Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu sách mới: Dreams of Tuệ Sỹ (Giấc Mơ Tuệ Sỹ)

10/01/202408:39(Xem: 4864)
Giới thiệu sách mới: Dreams of Tuệ Sỹ (Giấc Mơ Tuệ Sỹ)

Dreams_Thay Tue Sy




Lời giới thiệu cuốn sách "Giấc Mơ Tuệ Sỹ"


Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê.

Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.

Trong cuốn sách này, tôi xếp các bài thơ của Thầy ra 5 phần:

Phần 1: Ngục Trung Mị Ngữ là tuyển tập chứa đựng 18 bài thơ trong tổng số 50 bài Hòa Thượng Tuệ Sỹ viết trong thời gian Thầy bị tù. Đáng tiếc là không ai tìm được 32 bài thơ đã bị mất. Thầy viết bằng tiếng Hán và phiên âm Hán Việt. Tôi dịch sang tiếng Việt và tiếng Anh.

Tôi chọn dịch 9 bài: Bài số 1, 2, 4 và 13 diễn tả lòng tự tại, vô úy của Thầy, bài số 3 diễn tả tâm từ bi của Thầy, bài số 8 và 9 diễn tả tính khôi hài của Thầy, bài số 10 diễn tả nỗi lo của Thầy, và bài số 16 Thầy kể lại cuộc chiến đấu với chính bản thân 30 năm qua. Cái tâm từ bi, lòng tự tại, vô úy và tính khôi hài (đối đầu với độc ác, vô minh và đê tiện) chỉ có được khi Thầy đã chiến thắng được bản thân.

Phần 2: Những điệp khúc cho dương cầm. Đây là 23 bài thơ ngắn mà Thầy đưa âm nhạc và Thiền vào thơ để tạo thành 23 điệp khúc cho dương cầm.

Phần 3: Tĩnh thất. Đây là 32 bài thơ ngắn được Thầy đặt tên là Tĩnh thất (Phòng Tĩnh tọa). Tất cả những bài thơ này không chỉ chứa đựng ít nhiều Thiền ý trong đó, mà còn phơi bày nỗi lòng của Thầy đối với đất nước.

Phần 4: Thiên lý độc hành. Đây là 13 bài thơ Thầy viết về một chuyến đi vạn dặm của một Thiền sư cô độc, nhưng chuyến đi đó không có khởi đầu và cũng không có kết thúc.

Phần 5: Giấc mơ của Núi. Tất cả các bài thơ còn lại của Thầy đều được để vào đây và được sắp xếp theo thứ tự ABC.

Cuốn sách này được bắt đầu viết trong mùa lễ Tạ ơn năm 2023, để tạ ơn Thầy về những đóng góp vô giá của Thầy cho thế giới này. Thơ chỉ là một phần nhỏ trong di sản của Thầy, vì thế, trong cuốn sách này tôi có trích thêm phần dịch kinh và khảo luận của Thầy. Nếu có gì sai sót, xin quý vị góp ý, để lần in tới sẽ hoàn hảo hơn. Tôi xin cám ơn trước.

Terry Lee



***


Trong phần giới thiệu cuốn sách này cho độc giả nói tiếng Anh, tôi viết:

This bilingual book includes most of the late Venerable Tue Sy's poems, with explanations and English translations by Terry Lee.
Tue Sy was a Buddhist monk who was sentenced to death by the Vietnamese Communist government, then reduced to 20 years under international pressures, due to his non-violent support of his Church. After 14 years 4 months and 20 days, they persuaded him to sign a plea for pardon, but he bravely announced that they had no rights to judge him, therefore, no rights to pardon him. They were obliged to release him after his 10-day total hunger strike.

His poetry does not contain hatred, only compassion, love and Zen concepts. It is interesting to note that he did not use the Zen language in his poems. Instead, he used the language of the lovers, an insect, or a mustard seed, as in the following examples:
1) Carrying a dream in my heart, I wander, wondering,
Where can I find the moon to pick it down for you?
2) The cicadas’ melody bounces back, rippling on cue notes,
The tears of their summer mourning are drying up the ocean.
3) A thousand years ago, I went up those mountains,
A thousand years later, I went down these stairs.
The mustard seed’s eyes are wide opened:
“Where are your footprints?”

