Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

96. Kinh Esukàri

19/05/202010:55(Xem: 8762)
96. Kinh Esukàri

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


96. Kinh ESUKÀRI

( Esukàri sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ 

          Sa-Vát-Thí ( Xá Vệ ) trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na 

     ( Kỳ Viên ) cùng Chúng Săng-Ga tịnh, hòa

          Do A-Na-Thá-Pin-Đi-Ká  

        ( Cấp-Cô-Độc ) này đã cúng dường.   

 

              Vị Bà-La-Môn bản hương

       Ê-Su-Ka-Rí trên đường đến đây,

          Gặp Thế Tôn, vị này chào hỏi

          Những lời nói thân hữu xã giao,

              Rồi ông một bên ngồi vào

       Hướng về Đức Phật, ông mau thưa là :

 

     – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Các vị

          Thuộc Phạm-Chí xưa nay chủ trương

              Bốn loại phụng sự thông thường :

       Phụng sự Phạm-Chí chủ trương đứng đầu

          Phụng sự sau dành Khách-Ti-Dá

          Phụng sự của Phệ-Xá thứ ba

              Và phụng sự của Thủ-Đà.

       Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Tức là

          Phụng sự Bà-la-môn được chỉ :

          Các Phạm-Chí (1) phụng sự Bàn-môn (1),

              Sát-Lỵ phụng sự Bàn-môn,

       Phệ-Xá phụng sự Bàn-môn ; cùng là

    ________________________

 

 (1) : Bàn-Môn  hay  Phạm-Chí  tức là Bà-La-Môn.   

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  374

 

          Thủ-Đà-La phụng sự Phạm-Chí

          Thưa Tôn Giả ! Với ý bảo tồn

              Chủ trương phụng sự Bàn-môn.

 

       Thứ hai, Khách-Ti-Da còn biết qua

          Khách-Ti-Da (1) phụng sự Sát-Lỵ (1)

          Phệ Xá phụng sự  Khách-Ti-Da,

              Hạng Thủ-Đà-La trải qua

       Phụng sự cho Khách-Ti-Da thường thường,

          Các Phạm-Chí chủ trương như thế

          Về Sát-Đế-Lỵ ( Khách-Ti-Da ).

 

              Còn phụng sự của Vết-Sa  (2)

       Phệ-Xá (2) phụng sự Vết-Sa thường kỳ 

          Sút-Đa thì phụng sự Phệ-Xá,

          Hạng Vết-Sá được phụng sự qua.

 

              Về giai cấp Thủ-Đà-La  

       Thủ-Đà phụng sự Thủ-Đà mà thôi.  

           Vì không còn ai thời có thể

           Phụng sự giai cấp tệ nhất, là

               Giai cấp Sút-Đa ( Thủ-Đà ).  (3)          

 

       Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Đó là

          Chủ trương Bà-La-Môn đơn cử

          Về bốn loại phụng sự như vầy ”.

    ___________________________

 

  (1) : Khattiya – Sát-Đế-Ly ( Sát-Lỵ ) là giai cấp thứ hai : Hàng

     Vua chúa, quan quyền, tướng lĩnh. ( trong hàng rào giai cấp

     của Bà-la-môn ).

  (2) : Vessa  hay Phệ-Xá là giai cấp thứ ba : hàng Thương gia

     buôn bán…

  (3) : Sudda  hay Thủ-Đà hoặc Thủ-Đà-La là giai cấp cuối cùng

     bị Bà-La-Môn coi là hạng nô lệ, hạ tiện, bị khinh rẻ nhất, chỉ

     được làm những nghề hạ tiện như hớt tóc, đổ phân…

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  375

 

        – “ Ông Ê-Su-Ka-Ri này !

       Có phải tất cả trước nay mọi người

          Sống ở đời thảy đều đồng ý

          Chủ trương của Phạm-Chí các vì

              Về bốn loại phụng sự ni ? ”.

 

 – “ Xin thưa Tôn Giả ! Vậy thì là không ”. 

 

    – “ Này Bàn-Môn ! Ví như người nọ

          Rất nghèo khó, không một vật chi

              Khốn khổ đói lạnh mọi thì,

       Nhưng bị ép uổng do uy quyền cần :

         ‘Này người kia ! Phải ăn miếng thịt,

          Rồi phải trả tiền thịt cho ta’.

