Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Kinh Kosambiya

19/05/202010:22(Xem: 10468)
48. Kinh Kosambiya

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



48.  Kinh KOSAMBIYA
( Kosambiya sutta)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          Kô-Săm-Bi thành (1), đã trú qua
              Tại Tinh Xá Gô-Si-Ta  (2)
       Bấy giờ tại đấy xảy ra sai lầm
          Các Tỷ Kheo Kô-Săm-Bi đó
          Sống cạnh tranh, cãi cọ luận tranh
               Đả thương nhau bằng đấu tranh
       Binh khí miệng lưỡi sẵn dành tấn công
          Họ không tự cảm thông, hòa giải,
          Không chấp nhận hòa giải, cảm thông.
 
              Một Tỷ Kheo không vui lòng 
       Đi đến chỗ Phật để mong trình bày.
          Khi đến đây, chí thành đảnh lễ
          Ngồi một bên, rồi kể sự tình
              Về sự bất hòa phát sinh
       Diễn tiến chi tiết sự kình chống nhau
          Chưa bao lâu ở Kô-Săm-Bí.
          Phật liền gọi một vị Tỷ Kheo 
              Bảo đến gặp các Tỷ Kheo
       Ở Kô-Săm-Bí, vâng theo lời truyền :
 
     – “ Này Chư Hiền ! Thế Tôn cho gọi
          Các vị đến để hỏi điều chi ”.
 
              Các Tỷ Kheo Kô-Săm-Bi 
    _______________________________
 
 ( ) : Thủ đô  Kosambi  ( Kiều-thưởng-di ) của vương quốc Vatsa ,
  nằm trên tả ngạn sông Yamuna .        (2) : Ghosita Tinh Xá .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  146
 
       Thảy đều tuân lệnh, cùng đi gặp Ngài.
          Đến nơi đây, đảnh lễ Thiện Thệ
  Rồi cùng nhau ngồi kế một bên.
              Thế Tôn liền hỏi chuyện trên :
 – “ Các ông có phải gây nên bất hòa
          Có đúng chăng xảy ra tranh đấu
          Luận tranh nhau, dùng khẩu thiệt mình
              Để mặc sân hận phát sinh,
       Không tự hòa giải, chẳng tình cảm thông
          Không chấp nhận cảm thông, hòa giải,
          Sự việc ấy có phải vậy không ? ”.
 
       – “ Có vậy, bạch đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Với chuyện như vậy, các ông nghĩ gì ?    
          Và trong khi các ông u tối
          Đả thương với miệng lưỡi chẳng trừ
             Các ông có an trú từ
       Thân hành với các vị như đã từng
          Đồng phạm hạnh, sau lưng trước mặt ?
          An trú từ khẩu hoặc ý hành
              Với đồng phạm hạnh thiện lành
       Sau lưng trước mặt, thực hành hay không ? ”.  
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Thưa không có vậy ”.
 
    – “ Với điều ấy, này các Tỷ Kheo !
              Các ông đã chấp nhận theo
       Là trong khi sống cứ đeo bám vào
          Cạnh tranh nhau, luận tranh, tranh đấu
          Miệng lưỡi làm gươm giáo đánh nhau.
              Trong khi ấy, tự đuôi đầu
       Không có an trú từ khâu thân hành
          Với thiện lành các đồng phạm hạnh.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  147
 
          Không an trú từ khẩu, ý hành
              Với đồng phạm hạnh tịnh thanh
       Sau lưng, trước mặt cũng đành làm ngơ.
 
          Này các kẻ mê mờ, trí thiểu !
          Các ông sẽ phải chịu họa sâu
              Bất hạnh, đau khổ dài lâu ”.
 
       Rồi Thế Tôn lại giảng vào pháp tu :
       “ Các Tỷ Khưu ! Sáu pháp cần phải
          Ghi nhớ kỹ, tương ái tạo thành
              Tương kính, hòa đồng, vô tranh,
       Hòa hợp, nhất trí thiện lành sâu xa.
 
          Thế nào là sáu pháp kể đủ ?
          Các Tỷ Kheo ! Phích-Khú trú an
              Từ thân hành với các hàng
       Đồng phạm hạnh trước hoặc đàng sau lưng,
          Tạo tương ái và dừng tranh luận,
          Tạo tình huống nhất trí, kính, hòa.
     ‘Thân hòa đồng trú’ kể qua.
 