He passed away on November 24, 2023. In his will, he left 8 words:

"The world has end; my vows are infinite."
But he did not state what his vows were.
Likewise, more than 2,500 years ago, the Buddha gathered his disciples together for a talk on Dharma. Instead of speaking, however, the Buddha simply held up a lotus flower in front of him without saying a word. Everyone in the assembly was baffled, but one of them, Mahakasyapa, suddenly understood the Buddha’s meaning and smiled. The Buddha said,
“I possess the true Dharma eye, the marvellous mind of Nirvāṇa, the true form of the formless, the subtle Dharma gate that does not rest on words or letters but is a special transmission outside of the scriptures. This I entrust to Mahakasyapa".

I believe Venerable Tue Sy confided his vows in his literature.
In the book Śrīmālādevī Siṃhanāda Sūtra that Venerable Tue Sy translated and explained, he cited Mrs. Śrīmālā's 3 great wishes:

1) May I bring peace to innumerable and unlimited living beings.
2) May I explain the True Dharma, for the sake of all living beings without wearying.
3) May I abandon body, life, and wealth to uphold the True Dharma.
I read from his poetry that these 3 great vows were also his vows, even though he had not accomplished the first vow.
I challenge you to find his vows in his poetry.

***


Bài thơ Luống Cải Chân Đồi.

Vác cuốc xuống chân đồi
Nắng mai hồng đôi môi
Nghiêng vai hờn tuổi trẻ
Máu đỏ rợn bên trời

Sức yếu lòng đất cứng
Sinh nhai tủi nhục nhiều
Thân gầy tay cuốc nặng
Mắt lệ nóng tình yêu

Thầy tóc trắng bơ vơ
Con mắt xanh đợi chờ
Đèn khuya cùng lẻ bóng
Khúc ruột rối đường tơ

Tuổi Thầy trông cánh hạc
Cánh hạc vẫn chốc mồng
Mắt con mờ ráng đỏ
Ráng đỏ lệ lưng tròng

Chân đồi xanh luống cải
Đời ta xanh viễn phương
Sống chết một câu hỏi
Sinh nhai lỡ độ đường.



Giải thích

Bài này Thầy phụ đề là Thầy viết năm 1975, chắc là sau khi Thầy ra Nha Trang cứu trợ đầu năm 1975 rồi Thầy ở đó luôn cho tới năm 1977 mới về Sài gòn. Như vậy thì hoàn cảnh sáng tác bài thơ này rất có thể là tiếng nói nhẹ nhàng cho số phận của đất nước mình sau biến cố 1975. Những người còn ở lại Việt Nam khi đó cũng “thân gầy, tay cuốc nặng” trên vùng kinh tế mới, còn cha, mẹ già của họ cũng “tóc trắng bơ vơ” ở lại thành phố, bám víu ở đó, oái oăm thay, để cứu trợ cho những người bị đày đi kinh tế mới. Hiểu như vậy thì bài thơ này đâu phải Thầy viết để than vãn về hoàn cảnh của Thầy đâu, mà viết cho chúng ta, những người mà tiếng nói đã bị dập tắt sau 1975, bị đuổi lên vùng kinh tế mới, thân phận kiến ruồi, bỏ cha mẹ già ở lại nhà.



Ở phân đoạn 3, tôi đứt ruột với 2 câu thơ của Thầy.

Thầy, tóc trắng bơ vơ
Con, mắt xanh đợi chờ

Tôi dịch, cố gắng giữ sự đối xứng của 2 câu thơ:

My father, white haired, was desolate.
I, exhausted eyes, was awaiting.

Chữ xanh mắt ở đây không phải là mắt màu xanh, vì ở câu dưới, Thầy đã khẳng định là mắt đỏ (mắt con mờ ráng đỏ). Xanh đây là xanh xao, mỏi mệt (pale, tired, exhausted).



Đèn khuya cùng lẻ bóng
Khúc ruột rối đường tơ

có nghĩa là cả 2 chúng ta cùng lẻ bóng (đơn chiếc) và cùng đứt ruột nhớ nhau, tôi dịch là “Our broken hearts were twisted by tangled threads”, vì đau ruột, đau lòng tiếng Anh là broken heart.