 

              Cũng vậy, chủ trương nêu ra

       Bốn loại phụng sự của Bà-La-Môn

          Dầu không được Sa-Môn,Phạm-Chí

          Chấp nhận ý của chủ trương này.

              Bàn-Môn ! Ta không nói ngay

       Cần phải phụng sự như vầy trải qua.

          Ta cũng không nói là hết thảy

          Không cần phải phụng sự, bảo tồn.

              Vì rằng, này Bà-La-Môn !

       Nếu có ai đó khi trong thực hành

          Việc phụng sự trở thành xấu tệ 

          Không tốt hơn, trì trệ xảy ra.

 

              Như Lai cũng không nói là

       Người đó cần phụng sự qua mọi thì.

          Nhưng nếu ai trong khi phụng sự

          Trở thành tốt, không tự xấu đi,

              Như Lai sẽ nói tức thì :

       Cần phải phụng sự mọi thì người đây.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  376

 

          Bàn-Môn này ! Có người hỏi vị

          Sát-Đế-Lỵ câu hỏi như sau :

             ‘Phụng sự cho ông, người nào

       Do việc phụng sự, bắt đầu xấu hơn,

          Không trở thành tốt hơn mọi thứ.

          Hay người nào phụng sự ông đây

              Do nguyên nhân phụng sự này

       Trở thành tốt đẹp, không rày xấu đi.

          Như vậy thì ông cần ai thế ?

          Để phụng sự. hãy kể đó ra’.

 

              Bàn-Môn ! Vị Khách-Ti-Da  

       Nếu đáp chân chánh, nói ra như vầy :

         ‘Người nào hay vì tôi phụng sự,

          Do nguyên nhân phụng sự, trở nên

              Xấu hơn mà không tốt lên,

       Tôi không cần họ ở bên giúp mình.

          Nếu phụng sự trở thành tốt, lợi

          Không xấu hơn – Cần tới người này’.

 

              Ông Ê-Su-Ka-Ri này !

       Cũng vậy, có kẻ thày lay sa đà

          Hỏi người Bà-La-Môn, Phệ-Xá,

          Hoặc Sút-Đá câu hỏi như sau :

             ‘Phụng sự cho ông, người nào

       Do việc phụng sự, bắt đầu xấu hơn,

          Không trở thành tốt hơn mọi thứ.

          Hay người nào phụng sự ông đây

              Do nguyên nhân phụng sự này

       Trở thành tốt đẹp, không rày xấu đi.

          Như vậy thì ông cần ai thế ?

          Để phụng sự, hãy kể hết ra ”.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  377

 

              Nếu vị Bàn-Môn, Vết-Sa

       Thủ-Đà chân chánh nói ra như vầy :  

         ‘Người nào hay vì tôi phụng sự,

          Do nguyên nhân phụng sự, trở nên

              Xấu hơn mà không tốt lên,

       Tôi không cần họ ở bên giúp mình.

          Nếu phụng sự trở thành tốt, lợi

          Không xấu hơn – Cần tới người này’.

 

              Này Ê-Su-Ka-Ri ! Ở đây

       Như Lai không nói điều này tốt hơn

          Do sinh trong gia đình cao quý,

          Không xấu hơn vì bị sinh ra

              Trong nhà cao quý xa hoa,

       Không nói do nhan sắc mà tốt hơn,

          Không xấu do nhan sắc thù thắng.

 

          Không nói vì thù thắng gia tài

              Tốt hơn.  Cũng không nói vầy :

       Do có thù thắng sản tài, xấu hơn.

 

          Này Bàn-Môn ! Có người sinh trưởng

          Được nuôi dưỡng trong một gia đình

              Cao quý, nhưng lại sát sinh,

       Lấy của không phải của mình tạo ra.

          Sống tà hạnh, đắm sa các dục

          Trong mọi lúc nói láo, ba hoa,

              Hai lưỡi, độc ác… cùng là

       Tham tâm, sân hận, lại tà kiến ma.

          Do vậy, Ta không nói là tốt

          Vì sinh trưởng trong một gia đình

              Cao quý giàu sang, có danh.

 

       Ê-Su-Ka-Rí ! Bình sinh có người

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  378

 

          Được sinh nơi gia đình cao quý

          Mà hoan hỷ từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, suy tầm trải qua.

          Do vậy mà Như Lai không nói

          Thành xấu hơn vì bởi sinh ra

              Trong nhà cao quý, vinh hoa.

 

       Ở đây cũng vậy, này Bà-La-Môn !

