Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Tháp Đa Bảo

06/04/201114:36(Xem: 3644)
12. Tháp Đa Bảo

TRUYỀN THUYẾT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Diệu Hạnh Giao Trinh dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

12. THÁP ĐA BẢO

Xưa thật là xưa, giữa chùa Phổ Tế và động Phạm Âm có một bãi cát rất dài, mặt đưa ra ngoài biển chính là Bách Bộ sa ngày nay. Khi thủy triều lên thì sóng biển vọt cao lên tới trước cửa chùa Phổ Tế. Đến mùa nước lũ tháng tám thì sóng còn cao hơn thế nữa.

Có một năm nọ, vị hoàng thái tử đương triều đến Phổ Đà Sơn dâng hương cúng dường Bồ Tát Quán Âm. Hôm ấy rơi đúng vào ngày lễ trung thu tháng 8, hoàng thái tử ngồi trước cửa Đại Viên Thông điện, ngắm trăng, nghe sóng vỗ. Bỗng nhiên một trận cuồng phong nổi lên xô ngã thái tử, ngay cả cái mũ cũng bị gió thổi rơi xuống biển. Thái tử kinh hãi hỏi vị hòa thượng trụ trì:

– Gió sao lại thổi mạnh đến thế, có yêu quái gì gây ra nông nỗi?

Vị hòa thượng trụ trì đáp rằng:

– Ở dưới bãi cát trước cửa chùa có một con rồng nhỏ. Con rồng này ban đầu ở trong biển, thường hay nhảy lên cao rồi lặn xuống đáy làm cho sóng to gió lớn, bị thần hộ pháp quất cho một roi gãy xương sống, nên mới chui xuống bãi cát tịnh dưỡng vết thương. Có khi nó hắt hơi, lăn lộn hay duỗi chân cho khoan khoái, hễ nó động đậy thì trên núi liền nổi gió, trên biển liền nổi sóng, thật là làm tình làm tội người ta!

Thái tử nói:

– Đúng là nghiệt súc! Có cách nào giữ cho nó nằm yên không?

Hoà thượng trụ trì đáp:

– Muốn cho con nghiệt súc ấy nằm yên không có gì khó, chỉ cần xây một tòa bảo tháp là xong!

Thái tử nghe thế vui mừng nói:

– Thế thì quá tốt, tôi về tâu việc này lên cho phụ vương rõ, rồi truyền chỉ xây tháp, giữ con nghiệt súc nằm yên!

Hòa thượng trụ trì liền chắp tay thi lễ:

– Thái tử vui lòng xây tháp, thật là Bồ Tát hộ trì!

Hôm sau Hòa thượng trụ trì đưa một số người thợ nề, thợ đá đến bãi cát, bốc một nắm cát bùn đưa lên mũi ngửi, cúi rạp người xuống dán lỗ tai lên cát nghe ngóng, từ đông sang tây, từ tây sang đông, đi tới đi lui. Cuối cùng, ngài đến cửa núi Phạm Sơn không xa Bách Bộ sa, lấy thiền trượng vẽ lên một vòng tròn và nói:

– Đây là chỗ xây tháp!

Hoàng thái tử tỏ vẻ không hiểu, vị trụ trì bèn giải thích rằng:

– Muốn xây tháp trấn rồng thì phải xây đúng tại chỗ yết hầu của nó tính lên bảy tấc.

Hoàng thái tử nghe thầy trụ trì nói có lý, bèn phái một ông quan áo vàng lưu lại Phổ Đà Sơn trông coi việc xây cất bảo tháp, còn mình thì trở về kinh.

Trọn một năm trời trôi qua, một tòa tháp bốn góc xinh xắn được xây lên, đó chính là tháp Đa Bảo hiện nay vậy. Vì tháp này do một vị thái tử triều nhà Nguyên cúng dường việc xây cất nên cũng có tên là tháp Thái Tử.

Hôm ấy tháp vừa xây xong xuôi, cũng rơi đúng vào ngày lễ trung thu, con rồng nhỏ cũng vừa mới tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Nó tính duỗi chân, trườn mình cho thư thái thân rồng, nhưng nó cảm thấy toàn thân không được tự tại, bèn mở to mắt rồng xem xét, thấy có bốn cây cột trụ vừa to vừa dài kềm chặt đầu cuống họng, khiến cho nó không có cách nào động đậy. Nó cảm thấy nóng nảy vô cùng, muốn lấy sừng rồng húc gãy cột trụ nhưng phía trên lại có một cuốn kinh Pháp Hoa trấn giữ, cho nên nó húc thế nào đi nữa cũng không vùng vẫy được.