Ở phân đoạn 4,

Tuổi Thầy trông cánh hạc
Cánh hạc vẫn chốc mòng



Ông Nguyễn Bá Chung, trong cuốn Dreaming the Mountain, dịch:

My father dreams a crane's wings
The crane is dreaming too

Nghĩa đen là

Cha tôi mơ mộng đôi cánh chim hạc
Chim hạc cũng mơ mộng



Chữ "cánh hạc" dùng để chỉ những người cao niên, vì thế, "tuổi Thầy trông cánh hạc" là tuổi Thầy thấy đã già. Chữ "trông" là trông thấy, không phải trông chờ, mơ mộng (dream). Dịch "cánh hạc" là crane's wings, chẳng khác gì dịch "không sao đâu" là "no star where".



Còn "chốc mòng" là trông đợi đến mắt bị nổi mòng, ý nói trông đợi mỏi mòn (chốc = chốc lở, mòng = mòng mắt). Từ "chốc mòng" đã được cụ Nguyễn Du sử dụng trong truyện Kiều:

Nước non cách mấy buồng thêu
Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng.

Không biết ông Chung nghĩ sao mà dịch "cánh hạc cũng chốc mòng" là "the crane is dreaming too"?

Để dịch chữ “chốc mòng”, tôi chọn một câu thành ngữ của tiếng Anh, đó là “a sack on the shelf”. Tự điển Cambridge giải thích chữ “on the shelf” là người già, không có ai để ý tới, đối với đàn bà thì đã quá tuổi lập gia đình (not noticed, if someone, usually a woman, is on the shelf, she is not married and is considered too old for anyone to want to marry her).

Thi sĩ người Mỹ da đen Maya Angelou, người được Tổng thống Clinton mời đọc thơ của bà trong ngày lễ nhậm chức của ông đầu năm 1993, trong bài thơ “On Aging” (Tuổi già), viết “like a sack left on the shelf” để chỉ những người già cô đơn, bị bỏ quên, như bao bố bị bỏ quên trên kệ.



When you see me sitting quietly
Like a sack left on the shelf.

Tôi dịch:



Vegetable beds at the foothills

Hoe on my shoulders as I go down the hill,
The morning sun makes my lips red.
My shoulders tilt: How I miss my youth!
The sky appears blood red.

Weak arms against hard soil,
There are embarrassing indicators about my livelihood.
The slim body against the bulky hoe,
My wet eyes are warmed by my love of this place.

My father, white haired, was desolate.
I, exhausted eyes, was awaiting.
We were both lonely in the late evenings.
Our broken hearts were twisted by tangled threads.

Father, in his golden years,
Like a sack left on the shelf.
My eye sockets are bloodshot,
As they are filled with tears.

The foothills are now covered with green vegetable beds.
But my life is further afield.
My livelihood has pushed aside
The question of life and death.



Mộng ngày


Ta cỡi kiến đi tìm tiên động,
Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ,
Cóc và nhái lang thang tìm sống,
Trong hang sâu con rắn nằm mơ

Đầu cửa động đàn ong luân vũ,
Chị hoa rừng son phấn lẳng lơ.
Thẹn hương sắc lau già vươn dậy,
Làm tiên ông tóc trắng phất phơ.

Kiến bò quanh nhọc nhằn kiếm sống,
Ta trên lưng món nợ ân tình.
Cũng định mệnh lạc loài Tổ quốc,
Cũng tình chung tơ nắng mong manh.

Ta hỏi kiến nơi nào cõi tịnh,
Ngoài hư không có dấu chim bay.
Từ tiếng gọi màu đen đất khổ,
Thắp tâm tư thay ánh mặt trời?

Ta gọi kiến, ngập ngừng mây bạc,
Đường ta đi, non nước bồi hồi.
Bóc quá khứ, thiên thần kinh ngạc,
Cắn vô biên trái mộng vỡ đôi.

Non nước ấy trầm ngâm từ độ,
Lửa rừng khuya yêu xác lá khô.
Ta đi tìm trái tim đã vỡ,
Đói thời gian ta gặm hư vô.



Giải thích

Đọc “ta gọi kiến, ngập ngừng mây bạc”, gọi kiến mà mây bay lại, khiến tôi có cảm tưởng như đang đọc thơ của Phó Đại Sĩ, một thiền sư nổi tiếng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5. Bài thơ có câu:

人從桥上过
桥流水不流

Nhân tùng kiều thượng quá
Kiều lưu thủy bất lưu.

Người trên cầu qua lại
Cầu trôi, nước chẳng trôi.


