Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Đại Kinh Phương Quảng

19/05/202010:21(Xem: 10581)
43. Đại Kinh Phương Quảng

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


43. Đại Kinh PHƯƠNG QUẢNG
( Mahàvedalla sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn an trụ
          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na  (1)
              Do Cấp-Cô-Độc tín gia
       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (2) cúng dàng
          Lúc bấy giờ, có hàng Tôn-giả
          Là ngài Kô-Thi-Tá Ma-Ha  (3)
            ( Cũng gọi Đại Câu-Hy-La )
       Buổi chiều, sau lúc Thiền-na hành trì
          Liền đứng dậy, uy nghi trực chỉ
          Đến Tôn-giả  Sa-Ri-Pút-Ta  (4)
             ( Ngài Xá-Lợi-Phất cũng là ).
Đến nơi thi lễ, thuận hòa hỏi qua :
 
    – “ Hiền-giả ! Súp-Panh-Nha ( Liệt tuệ ) (5)
     ______________________________
 
(1) : Jetavana  ( Kỳ Viên ) . (2) : Anathapindika  (Cấp-Cô-Độc) .
(3) & (4) : Tôn-giả  Mahà Kotthita  ( Ma-Ha Câu-Hy-La ) là cậu 
    ruột của Tôn-giả Sariputta (  Xá-Lợi-Phất ) .   Khi thấy bà chị 
   mang thai ngài Xá-Lợi-Phất, bỗng nhiên trở nên hết sức thông
  tuệ , nên đoán là đứa cháu sắp ra đời sẽ là vị đại trí tuệ. Không
 muốn thua sút cháu, nên ngài chuyên tâm cần cố nghiên cứu sâu
 vào Vệ-Đà Kinh , đến nỗi  theo truyền thuyết  , ngài quên cả cắt móng tay .      Vì có các móng tay rất dài nên thời đó gọi ngài là ‘Trường Trảo Phạm-Chí’ .   Sau này xuất gia theo Phật, cũng là
một trong những cao-đồ của Phật. Ngoài Mười vị Đại đệ tử Phật
thường được nhắc đến , Ngài Ma-Ha Câu-Hy-La cũng là bậc Đệ
Nhất Đắc Giải .                       (5) : Suppanna : liệt tuệ .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  084
 
          Gọi như thế, ý nghĩa là chi ? ”.
        – “ Hiền-giả ! Vì không tuệ tri  (1)
     ( Tức Náp-Pa-Chá-Na-Ti (1)  cũng là )
Nên được gọi đó là Liệt-tuệ.
          Không tuệ tri như thế là gì ?
              Khổ & Tập-đế không tuệ tri,              
       Diệt-đế cũng không tuệ tri, chẳng tường,
          Không biết đường đưa ngay diệt khổ.
          Chính vì chỗ không tuệ tri này
              Nên gọi là Liệt-tuệ đây ”.
 
 – “ Đại Trí Hiền-giả ! Lành thay trình bày ! ”.
          Kô-Thi-Ta ngài này hoan hỷ,
          Hỏi tiếp vị ‘Chánh Pháp Tướng Quân’(2) :
 
        – “ Này Hiền-giả ! Còn về phần
       Trí tuệ được gọi chánh chân là gì ? ”.
 
    – “ Hiền-giả ! Có tuệ tri như bể
Nên được gọi ‘trí tuệ’ như vầy.
              Nhưng có tuệ tri gì đây ?
       Tuệ tri Khổ & Tập-đế (3)  này sâu xa,
          Rồi tuệ tri : ‘Đây là Diệt-đế, (3)
         ‘Con đường để diệt Khổ’(3) tuệ tri.
              Vì có tuệ tri, tuệ tri 
       Nên gọi ‘trí tuệ’, sánh bì bảo châu ”. 
    ______________________________
 
(1) : Nappajanati –  Không tuệ tri.  
(2) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất  là vị Đại đệ tử Trí Tuệ Đệ 
    Nhất .    Ngài cũng được Chư Tăng tôn xưng là ‘Tướng Quân
    Chánh Pháp’.
(3) : Bốn Sự Thật hay Tứ Diệu Đế – Tứ Thánh Đế  ( Ariyasacca ):
    Khổ Đế ( Dukkha Ariyasacca ), Tập Đế ( Mudaya Ariyasacca ),
   Diệt Đế ( Nirodha Ariyasacca) ,  Đạo Đế ( Magga Ariyasacca) .
 
