Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Đại Kinh Khổ Uẩn

18/05/202019:53(Xem: 10841)
13. Đại Kinh Khổ Uẩn

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



13. Đại Kinh KHỔ UẨN

(Mahàdukkhakkhandhasutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời,Đức Thế Tôn an trụ

          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na  (1)

              Do Cấp-Cô-Độc (2) tín gia

      (A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka)(2) cúng dường .

          Một buổi sáng triêu dương còn mát   

          Nhiều Tỷ Kheo mang bát, đắp y

Đi vào thành Sa-Vát-Thi  (3)

       Để cùng khất thực, hành trì hạnh Tăng.

          Nhưng các vị nghĩ rằng : “Quá sớm,

          Vì mặt trời vừa chớm lộ ra

              Chưa nên khất thực từng nhà

       Chúng ta nên đến thăm qua khu vườn

          Của các phương ngoại đạo du sĩ ”.

 

          Rồi các vịđi đến khu vườn

              Nói lời chúc tụng thông thường

       Xã giao thăm hỏi an tường hay chăng ?

Đoạn Chư Tăng một bên ngồi xuống.

          Các Du-sĩ này muốn luận liền :

        – “ Chúng tôi xin hỏi Chư Hiền

       Kiều-Đàm Tôn-giả sự duyên nêu rằng   

          Ngài hiểu biết hoàn toàn các Dục

          Chúng tôi cũng hiểu Dục hoàn toàn.

              Sắc pháp ngài hiểu hoàn toàn

     _____________________________

(1) & (2) : Xem chú thích ở Kinh “Tất cả các Lậu-hoặc”trang 15.

        (3) : Thành Savatthi - Xá Vệ .

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –204

 

       Chúng tôi Sắc-pháp hoàn toàn hiểu thông.

          Các cảm thọ Sa-môn Ngài đó

          Cũng nêu rõ hiểu biết hoàn toàn

              Chúng tôi cũng hiểu hoàn toàn

       Về các cảm thọ, sẵn sàng nêu ra.

          Này chư Hiền ! Vậy là rõ cả

          Chúng tôi với Tôn-giả Thích Ca

Đâu có đặc thù nào xa ?

Đâu có dị biệt hay là khác nhau ?

          Về thuyết pháp hay vào giáo huấn ? ”.

 

          Nghe Du-sĩ lý luận như vầy

              Các vị Tỷ Kheo đến đây

       Không hoan hỷ với lời này, khó thông. 

          Không đồng ý cũng không chỉ trích

          Luôn giữ tâm tịch tịnh an như

              Các vị đứng dậy cáo từ

       Nghĩ rằng : “Sẽ bạch Đạo Sưđiều này

          Để được ngay Thế Tôn thuyết giảng

          Ta sẽ hiểu viên mãn điều đây”.

              Rồi các vị Tỷ Kheo này

       Sau khi khất thực đủ đầy, ăn xong

          Trở về, đến tịnh phòng Thiện Thệ

          Sau đảnh lễ, ngồi xuống một bên

              Bạch Phật câu chuyện nói trên

       Xin Phật giảng giải phải nên thế nào ?

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Nếu sau có dịp

          Các Du-sĩ hỏi tiếp điều này

              Cần được trả lời như vầy :

     ‘Chư Hiền ! Xin hỏi thẳng ngay thật thà :

          Thế nào là vị ngọt các dục ?

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –205

 

          Sự nguy hiểm mọi lúc là gì ?

              Thế nào là sự xuất ly ?

       Vị ngọt sắc-pháp là gì, nói ra ?

          Thế nào là những điều nguy hiểm ?

          Thế nào là quý hiếm xuất ly ?

              Vị ngọt cảm thọ là chi ?

       Thế nào nguy hiểm ? Là gì xuất ly ?

          Các Tỷ Kheo ! Trong khi được hỏi

          Các Du-sĩđã nói trước đây

              Không thể trả lời, ngồi ngây

       Vì không thểđáp, khó thay trả lời !

