Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Kinh Bát Thành

19/05/202010:24(Xem: 9860)
52. Kinh Bát Thành

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



52. Kinh BÁT THÀNH
( Atthakanàgara sutta)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, A-Nan-Đa (1) Tôn-giả
          Tại Tỳ-Xá-Ly (2)  Thành trú qua
           ( Tức Vê-Sa-Li cũng là )
       Bê-Lu-Va-Gá-Ma-Ka (3) thôn làng.
 
          Lúc bấy giờ có hàng Gia Chủ
          Đang thường trú tại Át-Tha-Ka (4)
              Có tên là Đa-Sa-Ma, (4)
       Đến Pa-Ta-Lí-Pút-Ta đô thành
       ( Hoa Thị Thành cũng là nơi đó )
Vì ông có công việc cần qua.
              Rồi Gia-chủ Đa-Sa-Ma
       Đến Kút-Ku-Tá-Ra-Mà (5) – Kê Viên.
          Gặp vị Tăng, ông liền đảnh lễ
    ________________________________
 
(1) : ANANDA  hay A-Nan  là con Hộc-Phạn Vương ( Sukodana – 
       em Vua Tịnh Phạn - Suddhodana ), tức là em chú bác với Đức
      Phật . Xuất gia cùng với 6 vị vương-tử giòng Thích Ca khi đức
      Phật về thăm lại Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu ) lần đầu tiên sau 
      khi thành đạo . Tôn-giả là vị Thị giả hầu cận trung tín của Đức
     Phật suốt 30 năm trung-giác-thời và hậu-giác-thời của Phật .
     ( 15 năm tiền-giác-thời, đức Phật chưa có vị  thị giả nào nhất
    định và chính thức ) .
(2) : Vesali ( Tỳ-Xá-Ly ) là thủ phủ của vương quốc Licchavi , một
   trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa quan trọng thời Phật.
   Nơi đây còn là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật-giáo.Tại
   đây, đức Phật đã tuyên bố 3 tháng nữa Ngài nhập Niết-Bàn ;  và
   cũng tại đây, Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 2 được tổ chức
   sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm . 
(3) : Làng Beluvagàmaka .    (4) : Atthaka – Bát Thành , quê quán
        của Dasama .                 (5) :  Kukkutarama – Kê Viên .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   206
 
          Đoạn ngồi kế một bên vị này
              Ông Đa-Sa-Má thưa ngay :
– “ Kính bạch Tôn-giả ! Xin ngài thứ cho !
          Những điều do con đây quấy quả
          Không biết là Tôn-giả A-Nan
              Ngài đang nơi nào trú an ?
       Chúng con muốn gặp, thỉnh an với ngài ! ”.
 
    – “ Này Gia Chủ ! Ngài nay an trú
          Vê-Sa-Li, nơi ngụ tên là
              Bê-Lu-Vá-Ga-Ma-Ka,
       Gia-chủ muốn gặp, hãy qua nơi này ”.
 
          Đa-Sa-Ma, vị đây quê quán 
          Át-Tha-Ka – hoàn mãn việc nhà
              Ở Pa-Ta-Li-Pút-Ta  (1)
       Liền trực chỉ đến Vê-Sa-Li thành
          Để được gặp tịnh thanh Tôn-giả
          A-Nan-Đa. Khi đã gặp rồi
              Đảnh lễ, một bên ông ngồi
       Rồi Đa-Sa-Má mở lời thưa qua :
 
    – “ Kính bạch A-Nan-Đa Tôn-giả !
          Pháp độc nhất nào đã do Ngài
              Thế Tôn, Kiến Giả, Như Lai,
       Chánh Đẳng Chánh Giác hoằng khai Pháp mầu,
          Bậc thâm sâu Đại A-La-Hán,
          Đã thuyết giảng, tuyên bố như sau :
             ‘Nếu có vị Tỷ Kheo nào
    ______________________________
 
(1) : Pàtaliputta – Ba-la-lị-phất , tức  Hoa Thị Thành , nơi diễn
      ra Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 3 dưới sự chủ tọa của
     ngài Mục-Kiền-Liên Đế Tu  ( Moggaliputta Tissa ) do A-Dục  
     Đại  Đế  ngoại hộ ( khoảng thế kỷ thứ 3  trước Tây lịch ). 
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   207
 