Nó bèn nổi giận, hất đầu rồng, hắt hơi thật mạnh, một trận cuồng phong bèn nổi lên cuốn đỉnh tháp xuống biển. Thấy thân tháp cũng gần muốn xiêu đổ, vị quan thái giám áo vàng lo sợ vô cùng, vội chạy đi tìm hòa thượng trụ trì.

Đúng ngay lúc ấy, đột nhiên trong viện sau của thiền tự có ánh sáng vàng chiếu lên rực rỡ, một gian phòng từ trước đến nay vốn bị bỏ trống khóa chặt bỗng bật mở, khóa rơi xuống đất. Mọi người chạy lên xem, bên trong thấy có một bàn thờ Phật, trên bàn có đài sen báu, trên đài sen chỉ có một bình bát bằng lưu ly đang phóng ánh sáng vàng, trên bát có đắp một giải lụa vàng với hàng chữ: “Đa Bảo tháp trấn nghiệt long, lưu ly bát bình yêu khí” (Đa Bảo tháp trấn giữ nghiệt long, bình bát lưu ly dẹp trừ yêu khí).

Vị hoà thượng trụ trì thấy thế vội bưng cái bình bát lưu ly, cứ ba bước lễ một lễ, lên tới tháp Đa Bảo, đặt bát lưu ly lên đỉnh tháp.

Thật là kỳ lạ, sóng gió lập tức lặng yên và tháp Đa Bảo không còn lung lay nữa.

Từ đó, nước thủy triều chỉ dâng lên đến Bách Bộ Sa là ngừng, Đa Bảo Tháp vững vàng đứng cao sừng sững trên đảo Phổ Đà!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 14198)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
21/09/2010(Xem: 3726)
Chúng ta nhìn thấy trên đây bức hình của pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt bằng gỗ sơn son thiếp vàng, cao 3 mét 60 đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội, Việt Nam. Pho tượng nầy đã được phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt đang được trân quý và giữ gìn tại Chùa Ninh Phúc còn gọi là Chùa Bút Tháp tại tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Những đường nét tinh tế, điêu luyện và sự bố cục cân đối trong tư thế ngồi rất hùng tráng của pho tượng đã đạt đến đỉnh cao mỹ thuật của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 17. Đã nhiều lần, pho tượng đã được đem đi ra ngoại quốc để triển lãm. Hiện nay, pho tượng nầy đã được dùng làm tượng mẫu để điêu khắc hàng nghìn pho tượng lớn nhỏ khác nhau bởi nhiều điêu khắc gia tài ba lỗi lạc đã được thỉnh về tôn trí rất nhiều nơi trong nước cũng như rất nhiều chùa viện tại hải ngoại. (Hình trên là pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt (cao 3.60 mét) đang được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, Hà Nội)
17/09/2010(Xem: 5856)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
17/09/2010(Xem: 6219)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát. Theo Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, 50 Ngôi vị tu tập của Bồ Tát gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị và Thập Địa Vị.
16/09/2010(Xem: 4077)
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
31/08/2010(Xem: 7800)
Vị Đại Sỹ luôn lắng nghe âm thanh của mọi loài chúng sanh mà cứu độ, là nơi nương tựa cho bao chúng sanh trong cơn đau khổ, nguy cấp, hiểm họa, tật bệnh, đói nghèo,...Chúng con xin tập lắng nghe theo hạnh của Ngài, biết lắng tai nghe với sự chú tâm và thành khẩn, biết chia sẻ phước báu của mình để cho cuộc đời bớt khổ. Nguyện cho Thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Tất cả mọi người Hiểu và Thương quý nhau trong suối nguồn vi diệu pháp.
28/08/2010(Xem: 10008)
Hình Ảnh: Đại Bi Xuất Tướng Ban Biên Tập quangduc.com kính giới thiệu đến quý đọc giả hình ảnh Đại Bi xuất tướng của Pháp sư Y Lâm người Đài Loan vẽ về hình tượng 88 thân Quán Thế Âm Bồ Tát theo Đại Bi thần chú.
28/08/2010(Xem: 8356)
Đại Bi xuất tướng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm đồ họa
07/07/2010(Xem: 8631)
Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? - Và do nhơn duyên gì tu tập Đạo Bồ Đề? Nếu có Bồ Tát thường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật, tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, tin vui Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
26/06/2010(Xem: 4296)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài. Các học giả cho rằng vào đời nhà Tống (960-1126) Ngài được tạo hình là thân đàn ông. Tại Ấn độ, Ngài thường được tô vẽ như là một hoàng tử trẻ đẹp, trên đầu đội mảo có hình Phật ở giữa. Nhưng từ thế kỷ thứ 12 về sau, Các hình tượng của Ngài khắp Á Châu được biểu tượng bằng hình dạng của một vị Thánh Nữ. Không ai biết chính xác khi nào có sự thay đổi này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]