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  085
 
( Thức )
 
    – “ Này Hiền-giả ! Thế nào là Thức ?    
          Sao được gọi là ‘thức’ như ri ? ”.
         – “ Hiền-giả ! Là vì Thức tri
Nên gọi là Thức. Thức tri thế nào ?
Thức tri lạc, thức mau tri khổ,
Tri bất lạc bất khổ thức này.
              Chính vì Thức tri như vầy
Gọi là có Thức, hiểu ngay đủ đầy ”.
 
    – “ Này Hiền-giả ! Như vầy trí tuệ
Thức như vậy, những pháp hiểu thông,
              Chúng được kết hợp hay không ?
       Có thể nêu sự  dị đồng chúng không  ?
          Sau nhiều lần cố công phân tích ? ”.
 
    – “ Thưa Hiền-giả ! Phân tích sâu xa
              Trí tuệ như vậy, cùng là
       Thức là như vậy, hiểu qua như vầy.
          Những pháp này vẫn luôn kết hợp
          Không phải không kết hợp vững bền.
              Ta không có thể nêu lên
       Về sự sai khác pháp trên như vầy :
          Khi phân tích cả hai nhiều lượt
Tuệ tri được, Thức tri được ngay,
Thức tri được, Tuệ tri ngay,
       Nên được kết hợp pháp này viên thông,
          Chứ không phải là không kết hợp,
          Khi phân tích cho khớp nhiều lần.
              Không thể nêu lên về phần
       Sự sai khác những pháp cần nói đây ”.
 
     – “ Này Hiền-giả ! Như vầy trí-tuệ
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  086
 
Thức như vậy, được kể ở đây
              Giữa những pháp kết hợp ngay
Không phải không kết hợp, đây nói về
Phải tu tập ( Pha-vê-tá-phá )  (1)
Về trí tuệ nhuần nhã tức thì.
              Còn Thức (2) cần được liễu tri  (3)
     ( Pa-Rin-Nây-Dấng ) cấp kỳ trải qua.
          Như vậy là có sự sai khác
          Giữa những pháp ; ghi tạc điều này ”.
 
( Thọ )
 
         – “ Cảm thọ , ‘cảm thọ’ ở đây
       Đại Trí Hiền-giả ! Như vầy gọi tên.
          Như thế nào gọi tên ‘cảm thọ’ ? ”.
 
    – “ Thưa Hiền-giả ! Cảm thọ tức thì,
Cảm thọ ( tức Vê-Đê-Ti ) (4)
       Nên gọi cảm thọ . Thọ gì ở đây ?
          Cảm thọ lạc, cảm ngay thọ khổ,
          Hay bất lạc bất khổ thọ này.
              Do cảm thọ , cảm thọ ngay
       Nên gọi ‘cảm thọ’, như vầy hiểu qua ”.
 
( Tưởng )
 
    – “ Tưởng ( Sanh-Nha (5)) gọi tên như vậy,
          Này Hiền-giả ! Tưởng ấy thế nào ? ”. 
       – “ Tưởng tri (6), tưởng tri nhắm vào
    ______________________________
 
( ) : Tu tập – Bhavetabha .   (2) : Thức – Viññàna.
(3): Liễu tri : Parinnattha & Parinneyyam .    
(4) : Cảm thọ – Vedeti .
(5) : Tưởng – Sannà (có dấu ngã trên 2 chữ n ).
(6) :  Tưởng tri – Sañjànàti..
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  087
 
    ( Sanh-Cha-Na-Tí ) gọi mau Tưởng này,
          Tưởng tri đây là gì nghĩa đó ?
          Tưởng tri màu xanh, đỏ, trắng, xanh.
              Tưởng tri, tưởng tri ngọn ngành
       Nên gọi là ‘tưởng’, nên danh như vầy ”.
 