       Sống không phóng dật, thanh cao, tinh cần,
          Luôn nhiệt tâm hành trì pháp ấy
          Thì tâm của vị ấy tịnh thanh.
              Nếu giải thoát chưa đạt thành
       Sẽ được giải thoát, an lành sớm trưa.
    Các lậu-hoặc nếu chưa trừ diệt
   Sẽ trừ diệt lậu-hoặc dễ dàng.
              Pháp khỏi ách phược, vui an
       Chưa được chứng đạt, sẵn sàng chứng ngay’.
          Pháp độc nhất ở đây được kể
          Là pháp gì Thiện Thệ thuyết ra ? ”.
 
        – “ Này Gia-chủ Đa-Sa-Ma !
       Có pháp độc nhất Phật Đà, Thế Tôn,
          Đại Sa-Môn, Tri Giả, Kiến Giả,
          Chánh Đẳng Giác – Ngài đã thuyết ra.
              Này Gia-chủ Đa-Sa-Ma !
       Tỷ Kheo ly dục trải qua mọi thì,
          Bất thiện pháp cũng ly đầy đủ,
          Chứng và trú vào Đệ Nhất Thiền
              Trạng thái hỷ lạc, an nhiên,
       Có tầm & tứ, ly dục liền phát sanh.
          Rất an lành, vị này nghĩ ngợi :
        ‘ Được biết tới : Sơ Thiền này là
              Pháp hữu vi, thường trải qua,
       Do suy tư, đã tạo ra tức thì.
          Phàm nó là hữu vi pháp ấy
          Do suy tư như vậy tác thành
              Thời sự vật ấy đành rành
       Là vô thường, chịu sẵn dành diệt ngay’.
 
          Vị ấy do ở đây vững trú
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   208
 
  Rồi các thứ lậu-hoặc đoạn trừ.
              Còn các lậu-hoặc, nếu như
       Do tham luyến, chưa đoạn trừ được ngay,
          Nhưng vị ấy pháp này hoan hỷ
          Sẽ khả dĩ đoạn trừ tức thì
              Năm hạ-phần-kiết-sử đi,
       Hóa sanh, nhập Niết Bàn khi mãn phần,
   Và không cần trở lui cõi thế.
          Này Gia-chủ ! Được kể pháp này
              Là pháp độc nhất, không hai
       Do Thế Tôn, bậc Như Lai, Phật Đà,
          Tri & Kiến Giả, Đại A-La-Hán,
          Chánh Đẳng Giác, viên mãn Trí Bi
              Đã tuyên bố để hành trì,
       Nên những Phích-Khú nào vì nhiệt tâm
          Luôn tinh cần và không phóng dật,
          Các lậu-hoặc chưa được đoạn trừ
         Thì sẽ đi đến đoạn trừ.
       Chưa giải thoát sẽ an như thoát trần.
          Pháp vô thượng được phần an ổn
          Khỏi ách phược, không tổn hại gì
  Chưa chứng đạt, chứng tức thì.
 
       Lại nữa Gia-chủ ! Vị Tỳ-Khưu đây
          Diệt tầm & tứ, chứng ngay và trú
          Đệ Nhị Thiền đầy đủ, thâm trầm,
              Trạng thái nội tĩnh nhất tâm
       Hỷ lạc do định, không tầm & tứ chi. 
          Vị ấy liền nghĩ suy, biết rõ :
        ‘ Nhị Thiền đó là pháp hữu vi,
              Tác thành do sự nghĩ suy,
 
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   209
 
       Sự vật ấy thuộc phạm vi vô thường,
          Cho nên thường phải chịu đoạn diệt ’.
 
          Này Gia-chủ ! Với nhiệt tâm cao 
              Ly hỷ trú xả hướng vào,
       Chánh niệm tỉnh giác, thân mau cảm liền,
          Sự lạc thọ Thánh hiền gọi đủ
          Là ‘xả niệm lạc trú’, chứng ngay
        Và an trú Tam Thiền này.
 