          Vì sao vậy ? Do nơi trình độ

          Thiếu hiểu biết, không có khả năng.

              Hỡi này Tỷ Kheo Chúng Tăng !

       Ta không thấy có trong hằng hàđây

          Thế giới này, Chư Thiên, Ma, Phạm,

          Chúng Sa-môn vàđám Bàn-môn

              Loài người hữu phước đáng tôn

       Cũng không thểđáp, dù khôn, dù tài,

          Trừ Như Lai & Thinh Văn đệ tử&

Đệ tử nào đã được giảng rồi,

              Thì mới có thể trả lời

       Về các câu hỏi đồng thời trên đây.

 

          Các Tỷ Kheo ! Hiểu ngay thuần thục

      *  Vị ngọt của các Dục sao đây ?

              Năm pháp tăng trưởng Dục này :

     - Sắc-pháp do nhãn căn đây nhận liền

          Nhận thức riêng khảái, khả hỷ

          Và khả lạc, khảý, đẹp thay !

              Tương ứng, hấp dẫn Dục ngay.

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –206

 

     - Các Tiếng do Nhĩ-căn này tiếp thu.

        - Các Hương từ Tỷ-căn nhận thức.

        - Các Thiệt-căn nhận thứcVịđây.

            - Xúc do Thân-căn nhận ngay

       Nhận thức khả lạc, cảm rày đáng yêu

          Tương ứng dục, mỹ miều, hấp dẫn

          Khảý lẫn khả hỷ biết bao !

          *  Này các Tỷ Kheo ! Thế nào

       Là sự nguy-hiểm dục sâu nặng này ? 

 

          Các Tỷ Kheo ! Ởđây ví dụ

          Có một thiện-nam-tử hiền từ

              Nuôi sống với nghề nghiệp, như : 

       Làm ruộng, buôn bán đầu tư, diễn trò,

          Hoặc chăn bò, bắn cung, dệt vải,

          Là quan lại, kế toán …vân.. vân…

              Người ấy làm việc tinh cần

       Chống đỡ lạnh, nóng, tảo tần sớm trưa

          Phải chịu đựng nắng mưa, đói khát

          Sự xúc chạm với các côn trùng

              Ruồi, muỗi, rắn, rết… nói chung.

       Như vậy là sự hãi hùng hiểm nguy

          Của các Dục ở thì hiện tại

          Thuộc Khổ Uẩn đã trải qua liền

              Lấy dục làm nhân, làm duyên

       Nguồn gốc của Dục, sở nguyên bao hàm.

          Các Tỷ Kheo ! Thiện-nam-tửấy

          Rất nỗ lực như vậy, tảo tần

              Tính toán, chịu đựng, tinh cần

       Nhưng không đạt được điều cần ước mong

          Các tài sản đều không có được

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –207

 

          Vịấy buồn, sướt mướt khóc than

              Đấm ngực, bất tỉnh mê man

       Than vãn : ‘Nỗ lực ta toàn hoài công

          Thật vôích, đã không kết quả

          Sự tinh cần thật chả ra chi !’

              Này các Tỷ Kheo ! Vậy thì

       Nguy hiểm của dục cực kỳđau thương.

 

          Nhưng ngược lại, cũng phương thức đó

          Thiện-nam-tử chịu khó, nhọc nhằn

              Nỗ lực làm việc tảo tần

       Thu được tài sản dần dần tăng lên.

          Phải ngày đêm hộ trì tài sản

          Vịấy không thỏa mãn, an như

              Cảm thọđau khổ, suy tư

       Tự nghĩ : ‘Tài sản do từ công lao

          Ta tạo ra với bao khổ nhọc

          Làm sao tránh cướp bóc xảy ra

              Do Vua chúa đoạt của ta,

Trộm cướp, hỏa hoạn cũng là mối lo,

Lũ lụt to cuốn trôi tất cả,

          Kẻthừa tự lại quá bất tài

              Làm cho tài sản sạch bay ”.