       Lại nữa, Phích-Khú phải là trú an
          Từ khẩu hành với hàng phạm hạnh
          Sống chân chánh trước mặt, sau lưng,
              Đưa đến tranh luận thì đừng,
       Hòa đồng, nhất trí, sống chung kính nhường,
          Giềng mối tương thân và tương ái.
          Vâng giữ mãi : ‘Khẩu hòa vô tranh ’.   
 
              Rồi an trú từ ý hành
       Với đồng phạm hạnh thiện lành sống chung
  Cả trước mặt, sau lưng các vị.
          Ý kiến đều luận nghị, vui lòng,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  148
 
   ‘Ý hòa đồng duyệt’, đả thông.   
 
       Lại nữa, với tài vật trong các điều
          Tứ vật dụng ít nhiều được cúng,
          Hoặc đi bát, thì cũng nên theo
              Cách thức san sẻ, chia đều
       Các đồng phạm hạnh Giới nêu tịnh lành,
          Phải ghi nhớ, thực hành chân chính
          Pháp hòa kính : ‘Lợi hòa đồng quân’.
 
              Các Tỷ Kheo ! Còn về phần
       Đối với Giới Luật tự thân hành trì
          Không vi phạm, uy nghi thu thúc
          Không vẩn đục, không tỳ vết chi,
              Không có sự uế tạp gì,
       Người trí tán thán ; không vì chấp nê.
          Đưa ngay về tịnh thanh thiền định,
Tỷ Kheo sống chân chính, tựu thành
              Trong các Giới luật thực hành
       Với đồng phạm hạnh thiện lành trước, sau.
          Ghi nhớ sâu tạo thành tương ái,
          Không tranh luận và phải hòa đồng,
              Tương kính, nhất trí trải qua
       Đó là căn bản ‘Giới hòa đồng tu’.
 
          Với tri kiến đặc thù bậc Thánh
          Có khả năng hướng chánh, diệt tà
              Khiến người thực hành sâu xa
       Đau khổ diệt tận, thăng hoa điều lành
          Sống tựu thành như vầy tri kiến
          Luôn cùng nhau luận biện, giải rành
              Với đồng phạm hạnh thiện lành
       Sau lưng, trước mặt an lành vô tranh.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  149
 
          Pháp cần nhớ, tạo thành tương ái,
          Tạo tương kính và phải hòa đồng,
              Không tranh luận, tạo một lòng,
      ‘Kiến hòa đồng giải’ chính trong ý này.
 
          Các Tỷ Kheo ! Ở đây sáu pháp
          Phải ghi nhớ, đề cập, hiểu thông
              Tạo thành tương ái, hòa đồng
       Không hề tranh luận, một lòng kính nhau.
          Trong sáu pháp, phải mau suy tưởng
          Có một pháp tối thượng uyên nguyên
              Thâu nhiếp hết, làm mối giềng,
       Chính là tri kiến, thuộc riêng Thánh hiền,
          Có khả năng là chuyên hướng thượng
          Khiến người làm lý tưởng thực hành
  Diệt tận khổ đau ngọn ngành.
 
       Các ông ! Ví dụ nhìn quanh căn nhà
          Có mái nhọn như là ngọn tháp,
          Thì một pháp tối thượng trước tiên
              Thâu nhiếp hết, làm mối giềng
       Chính là mái nhọn của nguyên căn nhà.
          Cũng vậy, sáu pháp mà lưu ý
          Cần nhớ kỹ một pháp tối cao
              Giềng mối, thâu nhiếp cả vào
       Chính là tri kiến thuộc vào Thánh nhân
          Có khả năng tịnh thanh hướng thượng,
          Người thực hành được hưởng vui an.
 
              Các Tỷ Kheo ! Khi hỏi rằng :
    “ Thế nào tri kiến thuộc hàng Thánh đây ?”
          Vị Tỷ Kheo đi ngay vào đến
          Một khu rừng hay đến gốc cây,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  150
 
