Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Mã Đầu Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3800)
31. Mã Đầu Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

31. MÃ ĐẦU QUÁN ÂM

Một hôm, Bồ Tát Quán Âm đến chân núi Cửu Hoa Sơn. Cửu Hoa Sơn ở trong địa phận của tỉnh An Huy, sở dĩ mang tên Cửu Hoa Sơn là vì dãy núi này có tổng cộng 9 đỉnh núi, và đỉnh nào cũng giống y như một đóa hoa sen. Chín đỉnh núi đâm vào tận mây xanh, giống như chín đóa hoa sen xanh nở rộ trong không trung. Ngài Quán Âm ngước lên nhìn thắng cảnh núi Cửu Hoa, không khỏi lấy làm ưa thích.

Bồ Tát Quán Âm hóa thành một vị tăng hành cước, thong thả bước lên núi. Mới cất bước, Ngài chợt nghe tiếng tụng kinh. Ngài đưa mắt nhìn thì thấy trong một thung lũng có một vị tăng Tây Tạng đang ngồi kết già phu, đối mặt vào tường mà tụng Bát Nhã Tâm Kinh một cách thành kính.

Nhìn thấy vị tăng Tây Tạng đang tụng Bát Nhã Tâm Kinh, Bồ Tát Quán Âm cảm thấy tâm mình bị chấn động. Câu mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh là: “Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa một cách thâm sâu, quán chiếu thấy năm uẩn là Không, thoát khỏi tất cả mọi khổ ách.”

Quán Âm, Quán Âm, đó có nghĩa là quán sát âm thanh của tiếng kêu cầu mà tìm đến cứu khổ. Vị tăng Tây Tạng này ngồi kiết già tụng Tâm Kinh trong thung lũng, chắc hẳn phải có nguyên do gì đây. Ông tụng Tâm Kinh, hiển nhiên là muốn cầu nguyện Bồ Tát Quán Âm độ cho thoát khỏi khổ ách. Ngài Quán Âm nghĩ, hôm nay đến Cửu Hoa Sơn có lẽ là có chút nhân duyên với vị tăng Tây Tạng này chăng, ta nên đến xem lai lịch của vị tăng Tây Tạng này như thế nào?

Ngài Quán Âm bèn thi triển chút thần thông để nhìn vào quá khứ của vị tăng Tây Tạng.

Thì ra vị tăng này là hoàng tử của Tân Quốc ở Tây Tạng, tên là Cầu Na Bạt Đà. Sinh ra sẵn có túc căn, từ nhỏ đã chán ghét mọi điều thế tục vinh hoa, về sau còn dứt khoát lìa bỏ vương cung, trốn thành đi tu. Ngài rất thông minh, trí huệ sâu sắc, căn cơ giác ngộ rất cao, nghiên cứu đến chỗ thâm áo của kinh điển Phật giáo, công phu tu hành tinh chuyên, chẳng bao lâu làu thông Tam tạng, thâm nhập Đại thừa. Ngài phát đại nguyện hoằng dương Đại thừa Phật giáo ở Trung độ (Trung Hoa), nên vừa đi vừa khất thực hướng về phía đông, vào đến nội địa Trung Quốc, giảng kinh Hoa Nghiêm cho dân chúng ở Trung độ.

Nhưng vì ngài không biết nói tiếng Trung Hoa nên khi ngài tuyên giảng kinh Hoa Nghiêm chả ai nghe hiểu ngài muốn nói gì cả, khiến cho ngài đau lòng và xấu hổ, bèn trốn vào núi Cửu Hoa đối diện với vách tường tĩnh tọa, hy vọng được Ngài Quán Âm giúp đỡ bằng cách đến chỉ giáo cho mình. Vừa khéo đúng lúc ấy ngài Quán Âm đến Cửu Hoa Sơn và biết được chuyện của ngài. Thấy Cầu Na Bạt Đà thành tâm và cương quyết như thế, Bồ Tát Quán Âm càng thêm tán thán:

– Vị tăng Tây Tạng này thật có quyết tâm, nghị lực kiên cường, nếu ta không đến giúp đỡ ông thì ai giúp ông bây giờ!

Ngài Quán Âm bèn ẩn thân đi, quyết định đến chỉ dẫn cho vị tăng Tây Tạng.

Lúc trời vừa tối, Cầu Na Bạt Đà vẫn tiếp tục ngồi thiền nhập định như mọi ngày. Bỗng nhiên, ngài thấy trên tường đá trước mặt hiện ra một vùng ánh sáng, ánh sáng chói cả mắt. Một hồi lâu sau, trong vùng ánh sáng ấy hiện ra một đóa hoa sen, và trên hoa sen ấy hiện lên Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm, và ngay trên đầu Bồ Tát có một con ngựa báu xuất hiện.