       Năm điều vịấy đêm ngày lo âu.

          Nhưng mặc dầu hộ trì như vậy

          Và gìn giữ như vậy tối đa

              Nhưng tai họa vẫn xảy ra

       Tài sản đã bị ‘ngũ gia’đoạt liền.

          Vịấy khổ, buồn phiền than vãn

          Đấm ngực, đoạn đau đớn thốt ra :

             ‘Những cái đã thuộc về ta

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –208

 

       Giờ không còn nữa, thật là trắng tay’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy chỉđiểm

          Sự nguy hiểm các dục vô cùng.

              Lại nữa, do dục nói chung

       Làm nhân, duyên, lại làm cùng nguyên nhân

          Do chính dục làm nhân lầm lạc

          Vua tranh đoạt, tàn hại với Vua,

              Sát-Đế-Lỵ quyết hơn thua

       Với Sát-Đế-Lỵ, tranh đua sinh tồn

          Bàn-môn với Bàn-môn tranh đoạt

          Các Gia Chủ tranh đoạt với nhau

              Cha mẹ, con cái câu mâu

       Anh chị em cũng kế sâu đoạt tài

          Bạn bè cũng ra tay tranh đoạt

          Khi dấn thân vào các chuyện này

              Tranh chấp, tranh luận gắt gay

       Dẫn đến công phá nhau ngay tức thời

Đánh bằng lời, tay thoi, chân đá

Đánh bằng gậy hoặc cả kiếm cung

              Kết cuộc có kẻ mạng chung

       Hoặc bị thương nặng, bất dung tật nguyền.

          Các Tỷ Kheo ! Dĩ nhiên điều đó

          Sự nguy hiểm dục nọ vô cùng.

 

              Lại nữa, do dục nói chung

       Làm nhân, duyên lại làm cùng nguyên nhân

          Do chính dục làm nhân, làm chuẩn

          Họ cầm mâu, cầm thuẩn, cung tên

              Họ dàn trận chiến hai bên

       Giương cung nhắm bắn tạo thêm căm thù

          Vung đao, kiếm muốn tru diệt địch

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –209

 

          Chặt đầu kẻ đối nghịch, bất đồng

              Thế rồi đưa đến tử vong

       Hoặc là thương tật, khó mong vẹn toàn.

          Lại nói sang cũng do nhân dục

          Họ tiếp tục đánh giết tan tành

              Phá trại, công lũy, đánh thành,

       Loạn tên bắn giết, dân lành chết oan,

          Đổ nước sôi, chặt thang giây địch

Đá quăng xuống kẻ nghịch đang leo

             (Hoặc là chặt đứt cầu treo

       Chất củi đốt cháy, tiếng kêu dậy trời)

          Các Tỷ Kheo ! Rồi thời kết cục

          Sự nguy hiểm của dục vô cùng

              Lại nữa, do dục nói chung

      Làm nhân, duyên lại làm cùng nguyên nhân

          Do chính dục làm nhân, duyên nữa

          Họ phá cửa đột nhập nhà người

              Cướp giật đồđạc tơi bời

       Hành động kẻ cướp, phục nơi đường gành

          Để chẹn cướp bộ hành, thương khách.

          Hoặc tìm cách thông dâm vợ người.

              Vua quan khi bắt được, thời

Áp dụng hình phạt tùy nơi tội hình :

Đánh roi, gậy lên mình kẻấy,

          Chặt chân, tay ; xẻo lấy mũi, tai

              Hình phạt vạc dầu sôi đầy

      ‘Hình con sò xẻo’ở ngay ‘đỉnh đầu’

          Hoặc ‘la hầu khẩu hình’ở giữa

          Hoặc lấy lửa đốt như vòng hoa

            ‘Chúc thủ hình’ – phạt đốt tay,

     ‘Khu hành hình’ – rơm bện đây siết dày,

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –210

 

        ‘Bì y hình’ – vỏ cây làm áo ,

        ‘Linh dương hình’ – dê núi hành hình,

              Hoặc hình thức ‘câu nhục hình’

       Lấy câu móc thịt, thật kinh khiếp rày

          Hình đồng tiền, thịt này được cắt          

   ‘Khối trấp hình’ này, hoặc ‘chuyển hình’

             ‘Cao đạp đài’, cách hành hình

       Dầu sôi tưới phỏng thân mình, chân tay,

          Thả chó dữ ra ngay, xé xác,

          Trói vào cọc, hình phạt chém liền,

Đó chính là những sự duyên.

