Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

58. Kinh Vương Tử Vô Úy

19/05/202010:26(Xem: 10899)
58. Kinh Vương Tử Vô Úy

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



58. Kinh VƯƠNG TỬ VÔ ÚY
( Abhayaràjakumàra sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)
              Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na  (1)
     ( Được dâng cúng bởi Tần-Bà-Sa-La )   
          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Va-Pá  (2)
       ( Chỗ vốn đã nuôi sóc hằng hà ) 
              Vương-tử tên A-Pha-Da  (3)
       Tức là Vô Úy – liền qua đến nhà
          Ni-Ganh-Tha Na-Ta-Pút-Tá  (4)
          Giáo Trưởng Ni-Ganh-Thá phái này.
              Đến nơi liền đảnh lễ Thầy
       Một bên, vương-tử ngồi ngay an hòa.
 
          Ni-Ganh-Tha Na-Ta-Pút-Tá
          Nói với A-Pha-Dá như vầy :
 
        – “ Này Vương-tử ! Hãy đi ngay
       Đến tìm, luận chiến với thầy Sa-Môn
          Gô-Ta-Ma – Tiếng đồn lập tức
          Lan truyền xa : ‘Thần lực cùng là
    __________________________________  
 
(1) : Ràjagaha ( Vương-Xá ) là thủ phủ của vương quốc Magadha 
    – Ma-Kiệt-Đà của vua Tần-Bà-Sa-La và sau là vua A-Xà-Thế .
Tại nơi đây, Vua Bimbisara đã dâng cúng Đức Phật khu rừng trúc của ông để thành lập Trúc Lâm Tinh Xá ( Veluvana Vihàra ).
(2) : Chỗ nuôi sóc Kalandakanivapa .        (3) : Abhaya - Vô Úy .
(4) : Vị Giáo Trưởng của Ni-Kiền-Tử :  Nataputta .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY   * MLH  –  298
 
              Uy lực ông Gô-Ta-Ma     
       Mà đã bị Vương-tử này công khai
          Luận chiến thật ngang tài ngang sức
          Vương-tử này quả thực tài cao ”.
 
        – “ Thưa Tôn-giả ! Làm thế nào
       Có thể luận chiến nhằm vào ông ta ?
          Sa-môn Gô-Ta-Ma đích thực
          Đầy thần lực, uy lực như vầy ? ”.
 
        – “ Này Vương-tử ! Hãy đi ngay
       Đến Sa-môn đó trình bày sâu xa
          Nêu lên Gô-Ta-Ma câu hỏi : 
         ‘Thế Tôn có thể nói lời mà
              Khi những lời ấy thốt ra
       Khiến những người khác nghe qua, tức thì
          Không ưa gì, lại vừa không thích?’. 
          Nếu Sa-môn họ Thích Ca này
              Đáp : ‘Có thể có như vầy
       Có người không thích lời này của Ta’.
          Hãy vặn lại vị Sa-môn đó :
         ‘Nếu mà có xử sự như vầy
              Có gì sai khác ở đây
       Giữa Thế Tôn với kẻ đầy phàm phu ?
          Kẻ phàm phu nói lời gì đó
Thì cũng có người khác không ưa’.     
 
              Còn nếu khi Vương-tử thưa
       Mà Sa-Môn lại dây dưa nói là :
‘Vương-tử ! Ta đây không thể nói
   Do lời nói, kẻ khác không ưa’.
              Thì Vương-tử hãy nên thưa :
     ‘Nếu xử sự như Ngài vừa nói ra,
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  299
 
          Sao Ngài bảo Đê-Va-Đát-Tá  (1)
          Phải bị đọa đọa-xứ khổ đau
              Một kiếp địa ngục phải vào
       Không thể cứu độ, khổ sầu hằng sa
          Khiến Đề-Bà-Đạt-Đa (1) phẫn nộ
          Không ưa thích, nên cố hại Ngài ?’.
 