Cầu Na Bạt Đà nhìn Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm, thấy Bồ Tát thật sự đến bên mình, trong lòng vừa mừng rỡ vừa kinh ngạc vạn phần, vội vàng chắp tay lễ bái, khấu đầu cảm tạ, đem tâm sự của mình ra bạch với Bồ Tát và cầu xin Bồ Tát từ bi khai thị, chỉ dẫn cho mình phải làm sao. Bồ Tát Quán Âm từ bi nhìn Cầu Na Bạt Đà nhưng không nói lời nào, khuôn mặt lộ vẻ tươi cười, sau Ngài nhè nhẹ ngước lên, thì thấy trên đầu Ngài con ngựa báu đang dậm bốn vó, rồi chạy trong không trung không ngừng. Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm lập tức biến mất.

Cầu Na Bạt Đà nhìn ngựa báu hốt nhiên đại ngộ, nghĩ rằng Bồ Tát để cho ngựa chạy không ngừng trong không trung phải chăng là để chỉ đạo cho ta một cách rõ ràng, rằng muốn thông thạo tiếng Trung hoa, phải làm như con ngựa báu tức là chạy không ngừng, chu du bốn phương và chuyên tâm học hành? Phải rồi, ta phải lập tức lìa bỏ chốn thâm sơn này, đến đại địa của Trung độ. Thế là, hôm sau Cầu Na Bạt Đà xuống núi.

Xuống núi rồi, ngài đi vân du ở khắp nơi, quan sát và học tập một cách nghiêm chỉnh. Sau 9 năm bôn ba gian khổ, ngài đã thông thạo tiếng Hán, nhờ thế ngài thực hiện được nguyện ước của mình nghĩa là tuyên giảng Đại thừa Phật Pháp ở Trung độ một cách sâu rộng, mọi người đã có thể hiểu lời của ngài để tin phục và lãnh hội, Phật Pháp đại thừa cuối cùng rồi cũng được lưu hành ở Trung độ.

Sau 9 năm, Cầu Na Bạt Đà lên núi Cửu Hoa trở lại, tới chỗ mà năm nào mình đã đối diện với vách đá tĩnh tọa và được Bồ Tát Quán Âm đến chỉ đạo, xây lên một cái miếu Quán Âm nhỏ, trong đó khắc một pháp tượng của Bồ Tát Quán Âm, pháp tượng này không khác gì những pháp tượng khác nhưng chỉ có điều là ở trên đầu Ngài có một con ngựa báu, vì thế người sau gọi hình tướng này là “Quán Âm nhiều đầu” hay là “Mã Đầu Minh Vương”, cũng lại tôn xưng là giáo chủ của súc sinh.

Nhưng khi pháp tượng Ngài Quán Âm được khắc xong thì có một số tín đồ địa phương cảm thấy thắc mắc, bảo rằng:

– Một bức tượng Bồ Tát Quán Âm đẹp như thế mà trên đầu lại có thêm một con ngựa, đặt súc sinh lên trên đầu Bồ Tát có phải là tỏ ra bất kính với Ngài không?

Thế là mọi người nhao nhao đến chất vấn ngài Cầu Na Bạt Đà.

Cầu Na Bạt Đà kể lại cho đại chúng nghe chuyện chín năm về trước, Ngài Quán Âm đã hiển hóa lên con ngựa báu chạy trong không trung để chỉ đạo cho mình, rồi nói tiếp:

– Chúng sinh chia làm sáu nẻo, phân làm sáu loài, tức là những con đường thiên, nhân, a tu la, súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi, muốn cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo nên mới hiện ra sáu loại Pháp tướng:

– Đường địa ngục khổ nhất, nên Ngài hiện thân Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, tượng trưng cho Đại Bi tướng, truyền rằng đó là giáo chủ của địa ngục;

– Loài súc sinh hùng mạnh hiểm ác, nên Ngài hiện thân Quán Âm Mã Đầu, tượng trưng cho Sư Tử Vô Uý tướng, là giáo chủ của loài súc sinh;

– Đường A Tu La đa nghi và hiếu chiến, Ngài hiện thân Quán Âm thập nhất diện (Quán Âm 11 mặt) tượng trưng cho Đại Quang Phổ chiếu tướng, là giáo chủ loài A Tu La;

– Đường Nhân thì có thể nói theo sự hay lý, nhìn theo sự thì họ kiêu mạn nên được gọi là Thiên Nhân, nhìn theo lý thì họ có Phật tính nên được gọi là Trượng Phu, do đó Ngài hiện thân Chuẩn Đề Quán Âm, tượng trưng cho Thiên Nhân Trượng Phu tướng, là giáo chủ của loài người;

– Đường Thiên có Đại Phạm Vương, nên Ngài hiện thân Như Ý Luân Quán Âm, tượng trưng cho Đại Phạm Thâm Viễn tướng, giáo chủ các cõi trời.