     – “ Này Hiền-giả ! Thọ này như vậy,
Tưởng như vậy, thì những pháp này
              Chúng có được kết hợp ngay ?
       Hay không kết hợp ? Khác sai thế nào
          Kết quả sau nhiều lần phân tích ? ”.
 
    – “ Thưa Hiền-giả ! Thọ đích như vầy,
Tưởng cũng vậy. Kết hợp ngay,
       Không phải không hợp đây vững bền,
          Không có thể nêu lên sai khác
Giữa những pháp, phân tích nhiều lần ”.
 
(Thắng tri )
 
        – “ Hiền-giả ! Ý thức tịnh thanh
       Nó không dính líu năm căn, các phần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân… đại để
          Nó có thể đưa đến gì chăng ? ”.
 
       – “ Thưa Hiền-giả ! Ý thức hằng
       Thanh tịnh, không liên hệ phần năm căn
          Có thể hằng đưa đến tuần tự
Hư Không Vô Biên Xứ cõi Thiên.
              Do hư không là vô biên            
Có thể đến Thức Vô Biên Xứ liền.
          Khi Thức là vô biên, tương tựu
          Đưa đến Vô Sở Hữu Xứ ni       
              Nơi không có sự vật gì ”.
 
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  088
 
– “ Pháp gì đưa đến, nhờ gì tuệ tri ? ”.
    – “ Để có thể tuệ tri pháp mới
          Được đưa tới nhờ ‘tuệ nhãn’ ni ”.         
 
        – “ Trí tuệ có ý nghĩa gì ?    
       Rất mong Hiền-giả thuận tùy giảng qua ”.
 
    – “ Trí tuệ là ‘thắng tri’ nghĩa đó,
          Hoặc còn có nghĩa nữa : ‘liễu tri’,
              Hoặc nghĩa ‘đoạn tận’ tức thì,
       Ý nghĩa trí tuệ giải y như vầy ”.
 
( Chánh Kiến )
 
    – “ Cụ thể, ngài Sa-Ri-Pút-Tá !
          Theo Hiền-giả, có bao nhiêu ‘duyên’
              Khiến chánh-kiến sinh khởi liền ”.
 
 – “ Chánh-tri-kiến sinh khởi, nguyên nhờ vào
          Tiếng người khác thấp cao, khả dĩ
Được như lý tác ý, cả hai ”.
 
        – “ Hiền-giả ! Chánh-tri-kiến này
       Phải được hỗ trợ ở đây ít nhiều                   
          Bởi bao nhiêu chi phần phải đạt
          Để có được giải-thoát-quả tâm ?
              Giải-thoát-quả công-đức tâm ?
       Tuệ giải-thoát-quả âm thầm đạt ngay ?
          Tuệ giải-thoát-quả này công đức ? ”.
 
    – “ Chánh-tri-kiến đây thực đã hằng
              Hỗ trợ bởi năm chi phần
       Để có giải-thoát-quả tâm thâm trầm
          Giải-thoát-công-đức tâm  quả đạt
          Tuệ giải-thoát-quả-công-đức cùng
Tuệ-giải-thoát-quả nói chung.
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  089
 
       Chánh-tri-kiến ấy tựu trung có phần   
          Giới (1)hỗ trợ, có Văn (2) hỗ trợ,
          Có ‘thảo luận’ hỗ trợ thêm vào,
              Có Chỉ (3), có Quán (4)  trước sau,
       Năm chi phần ấy hiểu mau như vầy ”.
 
    – “ Hiền-giả này ! Có bao nhiêu Hữu (5)? ”.
 
    – “ Có ba Hữu : ‘dục hữu’ đầu tiên,
             ‘Sắc hữu’, ‘vô-sắc-hữu’ liền,
       Đây là ba ‘hữu’ hiện tiền có ra ”.
 