              Khi Vương-tử hỏi câu này
       Như hai cái móc, móc ngay họng rồi !
          Nuốt không trôi, nhả ra chẳng được.
          Này Vương-tước ! Ông Gô-Ta-Ma
              Từ hai câu hỏi nêu ra
       Như bị móc, khó nhả ra nuốt vào ! ”.
 
          Bị Giáo Trưởng khích vào tự ngã
          A-Pha-Dá – Vô Úy, vâng lời
              Đứng dậy từ chỗ đã ngồi
       Đảnh lễ Giáo Trưởng, đoạn rời nơi đây.
 
          Đi đến ngay chỗ Phật an trú 
          Đảnh lễ đấng Điều Ngự hiện tiền
    __________________________________  
 
(1) : Devadatta  tức Đề-Bà-Đạt-Đa , hay còn được gọi tắt là Điều-
   Đạt , cũng là vương-tử dòng họ Sakya (Thích Ca ), anh của Tôn
   giả Ananda . Sau khi Phật thành đạo, trở về Thành Ca-Tỳ-La-Vệ
   tế độ bảy vị vương-tử xuất gia, trong đó có Devadatta và Ananda
            Trong 12 năm đầu, ông tu hành rất nghiêm túc và đắc thần
  thông phàm . Nhưng sau đó khi được vua A-Xà-Thế trọng vọng,
  cung dưỡng mọi nhu cầu, ông trở nên ngã mạn và có ý muốn thay
  Phật để lãnh đạo Giáo đoàn .Bị Phật quở trách, ông ôm lòng oán
  hận , nên đã yêu cầu Phật chấp thuận 5 cấm giới do ông đề nghị..
  Đức Phật không chấp nhận , nên ông đã  tách riêng  và dẫn theo
  một  số Tỷ Kheo mới tu thành lập phái riêng . Ông cũng nhiều lần
  tìm mọi cách để hại Phật nhưng không thành.Ông phạm vào“ngũ
  nghịch đại tội” với 2 tội danh : Phá hòa hợp Tăng (chia rẽ Tăng  
Chúng) và làm thân Phật chảy máu . 
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  300
 
              Một bên, vương-tử ngồi yên
       Nhưng vương-tử bỗng nhìn lên mặt trời,
          Suy nghĩ : “ Không phải thời luận chiến,
          Thời gian này không tiện cho ta
              Tranh luận cùng Gô-Ta-Ma
       Ngày mai, luận chiến tại nhà của ta ! ”.
 
          Liền bạch với Phật Đà được rõ :  
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Vào ngọ ngày mai
              Mời đến nhà con thọ trai
       Với ba Phích-Khú (1) cùng Ngài quang lâm ”.      
          Phật im lặng, ý thầm chấp thuận,
          Biết Thế Tôn đã nhận lời rồi  
              Vương-tử liền từ chỗ ngồi
       Đứng dậy đảnh lễ, hướng nơi Phật Đà
   Hữu nhiễu và cáo từ, lui gót.
 
          Mãn canh chót, lộ ánh triêu dương
              Theo lời thỉnh, đấng Pháp Vương
       Đắp y, mang bát an tường, uy nghi
          Ba Tỷ Kheo cùng đi, trực chỉ
          Đến nhà của Vô Úy thọ trai,
              Phật ngồi trên chỗ sẵn bày,
       Vương-tử Vô Úy tự tay dâng liền
          Món thượng vị loại mềm và cứng
          Gia nhân đứng phục vụ ngoài trong.
              Sau khi Thế Tôn dùng xong
       Tay rời khỏi bát. Vui lòng chủ gia
          A-Pha-Da liền ngồi nghiêm cẩn
          Trên ghế thấp kê sẵn một bên
    __________________________________  
 
(1) : Bhikkhu : Tỳ-Khưu  hay  Tỷ-Kheo , nghĩa là vị Khất-sĩ .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  301
 
              Rồi vương-tử ấy thưa liền :
 – “ Bạch Phật ! Ngài có nói lên những lời
          Do lời ấy, nhiều người không thích,
          Không ưa, nên đối nghịch với Ngài ? ”.
 
