy Huệ Ngạc đứng trước tượng Bồ Tát Quán Âm, hết ngắm nghía đến tán thán, say mê đến nỗi thầy phương trượng đến mời dùng cơm, thầy cũng không nghe thấy.

Thầy phương trượng thấy thầy say mê như thế bèn hỏi:

– Pháp sư thấy tôn tượng Bồ Tát điêu khắc thế nào?

Thầy Huệ Ngạc không tiếc lời khen ngợi:

– Đẹp! Đẹp! Tôi đến từng tuổi này, lần thứ nhất mới thấy được một bức tượng như thế! Điêu khắc tinh vi đến nỗi biểu hiện được thái độ an tường của Đại Sĩ, thật là một đức Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát sống vậy!

Thầy phương trượng thấy thầy quá ưa thích nên cười tủm tỉm mà nói:

– Nếu Pháp sư ái mộ Ngài như thế thì tôi xin cúng dường pháp sư đem về thờ đó!

Thầy Huệ Ngạc nghe thế vội vàng chắp tay lễ tạ. Thầy tiếp lấy bức tượng, mừng quá không kềm chế được nên quyết định trở về Nhật Bản lập tức, xây chùa thờ tượng của Ngài để cho người Nhật có cơ duyên đến lễ bái Bồ Tát.

Thầy Huệ Ngạc rời Ngũ Đài Sơn rồi còn đến Cửu Hoa Sơn, cuối cùng từ Thiên Đài Sơn xuống tàu ở cửa biển Linh Giang, giương buồm về nước.

Hôm ấy, tàu đến hải phận Phổ Đà Sơn, bỗng nhiên có một ngọn gió lớn thổi đến, thổi mạnh đến nỗi tàu nghiêng bên này, ngả bên kia rồi cuối cùng xoay vòng vòng tại chỗ. Thầy Huệ Ngạc không còn cách nào hơn là cho tàu tiến đến một thung lũng trong đảo Phổ Đà, hạ buồm thả neo, chờ sóng yên gió lặng rồi mới tính chuyện đi tiếp.

Hôm sau, gió đã yên và sóng đã lặng. Thầy Huệ Ngạc lại cho giương buồm nhổ neo. Nhưng tàu vừa mới rời khỏi thung lũng, mặt biển đột nhiên nhả ra từng cuộn từng cuộn sương mù màu trắng xám. Sương mù bay lên mỗi lúc mỗi cao, giống như một bức mành vải được treo ngay trước mặt tàu vậy, ngăn không cho tàu đi tiếp.

Thầy Huệ Ngạc thấy chuyện kinh dị, đứng trên boong tàu ngước mặt lên trời, thì trên đầu là một khoảng trời xanh biếc; nhìn trái nhìn phải, thì hai bên bức mành sương mù là màu nước biển xanh trong. Thầy Huệ Ngạc đành cho quay mũi tàu, đi vòng bức mành sương mù mà tiến tới phía trước. Những hễ mũi tàu hướng về bên trái thì mành sương mù cũng bay về bên trái; hễ quay về bên phải thì mành sương mù cũng phất phới bay về bên phải. Con tàu cứ chuyển lui chuyển tới trên biển mà không tiến lên được, cuối cùng phải quay về hải phận của Phổ Đà Sơn.

Thầy Huệ Ngạc không nghĩ ra cách nào khác nên lại đành một lần nữa cho tàu đến thung lũng, hạ buồm thả neo, chờ sương tan rồi sẽ đi tiếp.

Qua sáng sớm thứ ba, mặt trời đỏ ửng từ đáy biển từ từ trồi lên, phóng ngàn tia ánh ráng nhuộm sáng cả bốn phương trời. Thầy Huệ Ngạc ra đứng ở khoang tàu ngước nhìn lên trời thì thấy giữa những áng mây ngũ sắc có một toà lầu nguy nga lộng lẫy, cờ phướng sáng ngời, tiên nữ vây quanh, phóng ánh sáng màu ngọc chói lòa cả mắt. Thầy rất hoan hỉ, chắp tay đảnh lễ, rồi lập tức cho giương buồm, nhổ neo. Nhưng kỳ lạ thay, tàu vừa rời khỏi thung lũng thì những cảnh vật kỳ diệu trên trời cũng đột nhiên biến mất, mây đen che kín mặt trời, gió biển khơi dậy những ngọn sóng khổng lồ.

Thầy Huệ Ngạc đâm ra lo lắng, nghĩ rằng mình đã trì hoãn ở đây hết mấy ngày trời rồi, lần nào cũng kết thúc như vậy thì bao giờ mới có thể thỉnh tượng Ngài Quán Âm về Nhật Bản đây? Thôi thì chút gió, chút sóng có là gì đâu, cứ cho tàu chạy! Mau cho tàu chạy!

Thầy Huệ Ngạc yêu cầu đoàn thủy thủ lái tàu đi ngược gió, rẽ sóng hướng về phía trước mà đi. Gió trở nên dữ dội hơn, sóng vọt cao hơn, nhưng thầy Huệ Ngạc không hoảng không loạn, cứ điềm tĩnh đứng ở mũi tàu mà chắp tay tụng kinh niệm Phật.

Tuy gió và sóng từ từ bình lặng trở lại, nhưng tàu chưa đi được bao xa bỗng nhiên đứng lặng như thể mọc rễ rồi vậy. Thầy cúi đầu nhìn thì thấy có từng đóa, từng đóa hoa sen sắt nổi lên, trong nháy mắt, cả mặt biển Phổ Đà Sơn đều phủ kín hoa sen sắt, con tàu buồm bị bao vây và kềm chặt ở giữa.

