Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Thánh Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3773)
32. Thánh Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

32. THÁNH QUÁN ÂM

Nhắc lại Ngài Quán Âm gặp vị tăng Tây Tạng ở Cửu Hoa Sơn, vị này đã tâm sự với Ngài rằng vì mình không nói được tiếng Trung Hoa nên không giáo hóa được chúng sinh ở Trung độ, được Bồ Tát hóa hiện tướng “bảo mã” để khuyến khích ngài đi chu du bốn biển đồng thời học tiếng Trung hoa. Vị tăng ấy đã nói:

– Ở Trung độ nạn đao binh không ngừng hoành hành, nhưng tâm người thì lại hiểm ác, đệ tử thuyết Pháp cho họ, họ không nghe thì thôi, còn cho là đệ tử thuộc hạng tà môn ngoại đạo nên cười chê chỉ trích và đâu đâu đệ tử cũng bị đối xử một cách khinh bỉ. Đệ tử hoàn toàn có thể nhẫn nhục chịu đựng hết những điều đó, song chỉ thương cho những chúng sinh ấy, phải đương đầu với ma nạn, sống trong biển khổ mà không thấy đó là nguy hiểm, vẫn cố chấp mê muội không chịu tỉnh ngộ.

Bồ Tát Quán Âm vốn có tôn chỉ là “tầm thanh cứu khổ”, vì thế trong khi chờ đợi vị tăng Tây Tạng nói được tiếng Trung Hoa để hoằng dương Phật Pháp, Ngài quyết định vân du ở Trung độ để dẫn dắt cho chúng sinh hướng thiện và thoát khổ.

Ngài bèn dặn dò Long Nữ và Thiện Tài ở lại coi sóc Phổ Đà Sơn, còn mình thì hóa thành một bà lão, một mình xuống vùng Trung Nguyên. Trên đường bà vừa đi vừa xin ăn, thấy rằng ở chốn ấy người lương thiện thì rất hiếm, còn người ngu ác thì lại đầy dẫy. Người ta không tin vào quả báo, ham tiền ham lợi, chiếm đoạt giết chóc lẫn nhau, chỉ chú ý tới chuyện trước mắt mà không cần biết tới hậu quả về sau. Nhất là dân chúng thuộc những vùng quê xa xôi thì lại càng ngu muội tối tăm, gặp đủ thứ khổ nạn thảm cảnh mà không chịu thức tỉnh. Vì thế Ngài Quán Âm quyết định giảng Pháp cho những người này trước.

Một hôm, Ngài Quán Âm đến vùng Trung Châu, chọn một động đá trên núi Thái Thất làm nơi hiển hóa. Đêm ấy, Ngài ứng mộng cho dân chúng các vùng lân cận, nói với họ rằng:

– Vài ngày nữa Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ đi ngang chỗ này để điểm hóa cho những người có nhân duyên, cứu họ thoát tất cả mọi khổ ách. Các vị hãy lưu tâm chờ đợi, đừng bỏ lỡ cơ hội Bồ Tát đứng trước mặt mà không thấy. Nhưng thấy hay không là tùy nơi lòng thành tâm của mỗi người, chỉ cần có lòng thành là thế nào cũng gặp.

Nói xong, Ngài hiện ra bảo tướng trang nghiêm, một lúc sau, bảo tướng từ từ biến mất. Hôm sau mọi người gặp nhau, ai cũng bàn tán về giấc mộng đêm qua. Thì ra ai cũng thấy đồng một giấc mộng, vì thế mọi người đều kinh ngạc, và ai cũng mong muốn, chờ đợi Bồ Tát giáng lâm.

Nhưng họ không biết Bồ Tát sẽ hóa thân là người nào để điểm hóa, cho nên người này nhìn người kia bèn nghi là Bồ Tát hóa thân, tạo ra những ngộ nhận khá khôi hài. Mấy ngày trôi qua rồi mà chưa ai phác giác ra Bồ Tát đã hóa thân ở đâu.

Thật ra, Bồ Tát Quán Âm hóa thân làm bà lão ăn xin, đã đến đây từ mấy ngày nay rồi. Lúc ấy đương gặp nạn hạn hán, thật lâu rồi trời không mưa, lúa mạ trong ruộng hầu như đã cháy khô, mùa màng không gặt hái được gì, trước mắt dường như thiên tai sắp giáng xuống, dân chúng thành trên xóm dưới ai nấy đều khủng hoảng. Khi họ thấy bà lão ăn xin thì họ bảo năm nay mất mùa, gặp cảnh thiên tai, chính mình còn đang buồn sầu vì cơm không có mà ăn, lấy đâu dư cơm cho người ăn xin!

