Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

87. Kinh Ái Sanh

19/05/202010:53(Xem: 9540)
87. Kinh Ái Sanh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


87. Kinh ÁI SANH

( Piyajàtika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú Xá Vệ, Chê-Tá-Va-Na

            ( Tinh Xá Kỳ Viên cũng là )

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường

         ( Người gọi thường là Cấp-Cô-Độc ).

 

          Lúc bấy giờ, con một gia đình

              Cậu bé khả ái, thông minh

       Bỗng bị bệnh chết. Do tình mến thương

          Người cha dường như không chịu nổi

          Suốt sáng tối chẳng ăn uống chi

              Không còn muốn làm việc gì

       Cứ ra nghĩa địa, ai bi khóc sầu :

 

    – “ Con ở đâu ? Hỡi con yêu dấu

          Đứa con một, lương hảo của ta ! ”.

 

              Thế rồi ông ấy ghé qua

       Chùa Kỳ Viên, gặp Phật Đà tại đây

          Đảnh lễ Ngài xong ngồi xuống kế

          Bên Thiện Thệ, nét mặt bần thần.

              Phật liền hỏi : “ Này thiện nhân !

       Tự tâm ông trú các căn hằng ngày

          Có phải các căn nay đổi khác ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đổi khác đúng thôi !

              Làm sao không đổi khác rồi !

       Khi đứa con một qua đời đáng thương

          Một đứa con dễ thương hết sức

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  224

 

          Con yêu quý, rất mực cưng chiều

              Nhưng bỗng một sớm một chiều

       Chết đi, để lại muôn điều xót xa.

          Con cứ ra nghĩa địa than khóc :

         ‘Con ở đâu ? Con độc nhất ơi ! ”.

 

        – “ Sự thật là như vậy rồi !   

       Vì rằng Gia chủ hiện thời sầu, bi,

          Khổ, ưu, não  do vì chữ Ái,

          Từ nơi Ái hiện hữu, Ái sinh ”.

 

        – “ Bạch Phật !Với ai, sự tình      

       Sẽ như vậy : ‘Do Ái sinh khổ, sầu,

          Bi, ưu, não – Ái nào hiện hữu ?’

          Vì hỷ lạc hiện hữu từ nơi   

              Ái kia. Do Ái sinh thôi ”.

 

       Rồi người gia-chủ đang ngồi nơi đây

          Đứng dậy ngay, không hoan hỷ mấy,

          Cũng không chống báng lại, đi ra .

 

              Lúc ấy, cách đó không xa

       Một nhóm đánh bạc đang la, reo hò

          Họ chơi trò chơi đổ nhất lục.

          Người gia-chủ buồn bực ghé đây

              Nói với những người nơi này

       Về câu chuyện với Phật Ngài vừa qua

          Ý Phật Đà với mình trái nghịch,

          Ngài giải thích : ‘Do Ái sinh ra,

              Hiện hữu từ nơiÁi – là

       Sầu, bi, não hại, ưu và khổ thôi.

          Nhưng theo tôi, hỷ-lạc được tả

        ( A-Nan-Đa-Sô-Má-Nát-Sa )   (Anandasomanassa)

              Mới là do Ái sinh ra,    

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  225

 

       Hiện hữu từ nơi Ái, là đúng thôi’.

          Nên tôi từ chỗ ngồi đứng dậy

          Không hoan hỷ lời dạy của Ngài,

              Cũng không chống báng lại Ngài,

       Ra về, rồi ghé vào đây như vầy.   

 

          Gia chủ này ! Sự thật là vậy !

          Hỷ lạc ấy do Ái sinh vầy,

              Hiện hữu từ nơi Ái đây ”.

 

       Người gia-chủ ấy nghĩ ngay  ý là :

         ‘Giữa ta và những người đánh bạc,

          Sự đồng thuận tương tác xảy ra’.

              Nghĩ rồi, ông bỏ đi ra.

 

       Cuộc đối thoại ấy dần dà lan nhanh 

          Khắp kinh thành lan truyền như thế

          Tận nội cung Pa-Sế-Na-Đi

              Vua Kô-Sa-La – tức thì

       Truyền gọi Hoàng-hậu Man-Li-Ka liền,

          Rồi bảo bà : “ Đây nguyên lời nói

          Vị Sa-Môn tên gọi Thích Ca :

             ‘Sầu, bi, ưu, não – cùng là

       Khổ đau do Ái sinh ra trên đời,

          Và hiện hữu từ nơi Ái đó ”.