        – “ Vương-tử ! Phải chăng ở đây
       Câu hỏi dụng ý hỏi ngay một chiều ? ”.
 
    – “ Bạch Phật ! Điều mà Ngài đáp lại
          Ni-Ganh-Tha họ bại mất rồi ! ”.   
 
        – “ Vương-tử ! Không thể nói chơi ! 
       Vì sao ông nói những lời như trên ? ”.  
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Nêu lên như thế
          Con xin kể cớ sự xảy ra :
              Giáo Trưởng Na-Tá-Pút-Ta
       Bảo con đến gặp Gô-Ta-Ma Ngài
          Để luận chiến với Ngài một trận
          Con ngần ngại, nói thẳng ý mình :
             ‘Sa-Môn Kiều-Đàm cao minh
       Thần lực, uy lực thật tình rất cao
          Làm thế nào mà tôi luận chiến ?’.
 
          Giáo Trưởng bảo thực hiện dễ thôi !     
              Khi gặp vị Kiều-Đàm rồi
       Nêu hai câu hỏi hai thời khác nhau.
          Câu hỏi đầu như con vừa hỏi,
          Nếu Ngài nói rằng có như vầy
              Thì sẽ hỏi vặn lại ngay :
      ‘Xử sự như vậy cũng tày phàm phu,
          Kẻ phàm phu nói lời nào đó
          Thì cũng có người chẳng thích, ưa’. 
              Nếu với câu hỏi con thưa
       Mà câu Ngài đáp thật vừa ý ông
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  302
 
          Là Thế Tôn Ngài không thể nói
          Những lời nói người khác ghét ngay,
              Thì con phải vặn lại vầy :
      ‘Nếu mà xử sự như Ngài nói ra
          Sao Ngài bảo Đê-Va-Đát-Tá   
          Phải bị đọa đọa-xứ khổ đau
              Một kiếp địa ngục phải vào
       Không thể cứu độ, khổ sầu hằng sa
          Khiến Đề-Bà-Đạt-Đa phẫn nộ
          Không ưa thích, nên cố hại Ngài ?’.
 
              Khi Sa-Môn bị hỏi vầy
       Như hai cái móc, móc ngay họng rồi !
          Nuốt không trôi, nhả ra chẳng được.
          Đó chính là mưu chước bày ra
              Của ông Na-Tá-Pút-Ta
       Bảo con luận chiến trải qua với Ngài
          Rồi từ hai câu con hỏi đó
          Như bị móc móc cổ họng ngay ”.
 
              Lúc bấy giờ, tại nơi này
       Có đứa con nít thơ ngây, hồng hào
          Nằm dựa vào đầu gối vương-tử
          Phật bèn hỏi vương-tử như sau :
 
        – “ Này Vương-tử ! Nghĩ thế nào
       Nếu hài-nhi đó, do vào vô tâm
          Của Vương-tử, hoặc nhằm người vú
          Do vô ý nên chú bé này
              Tự thọc vào miệng que dài
       Hay cầm hòn sỏi nuốt ngay vào mồm,
          Vậy Vương-tử đang ôm đứa nhỏ
          Phải làm gì lúc đó tức thì ? ”.
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  303
 
        – “ Bạch Ngài ! Con ôm hài-nhi
       Đưa tay vào miệng, kiên trì móc ra
          Nếu không thể móc ra tức khắc
          Thì tay mặt làm như móc câu
              Tay trái giữ chặt lấy đầu
       Móc cho kỳ được, cho dầu máu ra ”.
 
    – “ Vương-tử ! Lời nói Ta cũng vậy !
 
      *  Như Lai biết lời ấy thuộc phần    
              Không như thật, không như chân
       Không tương ứng mục đích cần nói ra,
          Lời nói khiến người ta không thích
          Sẽ công kích hoặc bất mãn ngay
      Thời Ta không nói lời này.   
 
   *  Lời nào Ta biết có đầy như chân
          Cùng như thật, nhưng phần chứa đựng
          Không tương ứng mục đích cần đưa
              Khiến cho nhiều người không ưa
       Ta không nói, không dây dưa chuyện này.
 