Bà lão chần chừ nấn ná trước những cửa nhà như thế thật lâu mà cũng không xin được một miếng ăn nào. Cuối cùng bà không khỏi thở dài, tự nói cho mình nghe:

– Ôi thật đang tiếc, hạn hán tuy là một thiên tai nhưng cũng là do con người tự chiêu cảm lấy mà thôi! Giá như dân chúng ở đây biết kính trọng trời đất, biết làm việc thiện một chút, bớt việc giết chóc, quy y cửa Phật thì trời đâu có giáng tai họa xuống cho họ như thế này! Thật đáng thương cho tôi, một bà già đói khổ, tới đây xin ăn khắp cả mười nhà rồi mà không xin được lấy một hạt thóc hay nửa hạt gạo! Ở đây thiên hạ thật là không biết hướng thiện. Người mà không biết hướng thiện thì tránh làm sao được tai họa?

Lúc ấy có một ông lão tên là Lưu Thế Hiển, nghe được những lời than thở của bà lão cảm thấy có gì kỳ lạ, hơn nữa cũng thấy những lời bà nói thật là có lý. Bất giác ông nghe tâm động, tự nghĩ: “Có khi nào chính bà cụ này là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát chăng?”. Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao tìm kiếm, nhưng không hề có lấy một người chú ý tới người đàn bà già yếu đến từ phương xa này, chỉ vì ai cũng có tâm bợ đỡ người quyền thế!

Ông bèn đến chào bà lão:

– Thưa cụ, những gì cụ nói tôi đã nghe thấy, lời cụ nói rất là có lý. Đúng như cụ nói, ở đất này người ta không biết hướng thiện nên mới chiêu cảm thiên tai, nhưng không biết thiên tai này có tránh được không? Nói cách khác, nếu ai cũng chịu hối lỗi và cải thiện, chẳng biết có cứu vãn được tình thế hay không?

Bồ Tát Quán Âm đáp:

– Lòng trời vốn rất nhân từ, tâm phúc thiện mạnh gấp ba tâm muốn trừng phạt kẻ ác. Chỉ cần người ta thật sự chịu thành tâm hối lỗi thì làm gì mà trời không dung tha, tai họa trước mắt có gì đâu mà không cứu được?

Lưu Thế Hiển nghe những lời ấy rồi, đoán chắc rằng bà cụ già này là Bồ Tát Quán Âm bèn quỳ xuống đất lễ lạy và nói:

– Bồ Tát trên cao, tạ ơn Bồ Tát hiển hóa thị hiện, đệ tử phàm phu mắt thịt không biết được từ dung, suýt nữa không thấy được Thái Sơn trước mắt! May nghe được những lời giáo huấn của Bồ Tát, tâm trí được mở mang, nay con quỳ xin Bồ Tát dùng chút pháp lực giáng xuống một cơn mưa lớn để cứu đất này khỏi nạn hạn hán. Đệ tử nguyện tạo chùa, cúng dường Bồ Tát và khuyến khích ngu dân một lòng hướng thiện, quy y Phật Pháp. Con van xin Bồ Tát từ bi ban ơn!

Nói xong, ông dập đầu lạy không ngừng.

Bồ Tát Quán Âm nghe Lưu Thế Hiển nói thì rất hoan hỉ, trả lời rằng:

– Còn có người có lòng như ông, biết chí thành cầu nguyện mà không vì lợi riêng, thật là hiếm có! Chỉ vì dân chúng ở đất này thật sự quá cứng đầu khó đổi, bị tai họa đâu có gì là lạ! Thôi thì để ta làm cho họ mắt thấy tai nghe cũng được. Ngày mai giờ ngọ ba khắc, ta quyết định hiển hóa ở trên núi Thái Thất, thi triển pháp lực làm một cơn mưa để cứu đất này khỏi nạn hạn hán, nhờ ông đi nói với tất cả mọi người ở đây, bảo họ đến xem, cho họ mắt thấy Phật Pháp vô biên thì lòng tin của họ mới chắc chắn, sau này ông có lấy lời thiện mà khuyến dụ thì cũng dễ cảm hóa họ hơn.

Lưu Thế Hiển lại cúi xuống bái tạ, nhưng Bồ Tát đã biến mất rồi.

Lưu Thế Hiển thuật lại cho mọi người nghe những lời nói của Bồ Tát Quán Âm, nhưng ai cũng nửa tin nửa ngờ:

– Giữa thanh thiên bạch nhật Bồ Tát xuất hiện, sao không ai thấy mà chỉ mình ông thấy?

Lưu Thế Hiển đáp:

– Bà già ôm bát đi xin ăn hồi nãy chính là hóa thân của Bồ Tát đó!