Câu thơ “ngoài hư không, có dấu chim bay” của Thầy khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện khi hai thầy trò Mã Tổ Đạo Nhất và Bách Trượng Hoài Hải (thế kỷ thứ 8) đi dạo, thấy một đàn chim bay qua, thì Mã Tổ mới hỏi Bách Trượng là đàn chim đâu rồi, thì Bách Trượng trả lời là chúng bay mất rồi. Ngay lập tức, Mã Tổ vặn mũi của Bách Trượng thật mạnh và hỏi “hà tằng phi khứ?” ( 何曽飛去, từ vô thủy đến nay chúng có bao giờ bay mất đâu?), khiến trong cơn đau điếng, Bách Trượng chợt ngộ đạo. Vì thế, tôi dịch câu thơ của Thầy là nơi hư không đó, dấu chim bay luôn luôn có ở đó, chẳng bao giờ biến mất.

Bài thơ 'Mộng Ngày' có 6 phân đoạn.

Trong phân đoạn 1, tôi dùng chữ “where death does not exist” để tả cõi trường sinh, thay vì chữ eternal, vì tôi muốn nhấn mạnh ý của Thầy là nơi đây bất sinh, bất diệt. Mọi hoạt động ở đây đều được diễn tả bằng thì hiện tại (present time), thay vi quá khứ (past time). Toàn bộ câu chuyện trong bài thơ đều được dich ở thì hiện tại, như đang xảy ra, thay vì đã xảy ra. Tiếng Việt không chia thì như tiếng Anh, nên khi dịch qua tiếng Anh ở thì hiện tại, tôi hy vọng đã đoán đúng ý Thầy.

Trong phân đoạn 2, Thầy tiếp tục cho chúng ta thấy sự yên bình bề ngoài ở cõi tiên. Thầy muốn nói dù bất sinh bất diệt, nơi đây tham vọng và ganh tỵ vẫn cỏn. Vì thế, tôi dịch 3 chữ “thẹn hương sắc” của Thầy bằng một câu dài “ashamed of their inferior colors and smell”. Thầy chỉ muốn mượn cõi tiên để diễn tả cõi lòng của Thầy đối với đất nước, nơi tham vọng và ganh tỵ hiện hữu, mà Thầy sẽ viết trong những đoạn sau.

Trong phân đoạn 3, Thầy cho biết Thầy đang mang món nợ trên lưng Thầy. Đó là nợ Tổ quốc, một trong tứ ân của đạo Phật. Câu thơ của Thầy là: “Ta trên lưng món nợ ân tình”, thì rõ ràng là món nợ ân tình Thầy mang trên lưng Thầy, vậy mà không hiểu sao nhiều người dịch là Thầy đeo món nợ đó lên lưng con kiến? Đeo món nợ của mình lên lưng kẻ khác? Tôi chắc chắn Thầy không làm chuyện đó. Ý nghĩa của bài thơ ở đoạn này là Thầy cưỡi trên lưng con kiến, và Thầy đeo trên lưng Thầy món nợ Tổ quốc. Chữ “tổ quốc” được lập đi lập lại ở 2 câu kế tiếp: “Cũng định mệnh lạc loài Tổ quốc” có nghĩa là Thầy cũng lạc loài mất nước, như bầy kiến kia mất tổ. “Cũng tình chung tơ nắng mong manh” có nghĩa là Thầy cũng yêu đất nước của Thầy như bầy kiến kia yêu tổ. Tình yêu này sao lại mong manh như tơ nắng? Đừng thấy tơ nắng mong manh mà coi thường nó. Có ai mà cắt đứt được tơ nắng không? Đây là tơ nắng, chứ không phải tia nắng. Cái khác biệt rất lớn, vì sợi tơ có thể trói buộc được.

Trong phân đoạn 4, trên đường đi tìm cõi tịnh, nơi chim đã bay qua nhưng dấu vết luôn còn đó để ta có thể theo dấu đó mà tìm tới. Đó là cõi giác mà thiền sư Bách Trượng tìm thấy khi sư thấy được dấu chim bay. Với lòng yêu quê hương tha thiết, cõi tịnh của Thầy là nơi quê hương ta đó, ngày nào tâm tư thắp sáng, thay cho ánh mặt trời.