       Lại nữa, do dục nhân, duyên dẫn vào

          Sống và làm biết bao ác hạnh

Điều bất chánh thân, khẩu, ý hành

              Do những ác hạnh chẳng lành

       Mạng chung thân hoại, họ sanh trưởng vào  

          Các địa ngục hay vào cõi dữ

          Vào đọa xứ, ác thú khổđau.

              Các Tỷ Kheo ! Phải hiểu mau

       Nguy hiểm của dục rất sâu nặng này

          Thuộc Khổ-uẩn, tương lai đau khổ

          Do yếu tố dục làm nhân, duyên. 

 

          *  Thế nào là sự mãn viên

Xuất ly các dục, an nhiên hài hòa ?

          Các Tỷ Kheo ! Chính làđiều phục,

          Làđoạn trừ Tham dục dứt đi

              Sa-môn, Phạm-chí đồng thì

       Ai không như thật tuệ tri thực thà

          Vị ngọt các dục là như vậy

          Sự nguy hiểm như vậy, tuệ tri

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –211

 

              Như vậy là sự xuất ly … 

       Sẽ không như thật tuệ tri thực thà :

          Các dục của họ là như vậy,

          Rồi nghĩ quấy người khác giống y

              Là dục như thật tuệ tri  

       Sự kiện như vậy không chi có rồi !

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn nơi các vị

          Là sa-môn, Phạm-chí thanh cao

              Họ như thật tuệ tri vào  

       Vị ngọt các dục, thế nào hiểm nguy

          Sự xuất ly, xuất ly như vậy

          Những vịấy nhất định thật tình

              Tuệ tri các dục của mình

       Cũng nghĩ người khác giống mình tuệ tri

          Là như thật tuệ tri dục uế

          Sự kiện ấy có thể xảy ra.

              Các Tỷ Kheo ! Thế nào là

       Vị ngọt Sắc-pháp hiểu qua rõ ràng

          Như thiếu nữ  thuộc hàng Phạm-chí,

          Sát-Đế-Lỵ thiếu nữ đồng thời,

              Thiếu nữ Gia Chủ các nơi

       Mười lăm, mười sáu tuổi đời thanh tao

          Không quá lớn, quá cao, quá thấp

          Không quá mập, quáốm, quáđen,

              Không quá trắng, quá sang, hèn.

       Thuộc vào thời đoạn như sen nở rồi

          Tỏa hương khắp muôn nơi, khoe sắc

          Có phải họ sở đắc sớm chiều

              Sắc đẹp tối thượng đáng yêu ?”

 

 – “ Bạch Phật ! Đó chính làđiều đúng đây ”.    

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –212

 

    – “ Tăng Chúng này ! Đẹp xinh nhan sắc

          Khởi lên các hỷ, lạc-thọ ngay

Vị ngọt sắc-pháp làđây.  

Nguy hiểm sắc-pháp trình bày là chi ? 

          Như là khi thấy qua bà lão

          Tám, chin mươi hay bảo một trăm

              Già yếu, run rẩy, da nhăn

       Lưng còng phải dựa gậy lần bước đi

          Thường bệnh, chẳng mấy khi mạnh khỏe

          Thời thanh xuân tuổi trẻ còn đâu !

              Răng rụng, tóc rụng sói đầu

       Tay chân khôđét có màu xám xanh.

          Các Tỷ Kheo ! Bức tranh vân cẩu !