Mọi người nghe nói bà già ôm bát xin ăn ban nãy chính là Quán Thế Âm Bồ Tát thì lấy làm kinh dị, họ tự giận mình có mắt như mù không nhận ra mặt Phật, cơ duyên ngay trước mắt mà lại bỏ lỡ. Lại có người tự trách sao đã không chịu bố thí lại còn bất kính đối với Bồ Tát nên ăn năn hối hận vô cùng. Lưu Thế Hiển an ủi:

– Bồ Tát có tôn chỉ là dùng từ bi để cứu khổ, Ngài sẽ không bắt tội các vị những chuyện lặt vặt như thế đâu, chỉ cần về sau các vị phát lòng tin chân thành là đủ. Ngày mai giờ ngọ ba khắc Bồ Tát sẽ hiện chân thân bảo tướng của Ngài, thi triển pháp lực làm một trận mưa, lúc ấy tất cả đều có thể thấy được từ nhan của Ngài.

Nghe thế mọi người lộ vẻ vui mừng, lập tức đi truyền bá tin này khắp nơi và chỉ trong khoảnh khắc, toàn thành đều biết. Một truyền mười, mười truyền trăm, rồi thì những làng mạc thành thị xung quanh cũng được nghe tin này luôn. Nghe nói Bồ Tát Quán Âm sắp đến đất này cầu mưa, ai nấy đều đổi buồn làm vui, chờ đợi Bồ Tát hiển linh.

Sáng sớm tinh sương ngày hôm sau, dân chúng toàn vùng, nông dân ngừng cày ruộng, phụ nữ ngừng dệt vải, tiệm buôn ngừng bán hàng, ai cũng đốt nến thắp hương, chân thành đảnh lễ, chờ đợi giờ ngọ ba khắc Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện Pháp thân. Nam nữ già trẻ ai cũng ngưỡng cổ nhìn lên trời, đến chớp mắt cũng không dám chớp lấy một lần!

Gần đúng chính ngọ, họ thấy trên đỉnh núi Thái Thất có một áng mây trắng nhẹ nhàng bay lên, rồi từ từ, chầm chậm tỏa rộng ra, càng lúc càng rộng. Đột nhiên giữa áng mây trắng có một con đường thông thẳng lên tới đỉnh núi Thái Thất và kim thân Bồ Tát Quán Âm cao một trượng sáu xuất hiện trên đầu núi. Đầu Ngài đội khăn, thân khoác cà sa, tay cầm một cái bình bằng ngọc màu trắng ngà, trong bình đựng cam lồ và cắm một nhành dương liễu. Ngài đi chân không, đứng trên một tảng đá bằng ánh sáng.

Mọi người nhìn thấy Ngài bèn quỳ xuống lễ lạy, niệm lớn “Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Bồ Tát Quán Âm cầm nhánh liễu chấm vào nước cam lồ, hướng về các thửa ruộng ở bốn phương đông tây nam bắc phất tay rảy nước. Lạ thay, mây mù lập tức tụ họp trong không trung, một cơn mưa lớn như xối đổ xuống không ngừng trong cả tiếng đồng hồ, sau đó mây mới tan và mưa mới ngừng, hơi nước bốc lên mù mịt. Trong cơn mưa rào ấy, hình ảnh Bồ Tát từ từ ẩn mất.

Nhờ cơn mưa rào trừ được nạn hạn hán cứu trăm họ trong một vùng đất rất lớn khỏi cảnh thiên tai, nên hình ảnh Bồ Tát Quán Âm từ bi đã khắc sâu trong tâm những người dân ở đấy. Quả nhiên, sau đó họ trở thành những người chân thành tin kính Phật Pháp.

Lưu Thế Hiển bèn quyên tiền xây một ngôi miếu ngay tại chỗ mà đức Quán Âm đã hiện thân trên đỉnh núi Thái Thất, trong miếu có tạc tượng Quán Âm Đại Sĩ, ngày ngày dâng cúng hương hoa. Còn động đá nơi hóa thân Bồ Tát đã dừng chân nay cũng đổi tên là động Quán Âm, hãy còn lưu lại cho đến bây giờ.

Đây là lần thứ nhất Bồ Tát Quán Âm hiện thân ở Trung độ dưới Đại Bi tướng, đó chính là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát vậy.

Bồ Tát Quán Âm hiển hóa lần thứ nhất tay cầm tịnh bình dương liễu cho nên thế gian còn gọi lần hiển hóa ấy là “Dương Liễu Quán Âm”. Đây là hình ảnh Bồ Tát Quán Âm được lưu hành nhiều nhất nên đã trở thành phổ biến, dân chúng còn gọi là “Thánh Quán Âm”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2016(Xem: 16573)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4955)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9288)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10290)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15657)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7667)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10205)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10955)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14833)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]