      *  Lời nói nào Như Lai biết rõ
          Là vốn có như thật, như chân
              Tương ứng với mục đích cần
       Dù lời nói đó mọi phần chánh chân
          Nhưng người khác nhiều phần không thích
          Ta biết thời giải thích lời này.
 
          *  Lời không như thật, chẳng ngay
       Không như chân cũng không rày thanh cao
          Không tương ứng nhằm vào mục đích
          Nhiều người không ưa thích, cau mày 
      Thời Ta không nói lời này.
  *  Lời nào Ta biết vốn đầy như chân
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  304
 
          Và như thật, nhưng phần chứa đựng
          Không tương ứng mục đích cần đưa
              Dù những người khác thích, ưa
       Thời Ta không nói và chừa điều đây.
 
      *  Lời biết ngay như chân, như thật
          Mục đích rất tương ứng ở trong
              Khiến nhiều người thích, hài lòng,
       Ta biết giải thích cho thông, hợp thời.
          Vì sao vậy ? Do nơi thương tưởng
          Đối với những hữu tình nơi nơi ”.
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Với những người
       Giòng Sát-Đế-Lỵ, đồng thời Bàn-môn,
          Những Sa-môn, Gia Chủ các vị
          Đều là người có trí, có tài
              Sau khi chuẩn bị sẵn ngay
       Những câu hỏi, đến gặp Ngài hỏi ra :
       “ Bạch Phật Đà ! Chúng con muốn biết
          Ngài có thiệt suy nghĩ trước là :
             ‘Nếu có những ai đến Ta,
       Hỏi Ta điều ấy thì Ta trả lời
 Đúng như điều mà Ta nghĩ trước’,
          Hay câu hỏi đó được trả lời
              Tại chỗ, một cách thảnh thơi ? ”.
 
 – “ Này Vương-tử ! Nghĩ sao nơi chuyện này :
          Nếu có người gặp ngay Vương-tử
          Hỏi Vương-tử quanh chuyện về xe :
             ‘Bộ phận này của cái xe
       Tên gọi của nó trong xe là gì ?’,
          Không hiểu ông có suy nghĩ trước
          Câu trả lời đã được tính rồi ?
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  305
 
              Hay trả lời ngay tức thời ?” .
 
 – “ Bạch Phật ! Con trả lời ngay tức thì
          Điều đó, vì con đây nổi tiếng
          Đánh xe giỏi, phân biện rành về
              Các bộ phận trong cái xe ”.
 
 – “ Cũng vậy, Vương-tử ! Nói về Bàn-môn,
          Sát-Đế-Lỵ, Sa-môn, Gia -chủ,
          Đều có đủ trí tuệ, có tài
              Soạn sẵn câu hỏi như vầy
       Đến Như Lai để hỏi ngay điều này
   Thời Như Lai trả lời tại chỗ.
          Vì sao vậy ? Vì có phạm trù
            ‘Pháp giới’ – Tham-Ma-Tha-Tu  (1)
       Được Ta khéo biết đặc thù sâu xa ”.  
 
          Nghe Phật Đà trình bày tuần tự  
          A-Pha-Da vương-tử thưa ngay :
       – “ Bạch Thế Tôn ! Vi diệu thay ! 
       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
          Đem đèn sáng vào tối như bưng
              Để ai có mắt mở bừng
       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.
          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
          Được Thế Tôn giải đáp, trình bày
              Con xin quy ngưỡng từ nay
       Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,
          Quy y Tăng thanh cao đức cả
          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
    __________________________________  
 
   (1) :  Pháp giới : Dhammadhatu .
Trung Bộ (Tập 2) Kinh 58 : VƯƠNG TỬ VÔ ÚY  * MLH  –  306
 
            Mong Thế Tôn nhận cho con
       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
          Kể từ nay đến lúc mạng chung
              Tín thành nương đấng Đại Hùng
       Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm./-
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )
 