              Hoặc chỗ trống vắng, nghĩ vầy :
    “ Không biết ta có một, hai nội triền,
          Hay nội triền nào chưa đoạn diệt ?
        ( Năm triền cái này thiệt xấu xa )
              Do nội triền, nếu tâm ta
       Bị triền phược phủ, thì ta lâm vào
          Không thể nào thấy, biết như thật ”.
          Nếu phóng dật thì vị Tỷ Kheo
  Bị ‘tham dục triền phược’ đeo.
       Bị ‘sân triền phược’ dính theo kế liền.
          Bị ‘hôn trầm thụy miên triền phược’,
          Bị ‘trạo hối triền phược’ vây ngay,
              Bị ‘nghi triền phược’ xéo dầy,
       Tâm vị ấy bị phủ vây, buộc ràng.
          Nếu Tỷ Kheo tâm đang ràng buộc
          Bởi thế cuộc chuyển biến đời này,
              Bị thế sự đời sau đây
       Ràng buộc tâm của vị này được ngay.
          Đến vậy, tâm vị này bị buộc,
          Sống cạnh tranh, chỉ chuốc bất bình,
              Luận tranh do bởi vô minh
       Binh khí miệng lưỡi mặc tình đấu tranh.
          Đến như vậy, phát sanh từng bước
 Tâm vị này triền phược bủa vây.
              Vị ấy biết rõ như vầy :
    “ Không có nội triền phược nay chưa trừ,
          Do nội triền, nếu như chưa mất,
          Tâm ta chắc bị triền phược ngay
              Ta không thể nào như vầy
       Thấy, biết như thật đủ đầy, sâu xa.
          Không triền phược, ý ta khéo hướng
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  151
 
          Sự giác ngộ cao thượng Lý chân ”.
              Là Trí thứ nhất quý trân,
       Vị này chứng được, Thánh nhân thuộc vào,
          Các phàm phu làm sao có thể
          Cộng chứng với siêu thế trí đây ?
 
          *  Lại nữa, Thánh đệ tử này
       Suy nghĩ : “ Trong lúc ta đây thực hành
          Thực tập và tu hành tinh tiến
          Luyện tri kiến này đến nhiều lần
              Ta tự đạt ‘tịch chỉ’ dần,
       Tự đạt ‘tịnh chỉ’ muôn phần quý thay !
Trí thứ hai vị này chứng kế,
          Thuộc bậc Thánh, siêu thế viên dung,
  Phàm phu không thể chứng cùng.
 
   *  Rồi Thánh đệ tử tựu trung nghĩ vầy :
       “ Tri kiến như ta đây thành đạt,
          Có thể các ngoại đạo Bàn-môn,
              Hay các ngoại vi Sa-môn,
       Có thể thành tựu hay không điều này ? ”.
          Rồi vị ấy như vầy hiểu rõ :
       “ Tri kiến như ta có tựu thành
              Không có Sa-môn chẳng hành,
       Bàn-môn nào khác tựu thành điều đây ”
Trí thứ ba vị này chứng kế,
      Thuộc bậc Thánh, siêu thế. Lành thay !
 
          *  Lại nữa, Thánh đệ tử này
       Suy nghĩ : “ Pháp tánh (1) ở đây, một vì
          Chứng được tri kiến thành tựu đó
    ___________________________
 
(1) : Pháp tánh – Dhammata .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  152
 
          Pháp tánh vậy, ta có đạt không ? ”.
              Các Tỷ Kheo ! Phải hiểu thông :
       Pháp tánh gì thế mà mong chứng rành
          Được tri kiến tựu thành như vậy ?
      –  Vị chứng lấy tri kiến tựu thành
              Bất cứ Giới tội thực hành
       Vị này vi phạm, sẽ dành phước duyên
 Giới tội ấy được liền xuất tội.
          Vị ấy đối Tăng Chúng phát lồ
              Tỏ bày, thú xuất, bày phô
       Trước Đạo Sư hoặc hướng vô các vì
Đồng phạm hạnh hành trì, có trí.
          Sau phát lồ thì vị ấy liền
              Phòng hộ, giữ gìn tinh chuyên,
       Trong tương lai vẫn giữ nguyên hành trì.
          Như hài nhi ngây thơ, nằm ngửa
          Nếu chân, tay chạm lửa vô tình
     Lập tức rút chân, tay mình.
       Cũng vậy, pháp tánh cao minh, vị này
          Chứng được ngay tri kiến thành đạt
          Bất cứ các Giới tội phạm vào
              Liền được xuất tội, không sao !
       Biết rõ : “ Ta có pháp sâu tựu thành”.
Trí thứ tư, thực hành chứng được.
 