 

    – “ Tâu Đại Vương ! Nếu có lời này  

              Do đức Thế Tôn giảng bày

       Thì sự việc là như vầy, chẳng sai ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Dở hay chẳng kể

          Điều gì hễ vị Gô-Ta-Ma

              Nói ra, thì Man-Li-Ka              ( Mallika )

       Cũng nói theo hệt như là Đạo Sư.

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  226

 

          Vì nàng vốn khư khư tin tưởng,

          Quá hoan hỷ, kính ngưỡng Đạo Sư.

              Đệ tử khi nghe Đạo Sư 

       Liền thưa : ‘Sự thật là như vậy rồi !’

          Man-Li-Ka nay thời cũng thế

          Nên nói : ‘Đấng Thiện Thệ nói vầy

              Thời sự việc là như vầy’.

       Thôi Hoàng-hậu hãy đi ngay ra ngoài ”.

-------------------

          Hoàng-hậu liền cho đòi một vị  

          Tên Na-Lí-Chăn-Gá  Bàn-môn

 

              Bảo rằng : “ Này Bà-la-môn ! 

       Ông hãy đến chỗ Thế Tôn Phật Đà   

          Khi đến, nhân danh ta đảnh lễ

          Dưới chân đấng Thiện Thệ, thưa là :

            ‘Vị Hoàng-hậu Man-Li-Ka

       Sai con đến gặp để mà vấn an

          Thế Tôn có khinh an, ít não ?

          Ít bệnh và an hảo hay không ?

              Khí lực sung mãn, tiêu thông ?

       Có lạc trú ?  Rồi hỏi trong ý rằng :

         ‘Có phải chăng Thế Tôn đã nói :

          Tất cả mọi ưu, não, bi, sầu,

              Và khổ … do Ái sinh mau ?

       Hiện hữu từ nơi Ái lâu chẳng cùng’.

          Nếu Thế Tôn bao dung giải thích

          Và phân tích ý nghĩa tròn đầy,

              Ông khéo nắm giữ ý Ngài

       Trở về nói lại ta hay tức thì ”.

 

    – “ Vâng, thần sẽ thực thi ý chỉ ”.

 

          Sau đó vị Na-Lí-Chăn-Ga           ( Nalijangha )

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  227

 

              Vâng lệnh bà Man-Li-Ka

       Nhắm trú xứ của Phật Đà đến nơi.

          Sau khi đến, nói lời chào hỏi,

          Lời thăm viếng thuộc loại xã giao

              Đoạn ông một bên ngồi vào

       Hướng Phật, Phạm Chí trước sau chuyển lời

          Của Hoàng-hậu từ nơi cung khuyết

          Mọi chi tiết nhờ hỏi Phật Đà

              Vị Bàn-môn đều nêu ra.

 

       Đức Phật liền bảo : “ Này Bà-la-môn !

          Đây là một pháp môn tiêu biểu,

          Cần phải hiểu : ‘Ưu, não mọi thời,

              Sầu, bi, đau khổ trên đời

       Do Ái sinh cả, Ái thời có ra.

 

          Này Bàn-môn ! Thuở xa xưa đó 

          Sa-Vát-Thi hằng có xảy ra

              Người anh, người chồng, người cha,

       Người em, người chị hoặc là người con,

          Là con trai hay con gái ruột

          Của một bà, mệnh một ( chết đi )

              Nhất là người chồng tương tri

       Bỗng dưng bị chết, ai bi tận cùng

          Người đàn bà điên cuồng phát tán   

          Tâm tư thật hỗn loạn, thê lương

              Lang thang khắp các nẽo đường

       Gặp ai cũng hỏi chỉ thường một câu :

         ‘Chồng của tôi ở đâu, có thấy ?

          Người có thấy chồng tôi đâu không ?’.

 

              Hay người con hiếu đau lòng  

       Khi người mẹ chẳng còn trong cõi đời

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  228

 

          Phát điên cuồng nên người hiếu tử

          Chạy đi khắp, bất cứ nơi nào

              Gặp ai cũng hỏi một câu :

      ‘Người ơi ! Có thấy nơi nào mẹ tôi ?

          Người có thấy mẹ tôi không hả ?’.

 

          Nói chung lại, tất cả người thương 

              Chẳng ai thoát khỏi vô thường,

       Đối diện cái chết, đau thương khổ sầu.

 

          Này Bàn-môn ! Thuở lâu xưa đó  

          Xá Vệ có trường hợp đau lòng :

              Một người đàn bà có chồng

       Về thăm gia quyến. Số đông họ hàng

          Vốn không ưa gì chàng rễ đó

          Nên bọn họ buộc người đàn bà

              Phải đoạn tuyệt chồng cô ta,

       Để gã cho một người xa lạ nào.