          Các ngươi phải hiểu thấu điều đây :

              Phải sắc đẹp xưa người này

       Nay đã biến mất, hiển bày hiểm nguy ?”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Xuân-thìđã mất

          Nay già xấu, sự thật như vầy ”. 

 

         – “ Như vậy, các Tỷ Kheo này !

       Nguy hiểm các sắc-pháp đây vô cùng.

          Các cô gái xưa dung nhan sắc

          Để kiêu hãnh, nay thật phai tàn

              Da mồi, răng rụng, run khan

       Cái chết sẽ đến, hoàn toàn hết mong !     

          Thi thể bị quăng trong nghĩa địa

          Sắc đẹp xưa có nghĩa gìđâu !

              Tử thi bị vất dãi dầu

       Một, hai, ba bữa hay sau bốn ngày

          Thi thể này trương phồng xanh xám

          Rồi rã nát, giòi bám thối tha.

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –213

 

              Hoặc quăng bỏ nghĩa địa xa

       Bị kên kên, quạ… chúng sà xuống ăn

          Hay diều hâu, giả can, chóđói,

          Loài côn trùng các loại rỉa ăn.

              Này các Tỷ Kheo ! Phải chăng

       Sắc đẹp biến mất, muôn phần hiểm nguy ?

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đến kỳ tử biệt

          Sắc đẹp cũng mất biệt, còn chi ! ”.

 

        – “ Tiếp theo nữa, rồi tử thi

       Hoặc bị muôn thú tức thì xéăn,           

          Hay diều hâu, giả can, chóđói,

          Loài côn trùng các loại rỉa đi

             Rồi diễn tiến của tử thi 

       Thời gian tiếp đó sau khi rã dần

          Xương còn gân nên còn liên kết

          Còn dính máu nhưng hết thịt rồi

              Hay còn dính thịt ít thôi

       Hoặc không còn máu, thịt nơi thây này.

          Nhiều tử thi lâu ngày đã chết

          Bộ xương không liên kết với nhau

             Rải rác xương chân, xương đầu,

       Xương mông, xương sống, sọđầu, xương tay,

          Xương bả vai hay xương bắp vế

          Bàn tay, chân còn đểđốt xương.

              Hoặc là xương cốt vãi vương

       Chỉ còn xương trắng, vô thường bể dâu !

          Đống xương khô trắng màu vỏốc

          Trải nhiều năm xám mốc, mục ra.

              Các Tỷ Kheo ! Có phải là

       Sắc đẹp xưa mất, hiện là hiểm nguy ? ”

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –214

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Những gì diễn tiến                                  

          Làđúng thật sự kiện tử thi ”.

        – “ Như vậy là sự hiểm nguy

       Của các sắc-pháp ưu bi, nói vào.

          Các Tỷ Kheo ! Thế nào thích hạp

          Xuất ly các sắc-pháp ởđây ?

              Sựđiều phục dục tham ngay

Đoạn trừ tham dục, như vầy xuất ly.

 

          Không như thật tuệ tri vị ngọt

          Làvị ngọt sắc-pháp như vầy

              Nguy hiểm là nguy hiểm vầy

       Xuất ly sắc-pháp như vầy xuất ly

          Thì các vì Sa-môn, Phạm-chí

          Không như thật tác ý tuệ tri

              Sắc-pháp của họ tức thì

       Không nghĩ người khác tuệ tri như mình.

          Còn trái lại, tận tình hiểu biết

          Họ như thiệt tuệ tri điều ni

              Vị ngọt, nguy hiểm, xuất ly

       Cũng chính như vậy, thế thìởđây

          Nhất định là vị này như thật

          Tuệ tri các sắc-pháp của mình

              Có thể nghĩ người khác mình

       Sắc-pháp như thật an bình tuệ tri

          Họ có thể thực thi điều đó

          Sự kiện này chính có xảy ra.

              Các Tỷ Kheo ! Nay nói qua

Vị ngọt cảm thọấy là ra sao ?