Thầy Huệ Ngạc quá sợ hãi, tâm nghĩ rằng cứ mỗi lần tàu chạy là đều bị sóng gió ngăn chận, hôm nay lại có hoa sen sắt kềm chặt khóa tàu đứng yên, không lẽ đó là vì Quán Âm Đại sĩ không chịu đi Nhật Bản chăng? Thầy trở lại khoang tàu, quỳ trước tượng Bồ Tát Quán Âm khấn nguyện rằng:

– Nếu như chúng sinh ở Nhật Bản không có cơ duyên được chiêm ngưỡng thánh nhan, đệ tử nguyện tuân lệnh Bồ Tát, Bồ Tát chỉ đâu đệ tử đi đó, và xây chùa viện để thờ Bồ Tát ở nơi ấy.

Khấn chưa dứt lời đã nghe “lập cập, lập cập”, từ đáy biển nổi lên một con trâu sắt. Trâu sắt một mặt bơi thẳng về phía trước, một mặt há miệng thật to nuốt chửng những đóa hoa sen sắt. Chỉ một lúc sau, trên mặt biển bỗng mở ra một con đường vừa đủ cho tàu chạy.

Thầy Huệ Ngạc cho tàu chạy theo con trâu sắt, và nương theo con đường mới được mở ra ấy mà tiến. Không lâu sau, lại nghe “lập cập, lập cập”, con trâu sắt chìm xuống đáy biển sâu, và những đóa sen mới đây còn tràn đầy mặt biển cũng không còn nữa. Thầy Huệ Ngạc định thần nhìn kỹ, thì ra con tàu đã trở lại thung lũng của Phổ Đà Sơn.

Mây đã tan, trời quang đãng, mặt trời đã treo cao trong hư không. Lúc ấy có một người đánh cá họ Trương từ trên núi xuống, nói với thầy Huệ Ngạc rằng:

– Tôi đã thấy hết những gì xảy ra mấy hôm nay, ngài đi không được đâu! Thôi chi bằng thỉnh Pháp sư đến nhà tôi ở lại vài bữa rồi hãy đi!

Thầy Huệ Ngạc thấy vị này sốt sắng như thế thì nhận lời. Tay thầy ôm bức tượng Bồ Tát Quán Âm, đi theo người đánh cá trèo lên núi Phổ Đà. Phóng tầm mắt nhìn ra xa thì thấy một bãi cát vàng óng ánh, thủy triều lúc dâng lúc lùi, những đỉnh núi cây cỏ xanh tươi vây quanh đảo, rồi xa hơn nữa là mặt biển như một tấm gương sáng mang mang không biên giới.

Sáng thì thưởng thức mặt trời mọc, đêm thì lắng nghe tiếng thủy triều, nếu so với Ngũ Đài Sơn thì đảo này có một nét đặc sắc khác hẳn. Thầy Huệ Ngạc lại nghĩ, Bồ Tát Quán Âm đã không muốn sang Nhật thì mình ở lại đây xây chùa, để Ngài Quán Âm định cư ở Phổ Đà Sơn vậy!

Người đánh cá họ Trương nghe tới chuyện xây chùa thì mừng rỡ vô cùng, tình nguyện nhường căn nhà tranh của mình biến thành một ngôi miếu nhỏ. Tạo miếu xong thầy Huệ Ngạc bèn đặt tượng lên thờ, và sáng tối lễ bái.

Từ đó, bức tượng Bồ Tát Quán Âm khắc bằng gỗ đàn hương đã lưu lại ở Phổ Đà Sơn. Còn căn miếu nhỏ kia thì được mang tên “Bất Khẳng Khứ Quán Âm Viện” (Viện Quán Âm không chịu đi).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2019(Xem: 6396)
Không hiểu từ lúc nào tôi đã có thói quen không bỏ được cho đến nay, thường sau buổi công phu tôi lập lại nhiều lần theo như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma " NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (3) kính mong cầu đến sự hộ trì giúp đỡ của Ngài để trí tuệ con ngày thêm được sáng suốt như Ngài " và tiếp theo là câu thần chú để khai mở trí tuệ OM A RA PA TSA NA DHI và tự tin rằng mình đã được chúc phúc .
30/03/2019(Xem: 9626)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
23/03/2019(Xem: 3993)
Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).
19/03/2019(Xem: 5712)
Từ nhiều năm nay, tôi có một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.
16/03/2019(Xem: 5190)
Những ngày cuối năm (2012), có dịp đi một vòng từ An Giang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ghé qua Long Thành (Đồng Nai) rồi dừng chân tại Saigon, quận 4 để đón giao thừa tại đạo tràng Tịnh Xá Từ Quang. Nơi đây, vào những ngày tháng bình thường rất ồn náo về việc mua bán, người xe ầm ỉ, nhưng đến những ngày áp Tết, nhất là từ ngày 27 đến 30 Tết thì khu vực nầy bỗng dưng thay đổi lạ, êm lặng nhẹ nhàng như một khu phố mà người ta cho rằng: đạt chuẩn văn hóa nào đó...
13/09/2018(Xem: 4598)
Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc. Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.
12/09/2018(Xem: 5123)
Trong hai ngày 29,30/07/ Mậu Tuất (08,09/9/2018) nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, , tỉnh Khánh Hòa), ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm, trú trì thành kính trang nghiêm tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế, Pháp hội Địa Tạng, bạt độ tiên linh, cúng dường Trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
06/09/2018(Xem: 7204)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
03/09/2018(Xem: 8212)
Vào ngày 01 tháng 9 năm 2018, tại trường Yerba Buena, thành phố San Jose, nhân lễ vía đức Bồ tát Địa Tạng, gia đình Phật tử An Nguyệt đã thành tâm phát nguyện tổ chức Pháp hội Địa Tạng tu học một ngày dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tu viện Huyền Không, San Jose.
28/07/2018(Xem: 8618)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]