Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Ngao Đầu Quán Âm

06/04/201114:36(Xem: 3807)
34. Ngao Đầu Quán Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

34. NGAO ĐẦU QUÁN ÂM

Ngày xưa có một tên quan tham ô, không có việc ác nào là không làm, dân chúng oán hận vô cùng, chết đi bị Ngọc Hoàng Thượng Đế trừng phạt biến thành thú vật, cá không ra cá, rùa không ra rùa, thân dài một trượng sáu thốn (10 thước 6 tấc), sắc màu vàng kim nên được gọi là con kim ngao.

Ngọc Hoàng ra lệnh cho nó phải thủ hộ và cai quản các loài thủy tộc trong biển trời trên thiên giới. Có một mùa thu năm ấy, Long Vương giăng lưới làm mưa mà lưới không mở được, bèn điều đình với thần nước và thần mây, tạm thời mượn nước của biển trời làm mưa.

Cửa biển trời mở ra rồi, con kim ngao nọ bèn thừa cơ lần theo nước mưa mà xuống trần gian, và chạy đến biển Đông nương thân.

Khi con kim ngao đến được trần gian rồi thì bản tính độc ác hại người lại nổi lên. Nó có bốn chân và giữa các ngón chân có cái màn da thật dày cho nó dùng làm mái chèo, nên trong nước nó có thể bơi lội mà trên đất liền nó cũng có thể đi lại. Cần kiếm ăn thì nó nổi lên mặt nước như một chiếc tàu nhỏ, lúc ấy không cần biết là tàu buôn, thuyền chài, một khi bị nó khám phá ra thì coi như là tai họa giáng lên đầu. Sức mạnh con kim ngao này rất lớn, nó muốn chọc thủng đáy tàu thì chỉ cần dùng lưng ủi một cái, chiếc tàu nọ không lật nhào thì cũng bị thủng một lỗ rất lớn, người trên tàu đều biến thành bữa ăn cho nó no bụng.

Từ khi có con kim ngao này đến, dân chài không dám ra khơi, tàu buôn không dám nhổ neo, người dân sống ở miền duyên hải không còn nghề nào có thể làm sinh kế nữa.

Nếu con kim ngao không tìm thấy thức ăn trên mặt biển thì nó trèo lên đất liền tác yêu tác quái, bắt trộm heo dê bò ngựa của người ta nuôi mà ăn, còn nếu thấy người nó cũng không tha.

Một số người can đảm tìm cách bắt con quái vật này, họ bèn kết một cái lưới thật lớn, tung tới chỗ mà con kim ngao hay xuất hiện trong biển, nào ngờ sức mạnh con quái vật thật là vô tỷ, nó chỉ cần duỗi chân ra là cái lưới rách nát; họ lại dùng súng lửa, súng bắn chim để bắn nó, nhưng tiếc rằng cái mai của nó rất dày và chắc, không súng đạn nào có thể làm cho nó bị thương. Họ đã làm đủ cách rồi mà cũng không thể nào bắt hay giết con kim ngao, ngược lại con quái vật bị chọc tức như thế nên ngày ngày lên bờ gây rối, thấy người hay thú đều bắt mà ăn một cách bừa bãi. Dân chúng miền duyên hải bị nó giết hại quá nhiều, chỉ biết giậm chân kêu trời, âm thanh khóc thương không dứt.

Bồ Tát Quán Âm đang ở động Triều Âm, rừng Trúc Tía trên núi Phổ Đà, nghe tiếng kêu khóc, đưa mắt nhìn về phía Đông Hải quán sát. Quán xong Ngài biết rằng con kim ngao đang nhiễu hại dân lành khiến họ không còn biết nương tựa vào đâu mà sống, bèn khởi tâm đại bi, quyết vì dân mà trừ hại, bèn biến thành một bà lão, tìm đến bờ biển kiếm một căn nhà bỏ trống mà ở. Có người thấy vậy bèn hỏi:

– Này bà lão, ở đây có con quái vật, bà không biết hay sao?

– Biết chứ!

– Đã biết sao lại còn tới đây ở? Con quái vật đó hay ăn thịt người, người ta muốn trốn còn trốn không được!

Ngài Quán Âm nói:

– Không sao, chính tôi đang muốn thâu nhận con nghiệt súc này.

Nghe thế ai mà chịu tin, họ lại nói tiếp:

– Sức mạnh con quái vật này vô cùng tận mà phản ứng của nó cũng rất mau lẹ, không ai lưới nó được mà bắn nó cũng không chết, bà tuổi già sức yếu như thế thì làm sao đối chọi lại với nó?

Ngài Quán Âm nói:

– Quý vị đã nghe qua cái lý “lấy nhược thắng cường, lấy nhu thắng cương” rồi chứ? Nhìn con voi trắng khổng lồ kia mà con sợ con chuột nhắt tí hon, và con rắn độc hung hãn mà cũng không địch lại nổi một con rết gầy yếu... Con kim ngao tuy lớn mạnh thật đấy nhưng tôi có cách để trị nó.

