Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại

03/08/202306:35(Xem: 1498)
Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại

 

NS Tam Van-3

Nuôi Dưỡng Để Tồn Tại




 

Sống ở trên đời con người ai cũng muốn tìm kiếm hạnh phúc và chờ đợi sự bình yên. Nhưng giữa thế giới đầy biến động khiến chúng ta trở nên yếu đuối bất lực, hụt hẫng và rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng, những lúc như thế không có gì bằng là được một ai đó nâng đỡ cho bạn nương tựa, truyền cho bạn sức mạnh để xoa dịu vết thương, để vượt qua những chặng đường nghiệt ngã đó, sự yểm trợ mà ai cũng cần ở trong đời.

Cuộc sống này thì nó quá rộng lớn,
còn chúng ta thì quá nhỏ bé; khi mà chúng ta bước vào đời sống này, thì chưa có chuẩn bị kịp những hành trang như là nội lực hay là sự hiểu biết trong đời sống, cho nên có những sự việc xảy ra, những biến động, những biến cố đã dễ dàng làm cho chúng ta gục ngã. Nên xét cho cùng thì trong đời sống này, có bao nhiêu người được hạnh phúc và mỉm cười một cách thanh thản trước những đổi thay bất chợt đó.

 

Tuy nhiên là chúng ta cũng đã nhiều lần cố gắng nhưng không thể vượt qua được. Chẳng hạn như khi chúng ta rơi vào một trạng thái bất an không còn một chút năng lượng nào hết, chúng ta buồn chán mà không có lý do, thấy mình dễ dàng tức giận khó chịu, thấy cuộc sống không có niềm vui v.v... Rồi đến một lúc nào đó, vào một buổi sáng khi thức dậy, cảm thấy buồn chán mệt mỏi và năng lượng bị tụt xuống, nhận  thấy có nhiều sự lo âu và sợ hãi.

 

Cõi người như một giấc mộng hãy quay trở về. Nếu lúc này tâm hồn quá yếu đuối, thì bạn cần trở về với gia đình, có một bữa ăn cùng với người thân, bạn bè, ngồi lại uống trà với họ để bạn được nuôi dưỡng và tiếp nhận những năng lượng yêu thương từ họ, bạn cần có một đoàn thể huynh đệ, cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc là bạn có những buổi trò chuyện với nhóm bạn có năng lượng bình an, bạn cần có một đoàn thể có năng lượng  tích cực tươi mát để họ tiếp sức giúp đỡ cho bạn.

 

NS Tam Van-01


Có những lúc bị ngã xuống nhưng không đủ sức đứng lên, thì rất cần bàn tay ai đó nâng đỡ với sự yêu thương và thấu hiểu,

Cần nương tựa vào nhau thì bạn mới đi qua được những trận cuồng phong, chúng ta không phải là những cá thể có thể tồn tại biệt lập được, muốn tồn tại trong cuộc đời này, bạn phải nương tựa qua lại lẫn nhau, gọi là tương tác cần sự yểm trợ và cần sự sẻ chia trong mọi hình thức của những người xung quanh.

 

Trong những cuộc trò chuyện ngồi lại với nhau như vậy, lòng của bạn sẽ được cởi mở ra, tim bạn không còn hẹp hòi nữa, không còn những khó khăn bên trong, trong đời sống bạn cũng cần có một điểm tựa, cần sự tin tưởng, cần những năng lượng an lành của những người xung quanh giúp bạn yêu cuộc sống này hơn, chúng ta vẫn luôn cần có sự nương tựa để mình tồn tại, dù cho rằng bạn có mạnh mẽ đến đâu thì bạn cũng không thể tách rời quần thể.

 

Cũng có thể trồng một cây hoa để ngắm nhìn nó lớn lên có sự thay đổi, ngắm nhìn ánh bình minh hay mặt trời lặn có thể sưởi ấm cho tâm hồn, bạn chỉ cần làm những việc nhỏ nhặt hằng ngày trở nên có ý nghĩa hơn, không nhất thiết phải rời cuộc sống đời thường tìm kiếm những điều phi thường, bạn chỉ cần tiếp nhận thói quen đơn giản thực tập thì bạn sẽ trở nên an yên.

 

Lúc này bạn phải cần có một không gian tĩnh lặng, để bạn nghỉ ngơi và quay về bên trong, cũng giống như một ngôi nhà mình cần phải dọn dẹp bớt những thứ không cần thiết, để cho bên trong ngôi nhà của bạn được trống trải mát mẻ, rồi bạn ngồi xuống thưởng thức một tách trà, lắng nghe một khúc nhạc êm dịu thì sự thảnh thơi sẽ có mặt ở trong bạn.

 

Lúc bấy giờ bạn đã sẵn sàng chuẩn bị bước ra bên ngoài thì bạn phải có sự tươi mát và một nội lực với một trái tim đầy năng lượng tích cực vô tư cho những bước tiếp theo.

 

Với đôi mắt đầy thiện cảm bao dung và người vô tư hồn nhiên, có phải chăng để làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn không?