          Người nhan sắc đẹp hơn, thù thắng

          Hoặc tài sản thù thắng sẵn dành.

              Hoặc có giới hạnh tịnh thanh,

       Hoặc làm điều ác chẳng lành, trải qua

          Có chánh kiến hoặc là tà kiến…

          Ta không nói vì chuyện ấy mà

              Tốt hơn & xấu hơn xảy ra.

       Ta không nói tất cả làyếu nhân

          Cần phụng sự & không cần phụng sự.

 

          Này Bàn-Môn ! Phụng sự người này

              Do nguyên nhân phụng sự đây

       Lòng tin tăng trưởng, giới ngay tăng nhiều,

          Sự nghe được tăng nhiều. Do thế

          Bố thí và trí tuệ tăng cao.

              Ta nói người này phải mau

       Cần được phụng sự thuộc vào toàn chu ”.

 

          Nghe nói vậy, Ê-Su-Ka-Rí    

          Vị Phạm-Chí bạch với Phật Đà : 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  379

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Chủ trương Phạm-Chí đề ra bốn phần :

          Chủ trương phần tài sản Phạm-Chí,

          Tài sản vị thuộc Khách-Ti-Da,

              Tài sản của hạng Vết-Sa,

       Chủ trương tài sản Sút-Đa (Thủ-Đà ).

 

          Các Phạm-Chí nói là tài sản

          Bàn-Môn hạng : khất thực hằng ngày,

              Nếu khinh thường tài sản này

       Bà-la-môn ấy do vầy bất minh

          Không làm tròn của mình bổn phận

          Giống như người dắt dẫn chăn bò

              Thường hay lấy của không cho.

 

       Ở đây, Phạm-Chí lại lo bao đồng  

          Chủ trương trong tài sản Sát-Lỵ

          Là cung, tên vũ khí chiến trường,

              Nếu Khách-Ti-Da khinh thường

       Cung tên tài sản, cũng dường được so

          Người chăn bò không cho mà lấy.

 

          Chủ trương ấy tài sản Vết-Sa 

              Là canh nông, nuôi bò nhà

       Nếu Phệ-Xá ấy tỏ ra khinh thường

          Các nghề đó, cũng dường ví tựa

          Người chăn bò lấy của không cho.      

 

              Chủ trương tài sản nhỏ to

       Của Sút-Đá được dặn dò là hai :

          Lưỡi liềm đây và đòn gánh nọ

          Nếu Thủ-Đà mà có khinh thường

              Lưỡi liềm, đòn gánh chán chường

       Không làm bổn phận, thì thường được so

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  380

 

          Người chăn bò, không cho mà lấy.

 

          Thưa Tôn Giả ! Như vậy chủ trương

              Tài sản bốn loại thông thường

       Của bốn giai cấp. Ngài đương nghĩ gì ? ”.

 

    – “ Này Bàn-Môn ! Vậy thì có phải

          Với điều ấy, mọi người tán đồng

              Theo chủ trương của Bàn-Môn ? ”. 

 

 – “ Xin thưa Tôn Giả ! Thật không có vầy ”. 

 

    – “ Bàn-Môn này ! Ví như người nọ

          Rất nghèo khó, không một vật chi

              Khốn khổ đói lạnh mọi thì,

       Nhưng bị ép uổng do uy quyền cần :

         ‘Này người kia ! Phải ăn miếng thịt,

          Rồi phải trả tiền thịt cho ta’.

 

              Cũng vậy, chủ trương nêu ra

       Bốn loại tài sản của Bà-La-Môn

          Dầu không được Sa-Môn,Phạm-Chí

          Chấp nhận ý của chủ trương này.

 

              Bàn-Môn ! Ta chủ trương ngay

       Tài sản là chính Thánh tài thảnh thơi

          Cho con người Thánh pháp vô thượng.

          Khi hồi tưởng gia hệ xưa xa

              Về phía của mình mẹ cha

       Chỗ nào tự thể sinh ra thế nào

          Được chấp nhận tùy vào chỗ ấy.

 

          Nếu tự thể sinh tại trong nhà   

              Một gia đình Khách-Ti-Da

       Được chấp nhận Khách-Ti-Da giống dòng.

          Nếu tự thể sinh trong Phạm-Chí  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  381

 

          Được chấp nhận Phạm-Chí Phạm-gia.

              Sinh tại Phệ-Xá, Thủ-Đà

       Được chấp nhận là Vết-Sa, Thủ-Đà.