          Các Tỷ Kheo thanh cao ly dục

          Bất thiện pháp lập tức lìa xa

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –215

 

              Tự chứng và an trú qua

       Trạng thái Đệ Nhất Thiền-na an hòa

          Do ly dục sanh và hỷ lạc

          Có tầm, tứ, chứng đạt Nhất Thiền

              Có tầm, có tứ, lạc yên

       Không nghĩ tự hại, không tuyền hại ai

          Không nghĩ hại cả hai như vậy

          Trong khi ấy cảm giác có ngay

              Cảm thọ vô hại tràn đầy

       Tối thượng vô hại ởđây chan hòa

Đây chính làvị ngọt cảm thọ

 

          Tiếp theo đó, Tỷ Kheo nhất tâm

              Để mà diệt tứ, diệt tầm,

       Chứng và an trú Thiền tâm thứ nhì

          Trạng thái ni định sanh, lạc tịnh

          Không tầm, tứ, nội tĩnh tâm yên

              Chứng và an trú Tam Thiền

       Không khổ, lạc ; xả niệm liền tịnh thanh

          Rồi an lành xả khổ, lạc đó

          Diệt hỷưu, cảm thọ trước đây

              Chứng và trú Tứ Thiền ngay

       Xả niệm thanh tịnh, không rày khổ, vui

          Trong khi ấy, đầu đuôi vịấy

          Không nghĩ đến tự hại, hại ai

              Không nghĩ đến hại cả hai

       Cảm thọ vô hại vị này đạt ngay

          Vô hại này gọi là tối thượng

          Cảm thọ vướng vị ngọt làđây.

              Nàycác Tỷ Kheo ! Ởđây

Nguy hiểm của cảm thọ này ra sao ?   

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –216

 

          Cảm thọ nào cũng đều biến hoại

          Là vô thường, khổ hải, ai bi,

              Cảm thọ như vậy hiểm nguy.  

       Còn các cảm thọxuất ly thế nào ?

          Các Tỷ Kheo ! Nhờ vào điều phục

          Những dục tham mọi lúc trừ ngay

              Đối với các cảm thọ này

Đoạn trừ tham dục, như vầy xuất ly.

          Cho nên khi Sa-môn, Phạm-chí

          Không như thật tác ý tuệ tri

              Vị ngọt cảm thọởđây

       Chính là vị ngọt như vầy chẳng sai

          Nguy hiểm này, như vầy nguy hiểm

          Xuất ly hiểu như vậy xuất ly

              Các vị nhất định đồng thì

       Sẽ không như thật tuệ tri tức thì

          Các cảm thọ chuyên vì của họ

          Không thể có người khác nghĩ vào

              Giống họ cảm thọ trước sau

       Sự kiện ấy không thể nào xảy ra.

          Còn các Sa-môn và Phạm-chí

          Đã như thật tác ý tuệ tri

              Vị ngọt các cảm thọ ni

       Chính làvị ngọt  – Hoặc nguy hiểm này

          Cũng chính là như vầy nguy hiểm

          Xuất ly hiểu như vậy xuất ly

              Thì nhất định những vị ni

       Cảm thọ như thật tức thì tuệ tri

          Vì như thật tuệ tri như vậy

          Những vịấy có thể nghĩ là

              Các người khác cũng giống ta

Trung Bộ  (Tập 1)  Đại Kinh 13 :  KHỔ UẨN     *  MLH  –217

 

       Nghĩa là cảm thọ thật thà tuệ tri

          Sự kiện này thực thi như thế

          Thì có thể nó sẽ xảy ra.

 

              Nghe Phật giảng giải sâu xa

       Chư Tăng hoan hỷ tin và hành theo ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*     *

 

 

( Chấm dứt  Kinh số 13 :Đại Kinh KHỔ UẨN–MAHÀDUKKHAKKHANDHASutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2024(Xem: 1481)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 1562)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 3455)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 1687)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 3894)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
01/04/2024(Xem: 32953)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
28/03/2024(Xem: 959)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
27/03/2024(Xem: 3434)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 2043)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]