 
*  *  *
 
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 58  :VƯƠNG TỬ VÔ ÚY   –  
 ABHAYARÀJAKUMARA Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2013(Xem: 4359)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời, thỉnh thoảng đi về trên con đường xuyên qua xóm. Ba tôi dặn : - Không được kêu là : "Ông thầy chùa" nghe chưa ? Hỗn. Nhưng lại không bày tôi một cách kêu khác. Trong câu chuyện, khi nhắc tới ông thầy... đó thì ba tôi dùng ba chữ "Thầy Châu Lâm". Giọng kính cẩn có pha chút thân tình, Những người trong xóm khi nhắc đến tên thầy đều có chung một giọng như thế.
08/02/2013(Xem: 12897)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
04/02/2013(Xem: 13321)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
27/01/2013(Xem: 3107)
Cảm nhận nguồn sông trăng, Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả. “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.
21/01/2013(Xem: 10921)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
20/01/2013(Xem: 2970)
Cuộc đời bầm dập nổi trôi của một em học trò cũ đã thôi thúc tôi viết nên truyện này. Người ta thường bảo „sông có khúc, người có lúc“ nhưng phải nhìn nhận cả cuộc đời của em đã phản ảnh lại nhận xét trên. Bao đau thương đã dồn dập lên đôi vai yếu ớt của em, nhiều lúc tưởng chừng như không còn gượng đứng dậy được nữa, nhưng em vẫn phải sống, vẫn phải đương đầu với mọi khổ đau tràn ngập vây quanh.
15/01/2013(Xem: 6205)
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир) là nhan đề một tiểu thuyết của Lev Nikolayevich Tolstoy, xuất bản rải rác trong giai đoạn 1865 - 1869.
30/12/2012(Xem: 4183)
Bước lên chiếc Lambretta hàng, tôi tự nhiên thấy Trâm ngồi thu hình ở một góc xe. Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẵng thì có giấy đổi vào Nha Trang. Hôm mới vào nàng tìm đến địa chỉ tôi do lời dặn của anh Hiệp, anh rể nàng. Hiệp là bạn học của tôi hồi ở trường Khải Định. Có một cô em làm việc bị đổi đi tỉnh xa Hiệp viết thư giới thiệu cho tôi, gián tiếp thay anh để tuỳ cơ giúp đỡ cô em nhút nhát. Sau khi đọc thư của Hiệp, tôi hỏi:
17/12/2012(Xem: 4428)
Cách đây mấy năm, trên một chuyến xe đò muộn về thăm quê. Khi xe đi ngang qua cầu Ngân Sơn, thì lúc ấy đã 5 hay 6 giờ chiều. Dù đã nhiều lần đi qua đây, nhưng có lẽ buổi chiều cuối xuân năm ấy, là buổi chiều mà tôi đã nghĩ nhiều nhất về Võ Hồng. Tôi tưởng tượng rằng, hồi còn nhỏ chắc mỗi chiều ông vẫn thường ra đứng ở nơi này, để nhìn ráng đỏ nơi rặng núi phía Tây kia ? Rồi nhìn bóng chiều xuống chậm trên dòng sông này? Chắc phải vậy! Vì trong tác phẩm của Võ Hồng thì cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của đất trời, tôi cho là những cái đẹp mà Võ Hồng đã viết hay nhất. Nhưng trong cái đẹp đó, Võ Hồng luôn luôn đưa vào thiên nhiên một chút sầu, hay ngậm ngùi cho một cái gì đó đã hay đang sắp mất đi trên cuộc đời này. Tại ông bi quan chăng? Hay tại vì cái đẹp mong manh của những buổi chiều tà trên dòng sông tuổi thơ dạo nào cứ ám ảnh ông mãi.
10/12/2012(Xem: 3191)
Đúng là những ngày tháng không quên thật! Sau 30.4.75, tôi bị ở lại Việt Nam là một điều quá ngu xuẩn rồi. Tự mình làm hại mình và hại cả tương lai con cái nữa. Niềm đau này thật không làm sao phôi pha được với thời gian, vết thương trong lòng tôi cứ chua xót ngậm ngùi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]