       Lại nữa, vị ấy diệt rày hỷ ưu,
          Đã cảm thọ, xả lạc xả khổ
          Chứng, trú chỗ Đệ Tứ Thiền ngay,
              Không khổ, không lạc ở đây,
       Xả niệm thanh tịnh. Vị này suy tư :
       ‘ Được biết : Thiền Thứ Tư cũng thế,
          Cả Tam Thiền và Đệ Nhị Thiền
              Cũng là pháp hữu-vi chuyên,
Do suy tư, tác thành liền có ra.
          Sự vật là hữu-vi pháp ấy,
          Do suy tư như vậy tác thành,
              Thời sự vật ấy đành rành
       Là vô thường, chịu sẵn dành diệt ngay.
 
          Vị ấy do ở đây vững trú
          Rồi các thứ lậu-hoặc đoạn trừ.
              Còn các lậu-hoặc, nếu như
       Do tham luyến, chưa đoạn trừ được ngay,
          Nhưng vị ấy pháp này hoan hỷ
          Sẽ khả dĩ đoạn trừ tức thì
              Năm hạ-phần-kiết-sử đi,
       Hóa sanh, nhập Niết Bàn khi mãn phần,
   Và không cần trở lui cõi thế.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   210
 
          Này Gia-chủ ! Được kể pháp này
              Là pháp độc nhất, không hai
       Do Thế Tôn, bậc Như Lai, Phật Đà,
          Tri & Kiến Giả, Đại A-La-Hán,
          Chánh Đẳng Giác, viên mãn Trí Bi
              Đã tuyên bố để hành trì,
       Nên những Phích-Khú nào vì nhiệt tâm
          Luôn tinh cần và không phóng dật,
          Các lậu-hoặc chưa được đoạn trừ
     Thì sẽ đi đến đoạn trừ.
       Chưa giải thoát sẽ an như thoát trần.
          Pháp vô thượng được phần an ổn
          Khỏi ách phược, không tổn hại gì
  Chưa chứng đạt, chứng tức thì.
 
       Lại nữa, Gia-chủ ! Vị Tỷ Khưu đây
          Vâng lời dạy bậc Thầy hy hữu
          Biến mãn tâm câu hữu với Từ,
              Với Bi, Hỷ, Xả – an như,
       Hết thảy phương xứ, chẳng trừ nơi nao,
          Vô biên giới khắp vào cùng tận,
          Không sân, hận, quảng đại, vô biên.
              Vị ấy suy tư, biết liền
       Từ, Bi, Hỷ, Xả tâm nguyên đều là
     Pháp hữu vi, có ra do nghĩ.
          Sự vật chỉ là pháp hữu vi  
              Thời sự vật ấy được truy
       Là vô thường, đoạn diệt đi chẳng chầy.
 
          Vị ấy do ở đây vững trú
  Rồi các thứ lậu-hoặc đoạn trừ.
              Còn các lậu-hoặc, nếu như
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   211
 
       Do tham luyến, chưa đoạn trừ được ngay,
          Nhưng vị ấy pháp này hoan hỷ
          Sẽ khả dĩ đoạn trừ tức thì
              Năm hạ-phần-kiết-sử đi,
       Hóa sanh, nhập Niết Bàn khi mãn phần,
   Và không cần trở lui cõi thế.
          Này Gia-chủ ! Được kể pháp này
              Là pháp độc nhất, không hai
       Do Thế Tôn, bậc Như Lai, Phật Đà,
          Tri & Kiến Giả, Đại A-La-Hán,
          Chánh Đẳng Giác, viên mãn Trí Bi
              Đã tuyên bố để hành trì,
       Nên những Phích-Khú nào vì nhiệt tâm
          Luôn tinh cần và không phóng dật,
          Các lậu-hoặc chưa được đoạn trừ
         Thì sẽ đi đến đoạn trừ.
       Chưa giải thoát sẽ an như thoát trần.
          Pháp vô thượng được phần an ổn
          Khỏi ách phược, không tổn hại gì
  Chưa chứng đạt, chứng tức thì.
       Lại nữa, Gia-chủ ! Vị Tỳ Khưu trên
          Đã vượt lên với mọi Sắc-tưởng,
          Chướng ngại-tưởng hết thảy diệt mau,
       Không tác ý dị tưởng nào.
       Tỷ Kheo ấy lại mau mau nghĩ liền :
       “ Hư không là vô biên’ thực thụ ”.
  Chứng và trú Xứ Không Vô Biên.
              Sau đó vị ấy vượt lên   
       Mọi Không Vô Biên Xứ, liền nghĩ ra :
       “ Chính Thức là vô biên’ đích thực ”
   Chứng và trú Xứ Thức Vô Biên.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   212
 