          Người vợ ấy kêu gào không chịu,

          Nhắn người chồng hãy liệu cứu mình.

              Chàng ta hết lời biện minh

       Không thuyết phục được gia đình vợ đây,

          Quá tuyệt vọng, người này giết chết

          Vợ mình, rồi tự kết liễu mình    

              Với lời nguyện ước ba sinh

       Kiếp sau gặp lại, đượm tình sắt son.

 

          Này Phạm Chí ! Pháp môn phải hiểu : 

          Do từ Ái hiện hữu, sinh ra

              Sầu, bi, khổ, não, xót xa ”.

 

       Phạm-chí Na-Lí-Chăn-Ga bấy giờ

          Nghe Thế Tôn khế cơ giảng kỹ

          Rất hoan hỷ tín thọ lời Ngài,

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  229

 

              Rồi ông đứng dậy đi ngay

       Về trình bày lại việc đây rõ ràng.

          Hoàng-hậu Man-Li-Ka nghe thế

          Gặp Quốc Vương  Pa-Sế-Na-Đi

              Thưa rằng : “ Ngài có yêu vì

       Đến công chúa Va-Chi-Rì hay chăng ?

          Con chúng ta muôn phần nhu thuận ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Bất luận là chi

              Ta rất thương Va-Chi-Ri ”.              ( Vajiri )

 

 – “ Đại Vương ! Nếu có điều gì xảy ra

          Khi con ta chịu điều biến dịch

          Như mất tích hay bệnh trầm kha,

              Sự chết cũng có thể là,

       Tâm trạng ngài sẽ trải qua thế nào ? 

          Có ưu, sầu, bi thương, khổ, não ? ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Nếu bảo rằng là

              Những sự như nàng kể qua

       Đến với công chúa con ta như vầy

          Thì trẫm đây khởi lên sầu, khổ,

          Bi, ưu, não đốn đổ trẫm ngay ”.

 

        – “ Chính liên hệ sự tình này 

       Mà Thế Tôn – bậc sâu dày Kiến, Tri,

          Chánh Biến Tri, Đại A-La-Hán

          Đã thuyết giảng về Ái sinh ra .

 

              Còn với nàng Va-Sa-Pha        ( Vàsabha  (1)

       Nữ Sát-Đế-Lỵ thướt tha yêu kiều

          Đại Vương có thương yêu nàng ấy ?

          Ngài cảm thấy tâm trạng ra sao

              Nếu có biến dịch về sau

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  230

 

       Với Va-Sa-Phá – Ngài sầu, khổ không ?

          Hoặc là trong trường hợp tương tự

          Về Tướng-quân Vi-Đú-Đa-Pha  (1)

            ( Hay Tỳ-Lưu-Ly cũng là )

       Nếu có mệnh hệ xảy ra đau lòng

          Với vương tử, thì trong việc ấy

          Ngài cảm thấy như thế nào đây ? ”.

        – “ Man-Li-Ka ! Với việc này

       Ta thương, yêu quý cả hai người này

          Vương tử đây Vi-Đu-Đá-Phá

          Và nàng Va-Sa-Phá thứ phi

              Nếu họ bất hạnh đến thì,

       Ta rất ưu, não, sầu, bi, khổ nhiều ”.

      _____________________________

 

( ) : Vương tử Vidudabha  – Tỳ-Lưu-Ly là con của vua Ba-Tư-Nặc

      ( Pasenadi ) và một nữ tỳ của dòng họ Thích Ca ( Sakya ).

