Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

87. Kinh Ái Sanh

19/05/202010:53(Xem: 9537)
87. Kinh Ái Sanh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


87. Kinh ÁI SANH

( Piyajàtika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú Xá Vệ, Chê-Tá-Va-Na

            ( Tinh Xá Kỳ Viên cũng là )

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường

         ( Người gọi thường là Cấp-Cô-Độc ).

 

          Lúc bấy giờ, con một gia đình

              Cậu bé khả ái, thông minh

       Bỗng bị bệnh chết. Do tình mến thương

          Người cha dường như không chịu nổi

          Suốt sáng tối chẳng ăn uống chi

              Không còn muốn làm việc gì

       Cứ ra nghĩa địa, ai bi khóc sầu :

 

    – “ Con ở đâu ? Hỡi con yêu dấu

          Đứa con một, lương hảo của ta ! ”.

 

              Thế rồi ông ấy ghé qua

       Chùa Kỳ Viên, gặp Phật Đà tại đây

          Đảnh lễ Ngài xong ngồi xuống kế

          Bên Thiện Thệ, nét mặt bần thần.

              Phật liền hỏi : “ Này thiện nhân !

       Tự tâm ông trú các căn hằng ngày

          Có phải các căn nay đổi khác ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đổi khác đúng thôi !

              Làm sao không đổi khác rồi !

       Khi đứa con một qua đời đáng thương

          Một đứa con dễ thương hết sức

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  224

 

          Con yêu quý, rất mực cưng chiều

              Nhưng bỗng một sớm một chiều

       Chết đi, để lại muôn điều xót xa.

          Con cứ ra nghĩa địa than khóc :

         ‘Con ở đâu ? Con độc nhất ơi ! ”.

 

        – “ Sự thật là như vậy rồi !   

       Vì rằng Gia chủ hiện thời sầu, bi,

          Khổ, ưu, não  do vì chữ Ái,

          Từ nơi Ái hiện hữu, Ái sinh ”.

 

        – “ Bạch Phật !Với ai, sự tình      

       Sẽ như vậy : ‘Do Ái sinh khổ, sầu,

          Bi, ưu, não – Ái nào hiện hữu ?’

          Vì hỷ lạc hiện hữu từ nơi   

              Ái kia. Do Ái sinh thôi ”.

 

       Rồi người gia-chủ đang ngồi nơi đây

          Đứng dậy ngay, không hoan hỷ mấy,

          Cũng không chống báng lại, đi ra .

 

              Lúc ấy, cách đó không xa

       Một nhóm đánh bạc đang la, reo hò

          Họ chơi trò chơi đổ nhất lục.

          Người gia-chủ buồn bực ghé đây

              Nói với những người nơi này

       Về câu chuyện với Phật Ngài vừa qua

          Ý Phật Đà với mình trái nghịch,

          Ngài giải thích : ‘Do Ái sinh ra,

              Hiện hữu từ nơiÁi – là

       Sầu, bi, não hại, ưu và khổ thôi.

          Nhưng theo tôi, hỷ-lạc được tả

        ( A-Nan-Đa-Sô-Má-Nát-Sa )   (Anandasomanassa)

              Mới là do Ái sinh ra,    

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  225

 

       Hiện hữu từ nơi Ái, là đúng thôi’.

          Nên tôi từ chỗ ngồi đứng dậy

          Không hoan hỷ lời dạy của Ngài,

              Cũng không chống báng lại Ngài,

       Ra về, rồi ghé vào đây như vầy.   

 

          Gia chủ này ! Sự thật là vậy !

          Hỷ lạc ấy do Ái sinh vầy,

              Hiện hữu từ nơi Ái đây ”.

 

       Người gia-chủ ấy nghĩ ngay  ý là :

         ‘Giữa ta và những người đánh bạc,

          Sự đồng thuận tương tác xảy ra’.

              Nghĩ rồi, ông bỏ đi ra.

 

       Cuộc đối thoại ấy dần dà lan nhanh 

          Khắp kinh thành lan truyền như thế

          Tận nội cung Pa-Sế-Na-Đi

              Vua Kô-Sa-La – tức thì

       Truyền gọi Hoàng-hậu Man-Li-Ka liền,

          Rồi bảo bà : “ Đây nguyên lời nói

          Vị Sa-Môn tên gọi Thích Ca :

             ‘Sầu, bi, ưu, não – cùng là

       Khổ đau do Ái sinh ra trên đời,

          Và hiện hữu từ nơi Ái đó ”.