              Vị ấy tiếp tục vượt lên
       Mọi Thức Vô Biên Xứ, liền nghĩ suy :
   “ Thật không có vật gì  ” – chứng, trú
       Vào Vô Sở Hữu Xứ cõi này.
              Vị ấy suy tư, biết ngay :
    “ Tất cả các Xứ trên đây còn phiền
          Không Vô Biên, Thức Vô Biên Xứ,
          Cùng Vô Sở Hữu Xứ Định ni
              Cũng đều là pháp hữu vi
       Chúng do từ sự nghĩ suy tác thành
          Phàm sự vật tác thành do nghĩ
          Là hữu vi, đích thị vô thường,
              Chịu sự đoạn diệt tang thương
     Không phải là sự cát tường, chẳng hay !
 
          Vị ấy do ở đây vững trú
  Rồi các thứ lậu-hoặc đoạn trừ.
              Còn các lậu-hoặc, nếu như
       Do tham luyến, chưa đoạn trừ được ngay,
          Nhưng vị ấy pháp này hoan hỷ
          Sẽ khả dĩ đoạn trừ tức thì
              Năm hạ-phần-kiết-sử đi,
       Hóa sanh, nhập Niết Bàn khi mãn phần,
   Và không cần trở lui cõi thế.
 
          Này Gia-chủ ! Được kể pháp này
              Là pháp độc nhất, không hai
       Do Thế Tôn, bậc Như Lai, Phật Đà,
          Tri & Kiến Giả, Đại A-La-Hán,
          Chánh Đẳng Giác, viên mãn Trí Bi
              Đã tuyên bố để hành trì,
       Nên những Phích-Khú nào vì nhiệt tâm
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   213
 
          Luôn tinh cần và không phóng dật,
          Các lậu-hoặc chưa được đoạn trừ
         Thì sẽ đi đến đoạn trừ.
       Chưa giải thoát sẽ an như thoát trần.
          Pháp vô thượng được phần an ổn
          Khỏi ách phược, không tổn hại gì
  Chưa chứng đạt, chứng tức thì.
       Gia Chủ ! Sự việc chung qui như vầy ! ”.
 
          Nghe thuyết giảng từ ngài Tôn-giả,
          Vị Gia-chủ tên Đá-Sa-Ma
              Cư dân thành Át-Thá-Ka
       Bạch Tôn-giả A-Nan-Đa rõ ràng :
 
     – “ Bạch Tôn-giả A-Nan đáng kính !
          Như một người toan tính tìm ra
              Kho tàng cất dấu lâu xa
       Mất nhiều công sức, tìm ra kho tàng.
          Cũng vậy, bạch A-Nan Tôn-giả !
          Con vất vả tìm một pháp-môn
        Xứng là bất tử pháp môn.
       Một lúc, mười một pháp môn tuyệt vời
          Được tìm thấy do lời ngài giảng,
          Đều xứng đáng ‘bất tử pháp môn’.
 
