Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

06/04/201114:00(Xem: 7059)
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 384 trang

1047

LỜI GIỚI THIỆU

Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế, các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng đến Ngài.

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi được miêu tả trong rất nhiều kinh luận, đặc biệt là ở phẩm Phổ môn trong kinh Pháp hoa, nhưng đối với hầu hết những người dân quê chất phác thì họ thường không được biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận, mà là trực tiếp qua những câu chuyện kể hoặc sự hiển linh của ngài trong cuộc đời mà họ đã có lần được trực tiếp chứng kiến, trải qua hoặc nghe người thân kể lại. Sự linh cảm của Bồ Tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn bao giờ cũng chứng minh rõ ràng cho câu “hữu thành tất ứng” (có tâm chí thành chắc chắn sẽ được ứng nghiệm), nên là người Phật tử hầu như không ai hoài nghi về sự cảm ứng nhiệm mầu khi cầu khấn vị Bồ Tát này.

Những câu chuyện kể về sự hiển linh cảm ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm có thể nói là rất nhiều, từ những chuyện xa xưa truyền lại cho đến những chuyện vừa xảy ngay trong đời hiện tại này; mỗi mỗi đều cho thấy lòng đại từ đại bi và bản nguyện cứu khổ cứu nạn của Ngài là bất khả tư nghị, là nhiệm mầu không thể nghĩ bàn! Chính người viết những dòng này cũng đã từng tận mắt chứng kiến những sự linh hiển, và bản thân cũng đã từng cảm nhận được sự từ bi cứu khổ của Ngài, nên càng thấy rằng những điều ghi trong kinh luận là không thể nghi ngờ, mà những truyền thuyết về Ngài cũng không phải là hư huyễn!

Đạo hữu Giao Trinh, pháp danh Diệu Hạnh – hiện định cư tại Pháp – đã dày công sưu tầm và kể lại trong tập sách này rất nhiều truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây đều là những câu chuyện hay đã được chọn lọc, chẳng những nêu rõ được tâm đại từ đại bi của Bồ Tát, mà còn cho thấy những sự nhân quả báo ứng như bóng theo hình, khiến người xem không khỏi phải tĩnh tâm suy ngẫm!

Vì là truyền thuyết, nên tất nhiên là không hoàn toàn giống như những gì được miêu tả trong chính văn kinh lục. Bởi hình tượng Bồ Tát Quán Âm ở đây được khắc họa bằng tâm thức của người kể chuyện, hoàn toàn khác với cách diễn đạt chuẩn mực trong kinh lục. Mà những người kể chuyện, truyền tụng những câu chuyện này từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều là những người bình dân chất phác. Họ theo trí nhớ mà kể cho nhau nghe, nên đồng thời cũng thêm thắt hoặc miêu tả sự kiện ít nhiều theo với cách suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Bởi vậy, người xem đừng lấy làm lạ khi bắt gặp những chi tiết như Bồ Tát “nổi giận” hoặc “căm giận”, hoặc “giận muốn đứt hơi”... Đó đều là những cách nói chơn chất của người kể chuyện, vốn không phải là người học nhiều kinh luận, chỉ kính tin Tam Bảo bằng vào trực giác mà thôi. Ngay cả với những chi tiết diễn ra trong truyện, người xem cũng nên lưu ý phân biệt nhận hiểu theo cách này...

Nhưng dù sao đi nữa, các nhà nghiên cứu cũng đều phải thừa nhận một điều là những câu chuyện truyền thuyết luôn chứa đựng trong đó những sự kiện thật. Chẳng hạn, nhiều chi tiết lịch sử, nhiều nhân vật có thật cũng xuất hiện trong những câu chuyện này... Chỉ có điều là sự mô tả bao giờ cũng có ít nhiều thay đổi theo với sự nhận thức của quảng đại quần chúng. Hoặc như tên gọi các danh lam thắng tích được xuất phát từ những truyền thuyết có liên quan cũng có thể cho ta thấy tính chất thật có của một phần nào những câu chuyện như thế đã từng xảy ra trong quá khứ.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là những truyền thuyết này đều đã tồn tại trong dân gian qua một quãng thời gian rất lâu. Điều này cho thấy sự cuốn hút của nội dung cũng như những tình tiết trong đó, và đồng thời làm nổi bật lên hình tượng của một vị Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn trong tâm thức của quảng đại quần chúng, tuy có ít nhiều khác biệt nhưng cũng chính là bổ sung cho hình tượng trang nghiêm thanh tịnh của Ngài trong các kinh điển, và điều này càng cho thấy tính chất hòa nhập, chuyển hóa của đạo Phật trong cuộc sống đầy dẫy khổ đau này.

Với những nhận định trên, xin trân trọng có đôi lời giới thiệu cùng quý độc giả gần xa về một tác phẩm rất hay và có thể nói là vô cùng độc đáo trong văn chương Phật giáo, xem như thay cho lời cảm ơn của bản thân tôi đối với người đã dày công sưu tập một công trình giá trị và phổ biến để làm lợi ích cho nhiều người.

Trân trọng
Nguyễn Minh Tiến

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8355)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8630)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
07/05/2010(Xem: 4847)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]