Những người kia nghe thì bán tín bán nghi, họ không biết bà lão ốm yếu gió thổi cũng bay kia làm sao khắc phục được con quái vật, nên họ kéo đến xem bà xử trí ra sao.

Ngài Quán Âm tuần tự đến từ nhà này tới nhà khác, thu góp được mười vạn tám ngàn sợi tơ tằm, và dùng những sợi tơ tằm ấy tết lại thành một sợi dây thừng vĩ đại. Xong Ngài lấy cây dương liễu trong tịnh bình ra, tước thành 9 cái móc bằng gai, cột chúng lại với nhau vào đầu của sợi dây thừng trên. Ngài còn lấy đất bùn bên bờ biển nặn thành hình một người nộm và dấu những cái móc bằng gai vào bụng người nộm ấy. Làm xong mọi việc rồi, Ngài bảo mọi người hãy tránh ra thật xa, còn mình thì đi dạo lãng vãng trên bờ biển.

Con kim ngao trải qua vài ngày ngủ vùi dưới đáy biển, đúng lúc ấy muốn lên bờ kiếm người hay thú vật bắt ăn cho thỏa thích, bèn từ một ngọn sóng lớn vọt lên mặt biển, bơi thẳng tới bờ. Mọi người vừa thấy sóng gió ngất trời đều cùng nhau kinh hãi kêu lên:

– Quái vật tới rồi! Quái vật tới rồi!

Ngài Quán Âm tay mặt cầm dây thừng, tay trái nhấc người nộm bằng đất bùn lên, tới trước mặt quái vật không chút lo sợ. Kim ngao bơi tới bờ rồi, thấy có người trên bờ bèn lặn xuống nước hớp một bụng nước biển, rồi ngóc đầu lên nghểnh cổ há to miệng ra, chỉ thấy một luồng nước như những mũi tên nhọn hướng về phía Ngài Quán Âm mà phun tới. Mọi người thấy sự việc như thế ai cũng xuất mồ hôi hột, lo sợ cho mạng sống của bà lão già.

Có ai ngờ, dù bị phun nước như thế Ngài vẫn đứng yên không xê xích. Con kim ngao phun hết nước rồi gầm lên một tiếng, nhe nanh múa vuốt nhảy bổ tới. Ngài Quán Âm lớn tiếng phán rằng:

– Nghiệt súc, đừng có ngông cuồng! Ta cho mi ăn thịt người đây!

Nói xong bèn phóng người nộm vào mặt hắn. Con kim ngao đang đói, chẳng từ món ăn nào, há cái mồm như chậu máu nuốt chửng người nộm vào bụng. Không ngờ người nộm bằng đất kia vào bụng nó rồi thì vữa ra, 9 cái móc gai cột vào đầu sợi dây thừng bấu vào tim gan phèo phổi của nó. Ngài Quán Âm nhẹ tay giật dây thừng một cái, con kim ngao đau quá rống lên như heo bị chọc huyết, không bao lâu lăn lộn trên bãi cát. Ngài Quán Âm nói:

– Nghiệt súc, lâu nay sống trong nhân gian mi đã tàn hại không biết bao nhiêu sinh linh, đáng lẽ phải tru diệt mi đi, nhưng ta từ bi độ mi về Nam Hải tu hành sám hối tội ác, mi đi hay không đi?

Con kim ngao nghe thế bèn quỳ mọp trên bãi cát, nhìn Ngài Quán Âm gật đầu liên hồi.

Ngài Quán Âm thu được con kim ngao rồi, hướng về những người khác mà từ giã:

– Quái vật đã trừ xong, quý vị hãy trở về nhà xưa mà sống cảnh an cư lạc nghiệp, ta cũng trở về núi Phổ Đà đây.

Nói xong Ngài hiện nguyên hình Bồ Tát, tung người lên đạp trên lưng con kim ngao. Con kim ngao duỗi bốn chân, quay lại phía biển cả, phăng phăng bơi trên mặt nước hướng về Nam Hải.

Tới đây mọi người mới bừng ngộ ra, biết rằng đó chính là Bồ Tát Quán Âm thị hiện để cứu khổ cho dân, bèn cùng nhau hướng lên không trung mà lạy tạ.

Từ đó trong các chùa miếu có tạc tượng Ngài Quán Âm đứng trên lưng con kim ngao, gọi là “Ngao Đầu Quán Âm”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2016(Xem: 16495)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4908)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 9248)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 10249)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 15614)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7634)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 10103)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
06/01/2015(Xem: 10910)
Mẹ tôi tin “chắc như đinh đóng cột” vào sự linh ứng của Bồ-tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết: bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi. Nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp! Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.
30/10/2014(Xem: 14394)
Lắng nghe giọt nước cành dương Tịnh bình ban rải tình thương muôn trùng Như lai Bồ Tát viên thông Thanh lương cam lộ tắt dòng khổ đau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]