    – “ Thế nào là ‘tái sinh’ kế tiếp
          Trong tương lai sẽ kíp xảy ra ? ”.
 
       – “ Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
       Tương lai có sự duyên mà tái sinh
          Bị tham ái, vô minh ngăn bít
          Các hữu tình ưa thích chỗ này,
              Hay thích thú chỗ kia ngay ”.
 
 – “ Hiền-giả ! Sự tái sinh này tương lai
Không xảy ra, đúng sai sao vậy ? ”.
 
    – “ Tái sinh ấy không xảy về sau
              Vì vô minh xả ly mau,
       Minh khởi, tham ái diệt mau cấp kỳ ”.
 
( Thiền-na thứ nhất )
 
    – “ Này Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tá !
          Xin diễn tả về Đệ Nhất Thiền ? ”.
         – “ Hiền-giả ! Tâm không phan duyên
Thực hành thiền định, chi thiền nương theo
    __________________________
 
(1) : Giới – Sìla . (2) : Văn – Suta .  (3) : (Thiền) chỉ  –  Samadha .
(4) : (Thiền) quán – Vipassana .     (5) : Hữu – Bhava . 
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  090
 
          Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục,
          Chứng và trú vào mục Nhất Thiền
              Trạng thái hỷ lạc an nhiên
       Sinh do ly dục, tâm chuyên Tứ, Tầm ”.
 
     – “ Nhất Thiền bao chi phần tất cả ?
          Xin Hiền-giả giải thích rõ ra ”.
 
         – “ Thưa Hiền-giả Câu-Hy-La ! 
       Về Thiền thứ nhất có là năm chi :
          Có ‘tầm’, ‘tứ’, rồi thì ‘hỷ’, ‘lạc’ (1),
          Và ‘nhất tâm’ (1) sớm đạt tịnh thanh ”.   
 
         – “ Này Hiền-giả ! Xin nói rành
       Nhất Thiền từ bỏ chi-phần bao nhiêu ?
          Và thành tựu bao nhiêu chi vậy ? ”. 
 
     – “ Nhất Thiền ấy từ bỏ năm chi
              Đồng thời thành tựu năm chi    
       Vị ấy từ bỏ năm chi-phần gì ?
          Là từ bỏ sân si, tham dục(2)
          Bỏ tiếp tục hôn trầm thụy miên(2)
              Từ bỏ trạo hối, nghi(2) liền.  
       Và năm thành tựu chi thiền tịnh thanh :
          Là tựu thành tầm tứ ( & sát ),
Hỷlạc, rồi nhất điểm tâm ”.
 
    __________________________
 
(1) : Năm Chi Thiền – Jhàna  :
  a/  Tầm  ( Vitakka ).    b/ Tứ  [sát] ( Vicàra ).    c/ Phỉ Lạc ( Piti ).
  d/ An Lạc  ( Sukha ).   e/ Định  ( Ekaggata – Nhất điểm tâm ).
(2) : Năm Triền Cái  ( Nivarana ) :
   a/ Tham dục – Kàmacchanda .    b/ Oán hận  ( sân) – Vyàpàda .
   c/ Hôn trầm, dã dượi  ( Thina – middha )
   d/ Phóng dật , lo âu hay trạo cử (hối) – Uddhacca – Kukkucca ).
   e/ Hoài nghi  ( Vicikicchà  ).
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  091
 
 ( Năm Căn )
 
         – “ Này Hiền-giả ! Về năm căn
       Khác nhau cảnh giới các phần trước sau    
Có hành giới khác nhau, bỉ thử
          Không có sự lẫn lộn, thọ vào
              Cảnh giới, hành giới lẫn nhau,
       Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nào chúng tri
          Cái gì làm sở-y cho chúng ?
          Cũng như chúng lãnh-thọ cái gì ? ”.
 
        – “ Thưa Hiền-giả ! Năm căn ni
       Chúng đã có Ý sở-y thuận tùng,
          Ý lãnh-thọ cảnh cùng hành-giới ”.
 