      *  Thánh đệ tử suy trước nghĩ sau :  
            “ Pháp tánh mà một vị nào
       Chứng được tri kiến thanh cao tựu thành         
          Ta có & không tựu thành pháp tánh ? ”
          Các Tỷ Kheo ! Pháp tánh là gì
              Mà một Tỷ Kheo chứng tri
 
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  153
 
       Tri kiến thành tựu tức thì ở đây ?
      –  Pháp tánh mà vị này duyên phước
          Đã chứng được tri kiến tựu thành,
              Các sự việc cần thực hành
       Dầu lớn dầu nhỏ sẵn dành giúp không
          Cho các vị là đồng phạm hạnh.
          Ý vững mạnh, vị ấy quyết tâm
              Tha thiết hướng đến âm thầm
       Tăng-thượng-giới, tăng-thượng-tâm-học này,
          Cũng hướng ngay tăng-thượng-tuệ-học.
 
          Như con bò săn sóc các con
              Khi đang nhổ lùm cỏ non
       Để ăn, nhưng mắt vẫn còn mải mê
     Để dòm chừng các bê con ấy.
          Cũng như vậy, đây pháp tánh mà
              Một vị chứng được sâu xa
       Tri kiến thành tựu ; trải qua giúp liền
          Đồng phạm hạnh dù riêng, dù nhỏ,
          Nhưng vẫn có tha thiết hướng ngay
              Về tăng-thượng-giới-học này,
       Tăng-thượng-tâm & tuệ-học đầy tịnh thanh.
          Vị này biết rõ rành như vậy :
       “ Pháp tánh ấy, ta có tựu thành ”.
Trí thứ năm đã chứng nhanh,
       Thuộc Thánh, siêu thế, tịnh lành thanh cao,
          Phàm phu không thể nào cộng chứng.
 
      *  Thánh đệ tử này cũng nghĩ nhanh :
           “ Sức mạnh một vị thực hành
       Chứng được tri kiến tựu thành ở đây,
          Sức mạnh này ta có thành tựu,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  154
 
          Hay là không thành tựu chứng tri ? ”
              Các Tỷ Kheo ! Sức mạnh gì
       Mà một vị chứng được tri kiến này ?
Sức mạnh đây thành tựu tri kiến.
          Trong khi Pháp, Luật hiện do Ta
              Tuyên thuyết và giảng dạy ra
       Vị này chăm chú nghe Ta miệt mài,
          Toàn tâm trí lóng tai nghe Pháp
          Rồi biết rõ giải đáp vấn đề :
           “ Sức mạnh một vị chứng về
       Tri kiến thành tựu mọi bề ở đây,
          Sức mạnh này ta có thành tựu ”
Trí thứ sáu hiện hữu đây liền,
              Thuộc các bậc Thánh, siêu nhiên
       Phàm phu không thể tự nhiên chứng cùng.
 
      *  Sức mạnh dùng tựu thành tri kiến
          Trong khi Pháp, Luật hiện do Ta
              Tuyên thuyết và giảng dạy ra
       Vị này chứng được trải qua, đó là :
         ‘Nghĩa tín thọ’ – Át-Tha-Vê-Đá,  (1)
         ‘Pháp tín thọ’ – Đam-Má-Vê-Đa,  (1)
        Hân hoan tương ứng Pháp, và     
       Vị này hiểu : Sức mạnh mà vị đây
          Đã chứng được, ta đây cũng vậy
          Có thành tựu sức ấy đủ đầy.
Trí thứ bảy đã chứng ngay 
       Thuộc các bậc Thánh, sâu dày, siêu nhiên,
          Phàm phu không thể liền cộng chứng.
    ___________________________
 
(1) : Atthaveda – Nghĩa tín thọ .  Dhammaveda – Pháp tín thọ .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 48 :  KOSAMBIYA*  MLH  –  155
 
          Các Tỷ Kheo ! Bền vững kỹ càng
              Pháp tánh được khéo trú an     
       Với Thánh đệ tử trải sang tựu thành 
          Bảy chi này để thành chứng quả
      Tu-Đà-Hoàn hay quả Dự Lưu.
              Như vậy, này các Tỳ Khưu !
       Bảy chi thành tựu, Dự Lưu tựu thành ”.
 
          Đức Thế Tôn an lành thuyết kỹ  
          Cho các vị ở Kô-Sam-Bi
              Các Tỷ Kheo ấy tức thì
       Hoan hỷ tín thọ, hành trì Phật ngôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*
*     *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 48  :  KOSAMBIYA  – 
KOSAMBIYA   Sutta  )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 2711)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
30/09/2020(Xem: 19511)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8789)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 12437)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2583)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5618)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5547)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 11310)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 12192)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]