 

    – “ Tâu Đại Vương ! Nếu có lời này  

              Do đức Thế Tôn giảng bày

       Thì sự việc là như vầy, chẳng sai ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Dở hay chẳng kể

          Điều gì hễ vị Gô-Ta-Ma

              Nói ra, thì Man-Li-Ka              ( Mallika )

       Cũng nói theo hệt như là Đạo Sư.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  226

 

          Vì nàng vốn khư khư tin tưởng,

          Quá hoan hỷ, kính ngưỡng Đạo Sư.

              Đệ tử khi nghe Đạo Sư 

       Liền thưa : ‘Sự thật là như vậy rồi !’

          Man-Li-Ka nay thời cũng thế

          Nên nói : ‘Đấng Thiện Thệ nói vầy

              Thời sự việc là như vầy’.

       Thôi Hoàng-hậu hãy đi ngay ra ngoài ”.

-------------------

          Hoàng-hậu liền cho đòi một vị  

          Tên Na-Lí-Chăn-Gá  Bàn-môn

 

              Bảo rằng : “ Này Bà-la-môn ! 

       Ông hãy đến chỗ Thế Tôn Phật Đà   

          Khi đến, nhân danh ta đảnh lễ

          Dưới chân đấng Thiện Thệ, thưa là :

            ‘Vị Hoàng-hậu Man-Li-Ka

       Sai con đến gặp để mà vấn an

          Thế Tôn có khinh an, ít não ?

          Ít bệnh và an hảo hay không ?

              Khí lực sung mãn, tiêu thông ?

       Có lạc trú ?  Rồi hỏi trong ý rằng :

         ‘Có phải chăng Thế Tôn đã nói :

          Tất cả mọi ưu, não, bi, sầu,

              Và khổ … do Ái sinh mau ?

       Hiện hữu từ nơi Ái lâu chẳng cùng’.

          Nếu Thế Tôn bao dung giải thích

          Và phân tích ý nghĩa tròn đầy,

              Ông khéo nắm giữ ý Ngài

       Trở về nói lại ta hay tức thì ”.

 

    – “ Vâng, thần sẽ thực thi ý chỉ ”.

 

          Sau đó vị Na-Lí-Chăn-Ga           ( Nalijangha )

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  227

 

              Vâng lệnh bà Man-Li-Ka

       Nhắm trú xứ của Phật Đà đến nơi.

          Sau khi đến, nói lời chào hỏi,

          Lời thăm viếng thuộc loại xã giao

              Đoạn ông một bên ngồi vào

       Hướng Phật, Phạm Chí trước sau chuyển lời

          Của Hoàng-hậu từ nơi cung khuyết

          Mọi chi tiết nhờ hỏi Phật Đà

              Vị Bàn-môn đều nêu ra.

 

       Đức Phật liền bảo : “ Này Bà-la-môn !

          Đây là một pháp môn tiêu biểu,

          Cần phải hiểu : ‘Ưu, não mọi thời,

              Sầu, bi, đau khổ trên đời

       Do Ái sinh cả, Ái thời có ra.

 

          Này Bàn-môn ! Thuở xa xưa đó 

          Sa-Vát-Thi hằng có xảy ra

              Người anh, người chồng, người cha,

       Người em, người chị hoặc là người con,

          Là con trai hay con gái ruột

          Của một bà, mệnh một ( chết đi )

              Nhất là người chồng tương tri

       Bỗng dưng bị chết, ai bi tận cùng

          Người đàn bà điên cuồng phát tán   

          Tâm tư thật hỗn loạn, thê lương

              Lang thang khắp các nẽo đường

       Gặp ai cũng hỏi chỉ thường một câu :

         ‘Chồng của tôi ở đâu, có thấy ?

          Người có thấy chồng tôi đâu không ?’.

 

              Hay người con hiếu đau lòng  

       Khi người mẹ chẳng còn trong cõi đời

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  228

 

          Phát điên cuồng nên người hiếu tử

          Chạy đi khắp, bất cứ nơi nào

              Gặp ai cũng hỏi một câu :

      ‘Người ơi ! Có thấy nơi nào mẹ tôi ?

          Người có thấy mẹ tôi không hả ?’.

 

          Nói chung lại, tất cả người thương 

              Chẳng ai thoát khỏi vô thường,

       Đối diện cái chết, đau thương khổ sầu.

 

          Này Bàn-môn ! Thuở lâu xưa đó  

          Xá Vệ có trường hợp đau lòng :

              Một người đàn bà có chồng

       Về thăm gia quyến. Số đông họ hàng

          Vốn không ưa gì chàng rễ đó

          Nên bọn họ buộc người đàn bà

              Phải đoạn tuyệt chồng cô ta,

       Để gã cho một người xa lạ nào.

