Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của Phật tử Úc Châu được nghe pháp thoại online từ HT Thích Như Điển

05/01/202120:42(Xem: 10310)
Cảm nghĩ của Phật tử Úc Châu được nghe pháp thoại online từ HT Thích Như Điển

2--ht nhu dien9--ht nhu dien
Cảm nghĩ của Phật tử Úc Châu được nghe pháp thoại online từ H T Thích Như Điển trong KHOÁ TU HỌC PHẬT PHÁP LIÊN CHÂU ONLINE lần thứ ba 



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Ôn Phương Trượng Chùa Viên Giác HT Thích Như Điển 

Vì con phải đợi nghe hết giây phút sau cùng của  chương trình online ...con ( Phật Tử Huệ Hương ) mới có thể bày tỏ sự hân hoan và pháp lạc giống như  Cô Chơn Hạnh Tịnh  đã tri ân Ôn và cũng  kính xin phép Ôn cho con trình bày những gì con đã thọ nhận từ Ôn qua bài pháp thoại tuyệt vời này . 

Theo thiển ý của con  qua  lời pháp nhủ ban đầu với đề  tài “ Tu tập làm sao để được an lạc “ Ôn Như Điển muốn truyền tải suối nguồn Đạo Pháp về Tứ Vô Lượng Tâm ( TỪ, BI, HỶ, XẢ ) đến cho những ai muốn đi bước vào con đường Phật Thừa ( không cần biết người đó đang theo Tiểu Thừa , Nguyên Thuỷ hay Đại Thừa..) . Điểm rốt ráo sau cùng phải là Giải Thoát sinh tử và thấy được Ông Phật bên trong của chúng ta ... 


Kính bạch Ôn, khi  Ôn vừa nhắc đến Tứ Vô Lượng Tâm là con  nhớ đến ngay  những lời đã ghi chép trong Cẩm nang  tu tập của con ngày nào : ....

Phật giáo có thể làm được điều tốt nhất cho con người đó là Từ Bi Hỷ Xả và luôn biết an trú trong hiện tại thì mỗi con người đã là một Phật tử rồi ...

Phải chăng đề tài ấy đã nằm trong   3 chữ TU- HỌC - TẬP và Ôn  đã đề cập đến sự cần thiết nhất của một người tu ... đó  là  PHÁP HÀNH

 Tu muốn có an lạc hay không là do sự thực hành do tinh chuyên luyện tập  về 37 phẩm trợ đạo mà các bậc dù chứng thánh quả cao đến đâu ( ví dụ Đức Đạt Lai Lạt Ma ) thường chú trọng nhất đó là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo .

Đó là điều căn bản dẫn đến Giác Ngộ  Giải Thoát Sinh Tử sau cùng rốt ráo ....

Con rất tâm niệm khi được nghe Ôn đã dạy “ Sự học không làm ta giải thoát ... nhưng cánh cửa giải thoát được mở bằng TU, HỌC,TẬP ...

Và cũng làm con nhớ lại những gì đã được học qua dù biết rằng các pháp đều vô sở đắc nhưng.....

Học Đạo, biết Đao thì không thể có đắc Đạo 

Chỉ có hành Đạo mới có thể đến với Đạo 

Và tuỳ theo căn cơ và trình độ tu tập của mỗi người mà sự nghe pháp  đối với mỗi người khác nhau ... ta có tự tại nhU nhuyễn không vì ...Trên con đường giải thoát Ôn Như Điển đã nhắc hai câu thơ của Thiền Sư Hải Tuệ của Trung Quốc 

“ Khi Mê mình  đi tìm Pháp 

Khi Ngộ thì Pháp chính là Người “

Pháp chính là thiền , tịnh , đọc kinh trì chú tuỳ người ...trong khi Phật Pháp là Bất định Pháp và đâu đâu cũng là Phật Pháp ! 

Và Pháp chính là Người khi không còn ngã, nhân, chúng sinh ... và là chân lý 

Hoặc hai câu trong cuốn Tri kỷ của Bụt của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất  Hạnh như sau : 

“Không có con đường nào dẫn đến  hoà bình mà Hoà bình chính là con đường 

Không có con đường nào dẫn đến Niết Bàn mà Niết Bàn chính là con đường “


Có nghĩa là khi chuyển Mê thành Ngộ dù đã có chút trí tuệ nhưng vẫn chưa đủ mà phải hành tinh tấn miên mật, dõng mãnh, kiên trì và sống với điều mình đã ngộ ... mà Ngộ là ánh sáng hào quang vừa rục sáng được một chút rồi ...