Trong phân đoạn 5, Thầy diễn tả lòng yêu nước của Thầy nồng nàn tới nỗi cảm động cả mây trời và đất nước. Không thể có gì cản trở được đường Thầy đi. Khi Thầy lột trần quá khứ tội ác Cộng sản đối với đất nước, thiên thần cũng phải kinh ngạc. Như đã viết ở trên, không biết là thiên thần kinh ngạc về hành động can đảm của Thầy, hay họ kinh ngạc về sự tàn ác của Cộng sản, hay cả hai.

Trong phân đoạn cuối, tôi hiểu chữ “trầm ngâm” của Thầy là stalemate (đóng băng, bế tắc), và “lửa rừng khuya yêu xác lá khô” là cháy dữ dội. Đó là biến cố 30/4/75. Còn biến cố nào mà cháy dữ dội hơn, tàn phá hơn biến cố 30/4? Trong bài này, Thầy chỉ dùng chữ “trầm ngâm” để diễn tả những ngày sau biến cố đó, nhưng trong bài Bài ca cuối cùng Thầy viết xót xa lòng hơn:

Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa
Vỗ lề đường đoán mộng tương lai
...
Đêm qua chiêm bao ta thấy máu
Từ sông Ngân đổ xuống cõi người
Bà mẹ xoi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời

Bà mẹ móc tim con lấy ngọc để sống? Không phải Thầy tưởng tượng đâu bạn, những chuyện cha mẹ phải bán con để sống không thiếu ở cái xứ ra ngõ gặp anh hùng này. Đau đớn thay cho một dân tộc đã bị lường gạt đến không còn sinh lộ!

Từ ngày đó, vì đất nước đã bị đóng băng, bế tắc, Thầy không ngừng đi tìm lại trái tim Việt Nam đã vỡ nát, dù đói khát cũng không làm Thầy nản chí.

Tôi dịch chữ “hư vô” trong câu chót của bài thơ “đói thời gian ta gặm hư vô” là emptiness, thay vì nothingness. Nothingness phủ nhận sự hiện hữu của tất cả mọi thứ, cả không gian và thời gian, còn emptiness không phủ nhận sự hiện hữu của chúng mà chỉ giữ cho tâm mình được trống vắng tuyệt đối, không bị lay động bởi ngoại cảnh. Giấc mơ có thực, không phải là nothing. Giấc mơ, dù về mặt vật chất thì chúng trống rỗng (empty), nhưng chúng là những hình ảnh sống động. Chắc chắn nhiều người đã nhiều lần la hét và đổ mồ hôi trong mơ.

Cuối cùng, tôi dịch tựa bài thơ là Daydream, thay vì Day Dream, vì dream xảy ra khi ta ngủ, còn daydream xảy ra khi ta thức.

Daydream

On the back of an ant, searching for a sanctuary,
Where death does not exist, I find a herd of butterflies fluttering,
And some toads and frogs wandering around, looking for food,
While deep in its cave, a snake is daydreaming.

At the entrance, dancing round the forest flowers are a swarm of bees,
Proudly showing off their beautiful colors and attractive perfume.
Ashamed of their inferior colors and smell, the reeds’ flowers stand up,
Looking like old angels’ white hair, wavering in the wind.

Here are some ants running around, searching for their homelands.
With a heavy debt of love that I carry on my back,
I also find myself homeless, sharing the same fate with the ants,
And the love for our homelands, which is as fragile as sunlight threads.

I ask my ant where the tranquil world beyond the void is,
Where traces of bird flights can always be seen,
And from the darkness of our suffering Earth,
Rises the light of hope, in lieu of sunlight?

I call the ants, but the silver clouds loosely arrive instead,
And my homeland trembles following my path.
The angels look surprised when I stripped off my country’s past,
And her dream fruit broke in half when I bit the limitless.
My country has been in stalemate,
Since the day her forests were furiously burnt down.
In search of her broken heart,
I’ll bite the emptiness when I’m hungry for time.






🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Cảm ơn Giáo Sư Toán học Terry Lee đã viếng thăm Tu Viện Quảng Đức và gởi tặng tập sách giá trị này mà anh đã dày công dịch thuật và chú giải những áng thơ trác tuyệt "Giấc Mơ" của Ôn Tuệ Sỹ. Phải nói rằng đây là một công trình tim óc mà anh Terry đã cống hiến cho quý đọc giả gần xa yêu thích thơ của Ôn Tuệ Sỹ. Ngôn ngữ trong thơ của Ôn dùng luôn là áo nghĩa, ẩn ngữ và quá điêu luyện, khiến người đọc khó hiểu, nay nhờ bản dịch tiếng Anh và những lời giải thích của anh, đọc giả mới vỡ òa.... Càng đọc thơ tập này của Ôn, người đọc càng thấu rõ hơn về những ước mơ, hoài bảo và chí nguyện của Ôn dành cho xứ sở và nền Phật Giáo Việt Nam trong thời hiện đại.