 

          Này Bàn-Môn ! Như là tùy thuộc

          Vào duyên gì lửa được đốt lên,

              Thì với ngọn lửa nói trên

       Sẽ được chấp nhận theo duyên ấy liền.

          Như do duyên được đốt từ củi

          Được chấp nhận lửa củi liệt vào.

              Nếu do duyên là dăm bào

       Thì gọi là lửa dăm bào được cho.

          Do duyên cỏ, phân bò đốt nỏ

          Gọi lửa cỏ, lửa phân bò ngay.

 

              Cũng vậy, chủ trương Như Lai   

       Tài sản là chính Thánh tài thảnh thơi

          Cho con người Thánh pháp vô thượng,

          Đâu là hướng tự thể sinh ra

              Thời được chấp nhận đó là

       Bàn-Môn, Sát-Lỵ, Vết-Sa, Thủ-Đà.

 

          Nhưng nếu Khách-Ti-Da người nọ    

          Quyết xuất gia, từ bỏ gia đình,

              Độc cư, sống không gia đình

       Nhờ Pháp và Luật cao minh soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  382

 

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu thành thiện pháp, chánh đạo.

 

          Này Bàn-Môn ! Hiểu thấu sự tình

              Nếu một người từ gia đình

       Phạm-Chí, Phệ-Xá, gia đình Sút-Đa

          Quyết xuất gia như Khách-Ti-Dá,

          Thực hành những việc đã kể trên,

              Ông nghĩ thế nào sự duyên

       Trong lập trường ấy ưu tiên thuộc dòng

          Người Bàn-Môn thì mới có thể

          Tu tập để có được từ tâm

              Không hận, không sân mê lầm.

 

       Người Khách-Ti-Dá trải năm tháng dài 

          Không thể đạt điều này. Hoặc giả

          Người Phệ-Xá hay Thủ-Đà-La

              Không thể tu tập trải qua

       Từ tâm, không hận hoặc là không sân ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Về phần điều đó 

          Thật sự là không có xảy ra.

              Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Dù Phạm-Chí, Khách-Ti-Da, hay là

          Người Phệ-Xá, Sút-Đa cũng thế

          Vẫn có thể tu tập từ tâm

              Không hận, không sân mê lầm

       Cả bốn giai cấp, không nhằm riêng ai ”.

 

    – “ Ê-Su-Ka-Ri này ! Cũng vậy 

          Cả bốn giai cấp ấy nếu cần

              Đều có thể lấy cào lưng

       Cùng với bột tắm đi dần đến sông

          Tắm ở sông cho người sạch sẻ.         

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  383

 

          Dù là kẻ Phạm-Chí, Vết-Sa

              Cả Thủ-Đà – quyết xuất gia

       Nhờ Pháp và Luật sâu xa soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu thành thiện pháp, chánh đạo.

 

          Này Bàn-Môn ! Nghĩ thấu chăng là ? 

              Như lễ quán đảnh xảy ra

       Của vị vua Khách-Ti-Da  đương triều

          Có hàng trăm người, nhiều chủng loại

          Vua liền nói với mọi người này :

 

             ‘Này Quí vị ! Hãy đến đây !

       Gia đình Sát-Đế-Lỵ hay các nhà

          Thành phần Bà-La-Môn, Vệ-Xá,

          Hoặc Sút-Đá … hãy mang đến ngay

              Đồ để quay lửa bằng cây

       Sa-la, Sa-la-lá  hay chiên-đàn

          Hoặc cây sen… sẵn sàng làm lửa

          Quay cho lửa, sức nóng hiện ra.

              Người hạ tiện Chiên-Đà-La

       Đồ quay lửa được tạo ra nó bằng

          Máng heo ăn, củi khô, máng giặt…

          Quay cho bật ra lửa, nóng già.

 

              Này Bà-La-Môn ! Thật ra

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  384

 

       Thế nào ông nghĩ chuyện đà nêu trên ?

          Có phải lửa nhen lên, tỏa nóng

          Do Bàn-môn huyết thống ; hay là

              Chỉ do người Khách-Ti-Da

       Quay lửa của họ mới là tạo ra    

          Ngọn lửa mà ánh sáng, màu sắc

          Rất đẹp mắt, mới dùng được qua

              Công dụng do lửa tạo ra.