          Người vợ ấy kêu gào không chịu,

          Nhắn người chồng hãy liệu cứu mình.

              Chàng ta hết lời biện minh

       Không thuyết phục được gia đình vợ đây,

          Quá tuyệt vọng, người này giết chết

          Vợ mình, rồi tự kết liễu mình    

              Với lời nguyện ước ba sinh

       Kiếp sau gặp lại, đượm tình sắt son.

 

          Này Phạm Chí ! Pháp môn phải hiểu : 

          Do từ Ái hiện hữu, sinh ra

              Sầu, bi, khổ, não, xót xa ”.

 

       Phạm-chí Na-Lí-Chăn-Ga bấy giờ

          Nghe Thế Tôn khế cơ giảng kỹ

          Rất hoan hỷ tín thọ lời Ngài,

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  229

 

              Rồi ông đứng dậy đi ngay

       Về trình bày lại việc đây rõ ràng.

          Hoàng-hậu Man-Li-Ka nghe thế

          Gặp Quốc Vương  Pa-Sế-Na-Đi

              Thưa rằng : “ Ngài có yêu vì

       Đến công chúa Va-Chi-Rì hay chăng ?

          Con chúng ta muôn phần nhu thuận ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Bất luận là chi

              Ta rất thương Va-Chi-Ri ”.              ( Vajiri )

 

 – “ Đại Vương ! Nếu có điều gì xảy ra

          Khi con ta chịu điều biến dịch

          Như mất tích hay bệnh trầm kha,

              Sự chết cũng có thể là,

       Tâm trạng ngài sẽ trải qua thế nào ? 

          Có ưu, sầu, bi thương, khổ, não ? ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Nếu bảo rằng là

              Những sự như nàng kể qua

       Đến với công chúa con ta như vầy

          Thì trẫm đây khởi lên sầu, khổ,

          Bi, ưu, não đốn đổ trẫm ngay ”.

 

        – “ Chính liên hệ sự tình này 

       Mà Thế Tôn – bậc sâu dày Kiến, Tri,

          Chánh Biến Tri, Đại A-La-Hán

          Đã thuyết giảng về Ái sinh ra .

 

              Còn với nàng Va-Sa-Pha        ( Vàsabha  (1)

       Nữ Sát-Đế-Lỵ thướt tha yêu kiều

          Đại Vương có thương yêu nàng ấy ?

          Ngài cảm thấy tâm trạng ra sao

              Nếu có biến dịch về sau

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  230

 

       Với Va-Sa-Phá – Ngài sầu, khổ không ?

          Hoặc là trong trường hợp tương tự

          Về Tướng-quân Vi-Đú-Đa-Pha  (1)

            ( Hay Tỳ-Lưu-Ly cũng là )

       Nếu có mệnh hệ xảy ra đau lòng

          Với vương tử, thì trong việc ấy

          Ngài cảm thấy như thế nào đây ? ”.

        – “ Man-Li-Ka ! Với việc này

       Ta thương, yêu quý cả hai người này

          Vương tử đây Vi-Đu-Đá-Phá

          Và nàng Va-Sa-Phá thứ phi

              Nếu họ bất hạnh đến thì,

       Ta rất ưu, não, sầu, bi, khổ nhiều ”.

      _____________________________

 

( ) : Vương tử Vidudabha  – Tỳ-Lưu-Ly là con của vua Ba-Tư-Nặc

      ( Pasenadi ) và một nữ tỳ của dòng họ Thích Ca ( Sakya ).

    Nguyên từ khi kính ngưỡng, quy y với Đức Phật, vua Pasenadi 

   muốn kết thân với dòng họ Thích Ca của Phật, nên cầu hôn với

    một công chúa dòng họ này .  Nhưng dòng Sakya rất ngã mạn,

    không muốn gã người của dòng họ Thích Ca nên mới đem một

    công chúa xinh đẹp con vua Mahànàma  với một nữ tỳ gã cho

    vua Ba-Tư-Nặc ( đó là nàng Vàsabha Khattiya ) . Sau khi lớn

   khôn, Thái tử đòi về thăm họ ngoại, và đã bịmột sự sỉ nhục vì là

   con một nữ tỳ, nên liền kết oan trái oán thù và nuôi hận trong

   lòng, quyết sẽ tận diệt dòng họ Thích Ca.Sau  này ông nổi loạn

   chống lại vua cha, và chính vì điều này Vua Pasenadi đã trải qua

   một cái chết bi thảm. Về sau, khi đoạt được vương quyền lên làm

   vua, ông đã xua quân tàn sát Ca-Tỳ-La-Vệ. Đức Phật đã ba lần  

  ngăn cản và Vidudabha vì kính trọng Phật nên lui binh. Nhưng

  đến lần thứ tư thì Ngài quán thấy dòng họ Thích Ca phải trả một

  tiền nghiệp lớn nên Ngài không ngăn cản nữa. Dòng họ Sakya bị

  tru diệt hầu như gần hết, chỉ một số trốn thoát và thiên di đến tại

  Xứ Gandhara. Sau trận tàn sát, Vidudabha trên đường về, hạ trại

  nghỉ đêm bên bờ sông và một trận cuồng phong nước lũ đã cuốn

  phăng cả đoàn quân kể cả ông nhấn chìm vào biển cả.     