 

 Cảm ơn tất cả những năm tháng vui vẻ bình yên và cả những tháng ngày khó khăn trắc trở, nhưng bạn có thể mỉm cười và đối diện với những tháng ngày vui buồn ấy và không bao giờ từ bỏ chính mình. Bởi vì bạn đã và đang tình nguyện dấn thân vào con đường tự do.

 

Mỗi một cuộc đời trải qua ít nhất là có sự lựa chọn trên đường đời, giúp chúng ta có sự can đảm mạnh mẽ nhưng cũng có những sự hy sinh không nhỏ. Sự trưởng thành giúp cho ta nhận ra mọi thứ xung quanh mình, có những con người chúng ta gặp gỡ trong kiếp sống này cho ta  đầy sự lương thiện.

 

Nếu bạn có một trái tim đơn giản, sẽ không có quá nhiều phiền muộn hay lo lắng và chúng ta sẽ không cần phải tranh đấu, mà ngược lại sẽ luôn cảm thấy nhẹ nhàng với tất cả mọi thứ.

 

 Thời gian trôi qua những lo lắng hay vận mệnh của một kiếp người, rồi mọi người sẽ theo nghiệp riêng đi về hướng của riêng mình, tùy sự lựa chọn của bạn cho nơi ấy hạnh phúc u sầu phiền muộn hay khổ đau.

 

Đời người như một giấc mộng hãy quay về. Mục đích cõi sinh mệnh của con người trong thời gian này không phải là đến tận hưởng, mà là để tu dưỡng tâm tánh, cõi trần chỉ là một quán trọ là cõi tạm là một nơi ta lưu lại một khoảnh khắc thời gian nào đó.

 

Nhưng không biết còn cách nào khác là mỗi người phải giã biệt nhau, chúng ta đã sẵn sàng từ biệt những người chúng ta yêu thương chưa? Chúng ta có mặt trên cõi đời này đã để lại những gì và gởi gắm điều gì cho cuộc đời này, rất nhiều điều gì đó mà chúng ta muốn làm và muốn thực hiện nó ngay trong kiếp sống này, nhưng thời gian của chúng ta có hạn.

 

Đôi khi buộc chúng ta phải chấp nhận và giã từ mọi thứ, có thể nhiều kiếp kế tới chúng ta sẽ có mặt ở đâu đó ngay trong kiếp sống này, chúng ta nhớ lại những gì của quá khứ, một chút gì đó của tiền kiếp, hay là của nhiều kiếp đi qua, nhưng đối với ước nguyện của chúng ta luôn luôn được ở một cảnh giới an lành và làm một điều gì đó để đóng góp vào cuộc đời, dù chúng ta có dùng cả cuộc đời để làm một điều gì tốt đẹp lợi ích cho bản thân mình và cho nhân thế, cũng chỉ còn một số ít được lưu lại trong ký ức .

 

 Mỗi một ý niệm, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ thiện lành đều cô đọng lại trong tâm thức của chúng ta, rồi sẽ mang theo và mỗi linh hồn của một con người sẽ tự đi vào cảnh giới mà ta đã chọn. Một phần trong đời sống hiện hữu của chúng ta thiện lành hay bất thiện, để cho một số phẩm chất trong con người của chúng ta được bước ra phát huy một cách rõ nét.

 

 

Như một hồi ức tốt đẹp, nó để lại những âm thanh kỳ diệu trong lòng của bạn, đâu biết được những kiếp kế tới bạn sẽ có mặt  trong một hình hài khác, trong một hoàn cảnh khác, nhưng ý niệm thiện lành mà bạn đã gieo, nó sẽ không bao giờ mất đi, nó sẽ giúp bạn hồi sinh và được phát huy một nhân cách hoàn thiện ở kiếp sống này.

 

Có thể chúng ta sẽ mơ hồ về một sức mạnh tiềm ẩn bên trong, thay đổi được vận mệnh của một kiếp sống hiện tại, nhưng những ý niệm tốt đẹp này nó đều lưu lại một sức mạnh hồi sinh diệu kỳ.

 

Sức khỏe tạo nên một cuộc sống an lạc, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn và một cơ thể thanh tịnh có thể mang lại một trái tim ấm áp, năng lượng tích cực kết nối với trái tim thuần khiết giúp bạn luôn tỉnh thức.

 

Thời gian trôi qua tất cả mọi người sẽ già đi, mọi sự vật sẽ thay đổi và chỉ còn lưu lại những ý niệm, không biết là lúc nào nó kết thúc và tương lai đang có điều gì chờ đợi, nhưng mỗi bước chân trên hành trình này, tin rằng chúng ta sẽ tìm thấy bình yên hạnh phúc, trong tâm thức thiện lành mà chúng ta đã gieo hạt giống tốt, chúng ta giữ lại nó trong những ký ức tốt đẹp nhất, đồng nghĩa là giữ lại một đời người có giá trị.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Tu Viện Như Ý, Kentucky, Mùa hè 2023

Thích Nữ Tâm Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 3145)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
15/06/2024(Xem: 1437)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 766)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 737)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 943)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1339)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 938)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 9086)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 741)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1615)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]