Thục hành được Tâm từ Bi Hỷ Xã đó phái có tâm Bồ tát như Ôn khi đi mua bắp khoai trái cây không chỉ lựa chọn những thứ tốt mà sẵn sàng nhận lấy những loại trung bình để đem lại niềm vui cho người khác.  Ngài cũng nhắc đến luyện tập chuyên cần trên con đường Đạo hạnh sẽ dẫn tới trạng thái an bình tịnh lạc qua tư cách , giải tỏa những nỗi oan khiên , không chê trách tông phái và lúc nào cũng nở một nụ cười như Ngài Di  Lạc chứ không phải những nụ cười héo hắt tăng theo cấp số tuổi mất cả hồn nhiên ..

Ôn cũng nhắc đến Nghiệp vi tế rất sâu xa và thế nào “ chết an lạc và tái sinh bình an “ của Tulku Thorndrup do Ôn và TT  Thích Nguyên Tạng soạn dịch hoặc từ “The Life in beyond “ Ánh Sáng của thế giới bên kia ...

Có phải Ngài muốn chỉ dạy rằng Tu học là cốt sống với một tư cách thiện lương trong tình thương bao la với tâm bình đẳng thì mới có thể mở được cuộn chỉ rối ... ( vì cuộc sống được ví như cuộn chỉ rối)  và từ từ với một tâm xã kỷ vị tha mới có thể sống đúng và biết sông như kinh Nhất Dạ Hiền Giả.

Càng nghe đến đâu mới thấy sự trác tuyệt của Ngài từ văn thơ,  Tam tạng Linh Sơn Pháp Bảo   .....đã được đọc mỗi ngày đến 200 trang và còn nghiên cứu lại về thi hào Nguyễn Du . ( đó là tác phẩm thứ 67 của Ôn Như Điển ) Ngài đã nghiên cứu và  chứng minh  được rằng khi viết Tác Phẩm Truyện Kiều là thời gian thi hào Nguyễn  Du đến  Trung Quốc ( 1789-1792)  tu học và mỗi ngày đọc tụng Kinh Kim Cang toàn bộ 2 lần trong ngày, thi hào có .  pháp danh là Chí Hiên.


HT Như Dien_khoa tu 3 phat giao hoi nhap-2021


Kính bạch Ôn , Con chưa thể tiếp nhận trọn vẹn lời dạy của Ôn nhưng với trình độ tu tập hiện nay con chỉ biết tri ân và tự kết luận cho mình một điều ... qua bài pháp thoại này là : Đời sống tâm linh chẳng phải là đời sống của lý trí , do đó không thể dùng lý luận mà tới Đạo cũng chẳng thể chỉ dùng đến sự học vấn . 

Nguồn ánh sáng tâm linh ấy chỉ thấy được ở đáy lòng mình do sự tư duy tỉnh lặng, do sự gạn lọc hết mọi ô nhiễm sau khi soi chiếu và đối thoại với riêng lòng mình mà thôi .

Kính tri ân và đa tạ Ôn Phương Trượng Chùa Viên Giác và kính chúc Ngài pháp thể khinh an....

Kính nguyện cầu Chư Phật mười phương luôn hộ trì Ngài để chúng con tiếp tục nghe được Pháp Bảo Như Lai mà Ngài đã lãnh hội và ban phát lại cho chúng con .

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát ! 

Huệ Hương 

Melbourne 5/1/2021


____

Bài liên quan:
Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Thanh Phi)

Tu Làm Sao An Lạc (thơ) (Bài của Pt Huệ Hương)

Câu chuyện bên lề một bài Pháp  (bài của Pt Hoa Lan Thiện Giới)

Tản Mạn Xung Quanh Một Bài Pháp (Bài viết của Pt Trần Thị Nhật Hưng)



***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8710)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 13853)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
13/01/2012(Xem: 17319)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
09/01/2012(Xem: 5485)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
08/01/2012(Xem: 7700)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
07/01/2012(Xem: 4756)
Chiều nay, chủ nhật 25/5/2003, dù trời Sydney đổ mưa từng cơn nặng hạt, nhưng vẫn không làm chùn bước người về tham dự buổi phát hành Thi phẩm Giấc mơ Trường Sơn của Thầy Tuệ Sỹ, được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Tiếp Tân Crystal Palace, Canley Heights, tiểu bang NSW, Úc Châu.
27/12/2011(Xem: 4817)
Trong việt nam phật giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn là thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa.”
07/12/2011(Xem: 2967)
Tôi có thói quen cứ những ngày cuối năm thường thích lật những chồng thư cũ của bạn bè ra đọc lại, thích tìm kiếm dư âm của những tấm chân tình mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. Lá thư của anh vẫn gây cho tôi nhiều bâng khuâng, xúc động và ngậm ngùi nhất!
27/10/2011(Xem: 18276)
Bùi Giáng, Người viết sách với tốc độ kinh hồn
04/10/2011(Xem: 3710)
Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1(2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011). Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]