              Như ngôi nhà được bảo tồn
       Có mười một cửa được tôn tạo vầy.
          Khi nhà này bất thần bị cháy
          Chỉ cần lấy một cửa chạy qua
        Có thể an toàn thoát ra.
       Cũng vậy, cần có chỉ là một thôi
          Cửa bất tử trong mười một cửa
   Con có thể nương tựa an toàn.
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 52 :   BÁT THÀNH         * MLH  –   214
 
              Kính bạch Tôn-giả A-Nan !
       Đệ tử ngoại đạo các hàng thường xuyên   
          Tìm của tiền cúng dường Thầy họ,
          Con cũng có ý muốn cúng dường
              Cho Tôn-giả, bậc thanh lương,
       Cùng với Tăng Chúng địa phương tịnh hòa ”. 
          Vị Gia Chủ tên Đa-Sa-Má
          Cư dân Át-Tha-Ká – Bát Thành
              Thỉnh mời Tăng-Già tịnh thanh
   Pa-Ta-Lí-Pút-Ta thành nơi ni,
          Hoặc tại Vê-Sa-Li trú ngụ
 Vào ngày mai Gia-chủ Trai Tăng.
              Tự tay chủ nhân mời ăn
       Các món thượng vị quý trân cứng, mềm.
          Sau ngọ thực, ông đem dâng đủ
    Mỗi Phích-Khú một bộ y vàng,
              Cúng dường Tôn-giả A-Nan
       Tam y (1), pháp phục của hàng Tỷ Kheo.
          Rồi dâng chư Tỷ Kheo & Tôn-giả
          Một Tăng Xá giá trị vô song
              Tiền vàng, xứng năm trăm đồng
       Trong đó có năm trăm phòng tiện nghi ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
(  Chấm dứt  Kinh số 52  :  BÁT THÀNH   –
ATTHAKANÀGARA   Sutta  )
    _______________________________
 
(1) : Một vị Tỷ Kheo (Tỳ-Khưu -Bhikkhu ) đã thọ Cụ-Túc-Giới (Đại
Giới) luôn luôn mang theo mình Bình Bát và Tam Y : Y An-Đà-Hội
(Antarvàsa –Y mặc như quần ); Y Uất-Đà-La-Tăng (Uttara sangha –Y vai trái ); Y Tăng-Già-Lê – Sanghàti  ( Y may từ 2 đến 7 lớp- có
thể dùng để đắp .Y này chỉ hàng Tỷ Kheo mới có, khi hành Tăng Sự
thì bắt buộc phải đắp lên vai trái, bên ngoài Y Uất-đà-la-tăng ). .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2020(Xem: 2711)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung. Cuồng phong bão tố từ đại dương cuộn xoáy vào đất liền, kéo theo những cơn mưa xối xả ngày đêm. Nước lũ ngầu đục từ non cao đổ về, từ các đập thủy điện xả xuống, đẩy những dòng cuồng lưu ồ ạt đi về nơi trũng thấp, theo những nhánh sông hướng ra biển, chựng lại khi gặp mực biển dâng cao với cường triều gầm thét, sông nối biển biến vùng duyên hải thành một biển nước mênh mông.
30/09/2020(Xem: 19511)
Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước..nhân Tết Nhi Đồng 2020 (HT Thích Tuệ Sỹ)
24/09/2020(Xem: 8789)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
21/09/2020(Xem: 12437)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
29/08/2020(Xem: 2583)
Khi được một bằng hữu tặng cho một quyển sách hay và quý, bạn vui vẻ nhận lấy, khen sách trình bày đẹp, đề tài lạ lẫm hấp dẫn, cảm ơn, rồi nhập vào hàng hàng lớp lớp những sách báo trên kệ tủ của mình, nói là từ từ khi nào rảnh rang sẽ đọc sau, rồi quên bẳng luôn, không sờ đụng đến lần nào nữa. Nếu vị bằng hữu đó mà biết được bạn đã đối xử với món quà tặng văn hóa, món quà tinh thần và nghĩa tình kiểu như vậy, chắc vị đó sẽ buồn lắm. Làm người khác buồn, là bạn đã mang tội. Trong trường hợp vị bằng hữu đó không hề hay biết gì hết, bạn vẫn mang tội, chứ không phải vô tội. Tội đó là tội xem thường.
27/08/2020(Xem: 5618)
Kính chiếu yêu ma bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương (ở Melbourne, Úc Châu) Do Phật tử Diệu Danh (Hannover, Đức Quốc diễn đọc) Mười năm về trước khi đọc " CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI " của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh tôi vẫn không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ... không phải cho người khác bên ngoài mà chính là dùng để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này
14/08/2020(Xem: 5547)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 11309)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
09/08/2020(Xem: 12192)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]