Kính mời quý độc giả order sách quý này ở Amazon link:

https://www.amazon.com.au/s?k=Dreams+of+Tu%E1%BB%87+S%E1%BB%B9&crid=2QKQNI5IP5ZL1&sprefix=dreams+of+tu%E1%BB%87+s%E1%BB%B9%2Caps%2C211&ref=nb_sb_noss_1

giac mo tue sy-2
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

terry lee
***


Kính mời vào xem:
Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu


hoa thuong tue sy (91)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2010(Xem: 9338)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
16/11/2010(Xem: 10891)
“Nam Kha nhất mộng đoạn, Tây Vức cửu liên khai, phiên thân quy Tịnh Độ, hiệp chưởng lễ Như Lai
30/10/2010(Xem: 3579)
Tiểu sử cho biết rằng, vào năm 1542 sau khi dâng sớ lên vương triều Mạc đòi chém 18 kẻ lộng thần, nhưng không được vua Mạc bấy giờ là Mạc Phúc Hải chấp thuận. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền cáo quan về lại quê quán ở làng Trung Am. Nay là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Dù thất bại ở triều đình không thực hiện được hoài bão như dự tính lúc ban đầu: Dân giai thức mục quan tân chính
30/10/2010(Xem: 5289)
Như tôi cũng đã thưa rồi, hiếm ai dành nhiều thời gian để nhớ về mẹ như tôi. Chuyện gì buồn vui cũng là cái cớ để tôi nhớ về mẹ bằng tất cả tim óc. Tôi đã nhớ mẹ qua bất cứ hình ảnh nào của các bậc cha mẹ trong đời mà tôi quen biết, trong giao thiệp hay chỉ nhìn thấy trên phim ảnh sách báo... Có điều là không ít hình ảnh trong số đó cứ khiến tôi đau đáu một nỗi riêng không chịu thấu: 1. Họ là những bậc cha mẹ với tuổi đời chưa bao nhiêu nhưng đã bắt đầu quên mất tuổi trẻ của mình cho đứa con đầu lòng. Một tuổi trẻ tất bật áo cơm, không có rong chơi, không có ngơi nghỉ, không có thời gian riêng tư, dẹp luôn những không gian độc lập để sống như mình vẫn ao ước thời chớm lớn. Họ Mất hết cho cái mà họ cho là Được – đó chính là đứa con! Nhìn họ tôi nhớ mẹ!
28/10/2010(Xem: 3228)
ù bây giờ đã qua hết những ngày tất tả ngược xuôi lo chạy gạo bữa đói bữa no, lăn lóc chợ trời nhục nhã ê chề tấm thân; những ngày dầm mưa dãi nắng lặn lội đi thăm nuôi nhưng những kỷ niệm buồn sâu thẳm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi mãi mãi mỗi độ tháng tư về. Sau khi hai đứa con ra đi được hai ngày, tôi được tin chuyến tàu bị bể. Tôi vừa bàng hoàng vừa cầu xin đó không phải là sự thật, nếu quả đúng như vậy liệu tôi có còn đủ sức chịu đựng hay không vì chồng tôi đang còn ở trong trại cải tạo. Nóng ruột quá, tôi bèn rủ một em học trò cũ lên nhà bà chủ tàu để dò hỏi tin tức. Khi đi thì hăng hái như vậy nhưng gần đến ngõ rẽ đi vào nhà, tôi không còn can đảm tiếp tục bước nữa. Tôi ngồi lại một mình dưới gốc cây vừa niệm Phật vừa cầu xin, mắt không rời theo dõi vào con ngõ sâu hun hút đó. Càng chờ ruột gan càng nóng như lửa đốt, không chịu nổi nữa tôi đi liều vào. Vừa đến nơi hai chân tôi đã muốn khuỵu xuống, một bầu không khí im lặng nặng nề, hai người ngồi như 2 pho tượng; sau đó em h
21/10/2010(Xem: 10444)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 3718)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 14941)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 3460)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 13299)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]