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  231

 

 

    – “ Chính liên hệ với điều như thế

          Đấng Thiện Thệ. Kiến giả, Toàn tri,

              A-La-Hán, Chánh Biến Tri

       Đã thuyết giảng về những gì Ái sanh.

 

          Tâu Đại Vương ! Hãy thành thật nói

          Về câu hỏi : ‘Ngài thương thiếp không ?

              Nếu có biến dịch đau lòng

       Ngài có sầu, khổ hay không, thưa ngài ? ”.

 

    – “ Chính trẫm đây yêu thương rất mực

          Vị Hoàng-hậu hiền đức như nàng.

              Nếu có mệnh hệ trái ngang

       Ta khổ, sầu, não, vô vàn ưu, bi ”.

 

    – “ Tâu Đại Vương ! Chính vì như thế

          Đấng Thiện Thệ, Chánh Giác, Phật Đà

              Quan điểm như vậy thuyết ra.

 

       Đại Vương ! Dân chúng Kô-Sa-La này 

          Hay Ka-Si dân đây sinh sống

          Nếu có sự biến động ( can qua

              Dẫn đến chết chóc hằng sa )

       Ngài có khổ, não, sầu và ưu, bi ? ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Ka-Si dân chúng

          Cùng dân chúng Kô-Sa-La này

              Nhờ sức mạnh của họ đây

       Ta mới có được hằng ngày tiện nghi,

          Gỗ chiên đàn Ka-Si cung cấp

          Các hương liệu, phấn sáp, tràng hoa…

              Cũng do từ họ mà ra,

       Có sự biến dịch, thật là khổ đau

          Từ thẳm sâu có sự thay đổi

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  232

 

          Xảy đến với mạng sống của ta

              Làm sao với việc xảy ra

       Lại không khởi tự tâm ta ưu, sầu,

          Bi, khổ, não  càng sâu hơn thế ”.

 

    – “ Đại Vương ! Chính liên hệ việc ni

              Nên đấng Chánh Giác, Toàn tri,

       Tri giả, Kiến giả – là vì Thế Tôn,

          Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán

          Đã thuyết giảng, khẳng định mọi thì :

             ‘Các khổ, sầu, não, ưu, bi

       Đều sinh từ Ái, chúng thì có ngay ”.

 

     – “ Vi diệu thay ! Này Man-Li-Ká !

          Hy hữu thay ! Giác Giả Phật Đà !

              Thể nhập trí tuệ sâu xa

       Nên Ngài đã biết, thấy ra như vầy.

          Man-Li-Ka ! Đến đây cùng trẫm

          Sửa soạn sắm nghi thức tẩy trần ”.

 

              Vua Ba-Tư-Nặc khởi thân

       Vai trái liền đắp vào phần thượng y,

          Chắp tay, hướng đến vì Điều Ngự

          Xá về Phật rồi tự nói ra

              Ba lần lời cảm hứng là :

    “ Thành kính đảnh lễ Phật Đà Thế Tôn  

          Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán,

          Chánh Đẳng Giác viên mãn Toàn Tri,

              Kính lễ đức Chánh Biến Tri

       Bậc Vô Thượng Sĩ trí bi vô lường ”./-     

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

(  Chấm dứt  Kinh  số 87  :  Kinh  ÁI SANH   –

PIYAJÀTIKA  Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2024(Xem: 1432)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 3311)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 1599)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 3669)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 32008)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
28/03/2024(Xem: 911)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
27/03/2024(Xem: 3144)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 1937)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
08/03/2024(Xem: 1340)
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, (8/3/2024) một ngày quan trọng để tôn vinh những đóng góp to lớn và đa dạng của phụ nữ đối với xã hội, mỗi năm Liên Hợp Quốc thường chọn một chủ đề nhằm tập trung vào những vấn đề cụ thể và thúc đẩy sự tiến bộ đối với quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, Thường chủ đề hàng năm thường nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong khoa học và công nghệ, quyền kinh tế, hoặc bình đẳng giới trong lãnh đạo và quyết định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]