Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

06/04/201114:00(Xem: 7067)
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 384 trang

1047

LỜI GIỚI THIỆU

Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế, các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng đến Ngài.

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi được miêu tả trong rất nhiều kinh luận, đặc biệt là ở phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, nhưng đối với hầu hết những người dân quê chất phác thì họ thường không được biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận, mà là trực tiếp qua những câu chuyện kể hoặc sự hiển linh của ngài trong cuộc đời mà họ đã có lần được trực tiếp chứng kiến, trải qua hoặc nghe người thân kể lại. Sự linh cảm của Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn bao giờ cũng chứng minh rõ ràng cho câu “hữu thành tất ứng” (có tâm chí thành chắc chắn sẽ được ứng nghiệm), nên là người Phật tử hầu như không ai hoài nghi về sự cảm ứng nhiệm mầu khi cầu khấn vị Bồ Tát này.

Những câu chuyện kể về sự hiển linh cảm ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm có thể nói là rất nhiều, từ những chuyện xa xưa truyền lại cho đến những chuyện vừa xảy ngay trong đời hiện tại này; mỗi mỗi đều cho thấy lòng đại từ đại bi và bản nguyện cứu khổ cứu nạn của Ngài là bất khả tư nghị, là nhiệm mầu không thể nghĩ bàn! Chính người viết những dòng này cũng đã từng tận mắt chứng kiến những sự linh hiển, và bản thân cũng đã từng cảm nhận được sự từ bi cứu khổ của Ngài, nên càng thấy rằng những điều ghi trong kinh luận là không thể nghi ngờ, mà những truyền thuyết về Ngài cũng không phải là hư huyễn!

Đạo hữu Giao Trinh, pháp danh Diệu Hạnh – hiện định cư tại Pháp – đã dày công sưu tầm và kể lại trong tập sách này rất nhiều truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây đều là những câu chuyện hay đã được chọn lọc, chẳng những nêu rõ được tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, mà còn cho thấy những sự nhân quả báo ứng như bóng theo hình, khiến người xem không khỏi phải tĩnh tâm suy ngẫm!

Vì là truyền thuyết, nên tất nhiên là không hoàn toàn giống như những gì được miêu tả trong chính văn kinh lục. Bởi hình tượng Bồ Tát Quán Âm ở đây được khắc họa bằng tâm thức của người kể chuyện, hoàn toàn khác với cách diễn đạt chuẩn mực trong kinh lục. Mà những người kể chuyện, truyền tụng những câu chuyện này từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều là những người bình dân chất phác. Họ theo trí nhớ mà kể cho nhau nghe, nên đồng thời cũng thêm thắt hoặc miêu tả sự kiện ít nhiều theo với cách suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Bởi vậy, người xem đừng lấy làm lạ khi bắt gặp những chi tiết như Bồ Tát “nổi giận” hoặc “căm giận”, hoặc “giận muốn đứt hơi”... Đó đều là những cách nói chơn chất của người kể chuyện, vốn không phải là người học nhiều kinh luận, chỉ kính tin Tam Bảo bằng vào trực giác mà thôi. Ngay cả với những chi tiết diễn ra trong truyện, người xem cũng nên lưu ý phân biệt nhận hiểu theo cách này...

Nhưng dù sao đi nữa, các nhà nghiên cứu cũng đều phải thừa nhận một điều là những câu chuyện truyền thuyết luôn chứa đựng trong đó những sự kiện thật. Chẳng hạn, nhiều chi tiết lịch sử, nhiều nhân vật có thật cũng xuất hiện trong những câu chuyện này... Chỉ có điều là sự mô tả bao giờ cũng có ít nhiều thay đổi theo với sự nhận thức của quảng đại quần chúng. Hoặc như tên gọi các danh lam thắng tích được xuất phát từ những truyền thuyết có liên quan cũng có thể cho ta thấy tính chất thật có của một phần nào những câu chuyện như thế đã từng xảy ra trong quá khứ.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là những truyền thuyết này đều đã tồn tại trong dân gian qua một quãng thời gian rất lâu. Điều này cho thấy sự cuốn hút của nội dung cũng như những tình tiết trong đó, và đồng thời làm nổi bật lên hình tượng của một vị Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn trong tâm thức của quảng đại quần chúng, tuy có ít nhiều khác biệt nhưng cũng chính là bổ sung cho hình tượng trang nghiêm thanh tịnh của Ngài trong các kinh điển, và điều này càng cho thấy tính chất hòa nhập, chuyển hóa của đạo Phật trong cuộc sống đầy dẫy khổ đau này.

Với những nhận định trên, xin trân trọng có đôi lời giới thiệu cùng quý độc giả gần xa về một tác phẩm rất hay và có thể nói là vô cùng độc đáo trong văn chương Phật giáo, xem như thay cho lời cảm ơn của bản thân tôi đối với người đã dày công sưu tập một công trình giá trị và phổ biến để làm lợi ích cho nhiều người.

Trân trọng
Nguyễn Minh Tiến

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2016(Xem: 16491)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4908)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9246)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10247)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15612)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7631)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10097)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10905)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14383)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]