Ngoài sáu tướng này, Bồ Tát Quán Âm còn có thể tùy cơ ứng hóa mà biến đủ các loại hình tướng khác nhau. Quán Âm thập nhất diện có mười một mặt, ba mặt ở giữa là mặt của Bồ Tát, ba mặt bên trái hung bạo giận dữ, ba mặt bên phải giống như mặt Bồ Tát tuy từ bi hoà ái giống ba mặt trước, nhưng có răng nanh trắng chĩa lên. Mặt sau là mặt “bạo nộ đại tiếu”, và trên đỉnh là mặt Phật. Mỗi mặt có đội mũ báu, trên mũ báu có tượng A Di Đà Phật. Ngài Quán Âm Chuẩn Đề thì có ba mặt và mười tám cánh tay. Lại còn có Như Ý Đà Quán Âm, Lục Tý Kim Thân. Nói tới Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm lại càng khó có thể nghĩ bàn hơn nữa, vì không gì có thể sánh bằng.

Ngài giảng một cách sinh động cụ thể, nên người nghe ở dưới toà cứ thế mà nhao nhao gật đầu đồng ý. Cầu Na Bạt Đà nói tiếp:

– Bần tăng phát nguyện từ nay trở đi sẽ đi quyên hóa để khắc tôn tượng của sáu Pháp tướng Bồ Tát Quán Âm nói trên. Nếu quý vị phát tâm giúp đỡ thì thật là công đức vô lượng.

Mọi người vội móc hầu bao giúp đỡ, và cuối cùng sáu tôn tượng Bồ Tát Quán Âm được hoàn thành, người đời gọi là “Lục Quán Âm”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2019(Xem: 6396)
Không hiểu từ lúc nào tôi đã có thói quen không bỏ được cho đến nay, thường sau buổi công phu tôi lập lại nhiều lần theo như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma " NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (3) kính mong cầu đến sự hộ trì giúp đỡ của Ngài để trí tuệ con ngày thêm được sáng suốt như Ngài " và tiếp theo là câu thần chú để khai mở trí tuệ OM A RA PA TSA NA DHI và tự tin rằng mình đã được chúc phúc .
30/03/2019(Xem: 9625)
Trong pháp hội Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền Bồ Tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng muốn trọn nên công đức như Phật thì phải tu mười điều rộng lớn như sau: Một là lễ kính các đức Phật. Hai là khen ngợi các đức Như Lai. Ba là rộng sắm đồ cúng dường. Bốn là sám hối các nghiệp chướng. Năm là tùy hỷ các công đức.
23/03/2019(Xem: 3993)
Núi ngũ hành là năm ngọn núi Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, nằm trên vùng cát trắng; xuất hiện cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.(wikipedia).
19/03/2019(Xem: 5711)
Từ nhiều năm nay, tôi có một thói quen đã trở thành tập khí là miệng thì đọc mà tâm chẳng bao giờ tập trung vào một chỗ cho nên nhiều năm qua tuy mỗi lần công phu và sau đó đều tự thệ Bồ Đề Tâm Giới theo Mật Tông... thế nhưng rồi đâu cũng vào đó.
16/03/2019(Xem: 5190)
Những ngày cuối năm (2012), có dịp đi một vòng từ An Giang đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ghé qua Long Thành (Đồng Nai) rồi dừng chân tại Saigon, quận 4 để đón giao thừa tại đạo tràng Tịnh Xá Từ Quang. Nơi đây, vào những ngày tháng bình thường rất ồn náo về việc mua bán, người xe ầm ỉ, nhưng đến những ngày áp Tết, nhất là từ ngày 27 đến 30 Tết thì khu vực nầy bỗng dưng thay đổi lạ, êm lặng nhẹ nhàng như một khu phố mà người ta cho rằng: đạt chuẩn văn hóa nào đó...
13/09/2018(Xem: 4598)
Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc. Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.
12/09/2018(Xem: 5123)
Trong hai ngày 29,30/07/ Mậu Tuất (08,09/9/2018) nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại chùa Bửu Long (thôn Lễ Thạnh, xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, , tỉnh Khánh Hòa), ĐĐ. Thích Nhật Nghiêm, trú trì thành kính trang nghiêm tổ chức Đại lễ Trai đàn Chẩn tế, Pháp hội Địa Tạng, bạt độ tiên linh, cúng dường Trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
06/09/2018(Xem: 7204)
Không biết bạn có khi nào cảm thấy lòng mình rúng động và nước mắt rưng rưng khi nghe các bậc cao tăng cất cao giọng ngâm và đánh lên ba tiếng chuông trước một ngôi chùa cổ tại một danh lam thắng cảnh khi tham dự một chuyến hành hương không ?
03/09/2018(Xem: 8212)
Vào ngày 01 tháng 9 năm 2018, tại trường Yerba Buena, thành phố San Jose, nhân lễ vía đức Bồ tát Địa Tạng, gia đình Phật tử An Nguyệt đã thành tâm phát nguyện tổ chức Pháp hội Địa Tạng tu học một ngày dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức Tu viện Huyền Không, San Jose.
28/07/2018(Xem: 8617)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]