       Còn lửa do Chiên-Đà-La, Sút-Đà

          Thuộc gia đình như là săn bắn,

          Làm đồ tre, hạ đẳng đổ phân…

              Thì ngọn lửa ấy nhiều phần

       Không có ánh sáng, không phân sắc màu

          Ngọn lửa ấy không sao sử dụng.

          Có phải đúng như vậy xảy ra ? ”.

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !   

       Dù ngọn lửa ấy do Bà-La-Môn,

          Khách-Tí-Dá công tôn vương giả,

          Hay giai cấp Vệ-Xá, Thủ-Đà,

              Dù đồ quay lửa làm ra

       Từ Sa-la-lá, Sa-la, Chiên-đàn,

          Hay cây sen của Bàn-môn nọ,

          Đồ quay đó của Khách-ti-da,

              Đố quay của Chiên-đà-la 

       Thuộc dòng hạ tiện, nghề là đánh xe,

          Hoặc nghề làm đồ tre, săn bắn,

          Thuộc gia đình hạ đẳng đổ phân…

 

              Đồ quay lửa đó làm bằng

       Máng gỗ chó, heo ăn trước này,

          Máng giặt đồ… Đồ quay lửa ấy

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  385

 

          Là củi, lấy từ cây y-lan…

              Dù nguyên liệu khác hoàn toàn

       Thì ngọn lửa vẫn phát quang, sáng liền

          Có ánh sáng tự nhiên, màu sắc

          Ngọn lửa rất tốt để dùng qua     

              Các việc do lửa tạo ra ”.

 

  – “ Cũng vậy, Phạm-Chí ! Từ gia đình gì

          Bà-La-Môn, Khách-Ti-Da, cả

          Hạng Phệ-Xá, ti tiện Thủ-Đà

              Từ bỏ gia đình, xuất gia

       Nhờ Pháp và Luật sâu xa soi đường

          Do Như Lai tỏ tường tuyên thuyết

          Người ấy quyết từ bỏ sát sinh

              Không lấy vật không của mình

       Từ bỏ tà hạnh, dục tình xấu xa.

          Không ba hoa, nói láo, nói ác,

          Không hai lưỡi, khoác lác sai lầm

              Và không tham tâm, sân tâm,

       Luôn có chánh kiến, thâm trầm tịnh thanh.

          Rồi tựu hành chánh đạo, thiện pháp ”.

 

          Nghe Thế Tôn giải đáp uy nghi  

              Giáo Pháp khúc chiết diệu vi

       Bàn-Môn Ê-Sú-Ka-Ri thưa là :

 

    – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma tôn kính !    

          Pháp được chính Tôn Giả trình bày,

              Hy hữu thay ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

             Để ai có mắt mở bừng

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 96 :    ESUKÀRI          *    MLH –  386

 

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

 

          Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Tôn Giả phân tách, trình bày

             Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y đức Phật, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

             Mong Tôn Giả nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Kể từ nay đến lúc mạng chung.

              Nguyện theo gương đấng Đại Hùng

       Tựa nương Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 96  :  ESUKÀRI  –  ESUKÀRI  Sutta  )

           

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 13471)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13604)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 13879)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22134)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5378)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14507)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11430)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3736)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7010)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
17/12/2015(Xem: 13081)
Trong mùa tu gieo duyên năm nay tại chùa Viên Giác Hannover bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015, có chừng 50 đến 70 Phật Tử tại gia khắp nơi về tham dự. Có người tu liên tục trong 10 ngày, nhưng cũng có người chỉ tham gia trong 5 ngày miên mật cuối cùng, dưới sự hướng dẫn của Thầy Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác. Đạo Hữu Thông Giác là một Phật Tử tại gia đến từ Neuss, có mang theo một quyển sách thật dày của Thiền Sư Nhất Hạnh do Nắng Mới tại Đức xuất bản tặng cho tôi. Tôi thấy sách dày thì không ngán, nhưng chỉ ngán là không có thời gian. Vì lẽ, tôi hay đọc Đại Tạng Kinh, có quyển dày đến hơn 1.000 trang cũng chẳng có sao cả. Rồi tôi cứ để mặc đó, nhưng kỳ nầy trước khi đi Chicago Hoa Kỳ tham dự lễ tang của Thầy Hạnh Tuấn và đi Ấn Độ, mỗi nơi chỉ có 3 ngày và tôi lợi dụng thời gian ngồi trên máy bay hay thời gian chờ đợi ở phi trường để đọc cho xong tác phẩm nầy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]