    Nguyên từ khi kính ngưỡng, quy y với Đức Phật, vua Pasenadi 

   muốn kết thân với dòng họ Thích Ca của Phật, nên cầu hôn với

    một công chúa dòng họ này .  Nhưng dòng Sakya rất ngã mạn,

    không muốn gã người của dòng họ Thích Ca nên mới đem một

    công chúa xinh đẹp con vua Mahànàma  với một nữ tỳ gã cho

    vua Ba-Tư-Nặc ( đó là nàng Vàsabha Khattiya ) . Sau khi lớn

   khôn, Thái tử đòi về thăm họ ngoại, và đã bịmột sự sỉ nhục vì là

   con một nữ tỳ, nên liền kết oan trái oán thù và nuôi hận trong

   lòng, quyết sẽ tận diệt dòng họ Thích Ca.Sau  này ông nổi loạn

   chống lại vua cha, và chính vì điều này Vua Pasenadi đã trải qua

   một cái chết bi thảm. Về sau, khi đoạt được vương quyền lên làm

   vua, ông đã xua quân tàn sát Ca-Tỳ-La-Vệ. Đức Phật đã ba lần  

  ngăn cản và Vidudabha vì kính trọng Phật nên lui binh. Nhưng

  đến lần thứ tư thì Ngài quán thấy dòng họ Thích Ca phải trả một

  tiền nghiệp lớn nên Ngài không ngăn cản nữa. Dòng họ Sakya bị

  tru diệt hầu như gần hết, chỉ một số trốn thoát và thiên di đến tại

  Xứ Gandhara. Sau trận tàn sát, Vidudabha trên đường về, hạ trại

  nghỉ đêm bên bờ sông và một trận cuồng phong nước lũ đã cuốn

  phăng cả đoàn quân kể cả ông nhấn chìm vào biển cả.     

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  231

 

 

    – “ Chính liên hệ với điều như thế

          Đấng Thiện Thệ. Kiến giả, Toàn tri,

              A-La-Hán, Chánh Biến Tri

       Đã thuyết giảng về những gì Ái sanh.

 

          Tâu Đại Vương ! Hãy thành thật nói

          Về câu hỏi : ‘Ngài thương thiếp không ?

              Nếu có biến dịch đau lòng

       Ngài có sầu, khổ hay không, thưa ngài ? ”.

 

    – “ Chính trẫm đây yêu thương rất mực

          Vị Hoàng-hậu hiền đức như nàng.

              Nếu có mệnh hệ trái ngang

       Ta khổ, sầu, não, vô vàn ưu, bi ”.

 

    – “ Tâu Đại Vương ! Chính vì như thế

          Đấng Thiện Thệ, Chánh Giác, Phật Đà

              Quan điểm như vậy thuyết ra.

 

       Đại Vương ! Dân chúng Kô-Sa-La này 

          Hay Ka-Si dân đây sinh sống

          Nếu có sự biến động ( can qua

              Dẫn đến chết chóc hằng sa )

       Ngài có khổ, não, sầu và ưu, bi ? ”.

 

    – “ Man-Li-Ka ! Ka-Si dân chúng

          Cùng dân chúng Kô-Sa-La này

              Nhờ sức mạnh của họ đây

       Ta mới có được hằng ngày tiện nghi,

          Gỗ chiên đàn Ka-Si cung cấp

          Các hương liệu, phấn sáp, tràng hoa…

              Cũng do từ họ mà ra,

       Có sự biến dịch, thật là khổ đau

          Từ thẳm sâu có sự thay đổi

Trung Bộ (Tập 3) Kinh 87 : ÁI SANH  (Piyajàtika)  * MLH –  232

 

          Xảy đến với mạng sống của ta

              Làm sao với việc xảy ra

       Lại không khởi tự tâm ta ưu, sầu,

          Bi, khổ, não  càng sâu hơn thế ”.

 

    – “ Đại Vương ! Chính liên hệ việc ni

              Nên đấng Chánh Giác, Toàn tri,

       Tri giả, Kiến giả – là vì Thế Tôn,

          Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán

          Đã thuyết giảng, khẳng định mọi thì :

             ‘Các khổ, sầu, não, ưu, bi

       Đều sinh từ Ái, chúng thì có ngay ”.

 

     – “ Vi diệu thay ! Này Man-Li-Ká !

          Hy hữu thay ! Giác Giả Phật Đà !

              Thể nhập trí tuệ sâu xa

       Nên Ngài đã biết, thấy ra như vầy.

          Man-Li-Ka ! Đến đây cùng trẫm

          Sửa soạn sắm nghi thức tẩy trần ”.

 

              Vua Ba-Tư-Nặc khởi thân

       Vai trái liền đắp vào phần thượng y,

          Chắp tay, hướng đến vì Điều Ngự

          Xá về Phật rồi tự nói ra

              Ba lần lời cảm hứng là :

    “ Thành kính đảnh lễ Phật Đà Thế Tôn  

          Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán,

          Chánh Đẳng Giác viên mãn Toàn Tri,

              Kính lễ đức Chánh Biến Tri

       Bậc Vô Thượng Sĩ trí bi vô lường ”./-     

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

(  Chấm dứt  Kinh  số 87  :  Kinh  ÁI SANH   –

PIYAJÀTIKA  Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2024(Xem: 1602)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 1152)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 2374)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 1330)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 1188)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 1312)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 4110)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 1368)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 1360)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 1762)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]