    – “ Này Hiền-giả ! Đối với năm căn
              Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân
       Do duyên gì năm căn-phần trú an ? ”.
 
    – “ Do ‘tuổi thọ’, năm căn an trú ”.   
 
    – “ Tuổi thọ được an trú do gì ? ”.
        – “ Do duyên ‘hơi nóng’ phủ vi,
       Tuổi thọ an trú tức thì ở đây ”.
 
    – “ Hơi nóng này duyên gì an trú ? ”.
 
    – “ Do ‘tuổi thọ’ an trú mà ra ”.  
 
       – “ Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta !
       Đã nghe Tôn-giả nói ra rõ là :
         ‘Tuổi thọ’ qua duyên ‘hơi nóng’ ấy,
Mà an trú như vậy trải qua,
              Nhưng nay Tôn-giả nói là
      ‘Hơi nóng’ do ‘tuổi thọ’ mà trú an,
          Thật phân vân, dường mâu thuẩn quá !
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG* MLH  –  092
 
          Mong Tôn-giả giải ý nghĩa này ? ”.  
 
        – “ Tôi cho một ví dụ ngay,
       Nhờ dụ, những người trí đây hiểu liền : 
          Ví như thắp cây đèn dầu đó,
Được ánh sáng nhờ có tim đèn.
               Do duyên ánh sáng cây đèn,
       Tim đèn được thấy, một phen rõ rồi.
          Cũng như vậy, do hơi nóng đó
          Mà tuổi thọ an trú tự nhiên.
               Và hơi nóng (1) được trú yên
Do duyên tuổi thọ, mối giềng là đây ”.
 
( Pháp thọ hành )
 
     – “ Hiền-giả này !  Thọ hành các pháp
        ( A-Du-Sanh-Kha-Rá (2) – từ này )
              Là pháp được cảm thọ ngay.
       Hay những pháp thọ hành này khác xa
          Với Vê-Đá-Ni-Da (3) các pháp
        ( Tức những pháp cảm thọ ) ở đây ? ”.
 
        – “ Hiền-giả ! Pháp thọ hành đây
Không phải pháp cảm thọ này, khác danh,
          Nếu những pháp thọ hành là pháp
          Được cảm thọ ; không hạp, thuận chiều,
              Thì không thể rõ ràng nêu
       Sự xuất khởi của Tỷ Kheo thực hành
          Đã tựu thành Diệt Thọ Tưởng Định  (4)
          Hiền-giả này ! Vì chính ở đây          
    __________________________
( ): Hơi nóng : Thân nhiệt con người .         (2)  Àyusankhàrà –
     pháp thọ hành .  (3) : Vedanìya – những pháp được cảm thọ .
   (4) :  Diệt Thọ Tưởng Định – Nirodhasamàpatti .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  093
 
              Những pháp thọ hành như vầy
       Với pháp được cảm thọ này, khác xa
          Nên có thể nêu ra rõ với
          Sự xuất khởi Tỷ Kheo thực hành
              Diệt Thọ Tưởng Định tựu thành ”.
 
 – “ Hiền-giả ! Như đối với thân con người
          Khi nào thời bao nhiêu pháp có
          Được từ bỏ ; thân này tức thì
              Được từ bỏ, bị quăng đi
       Như một khúc gỗ vô tri, không cần ? ”.
 
    – “ Thưa Hiền-giả ! Với thân người đó
          Khi nào có ba pháp như vầy :
              Tuổi thọ, hơi nóng, Thức này,
       Không còn có nữa, bỏ ngay thân này ”.
 
    – “ Hiền-giả ! Có sự sai khác cả
          Vật đã chết ( tức đã mạng chung )
              Với vị Tỷ Kheo ung dung
       Diệt-thọ-tưởng-định tâm trung tựu thành ? ”.
 
    – “ Thưa Hiền-giả ! Hiểu rành như thực
          Vật chết rồi, chấm dứt thân hành
              Chấm dứt khẩu hành, tâm hành,
       Dừng lại ; tuổi thọ (sự sanh) diệt rồi.
          Hơi nóng cũng đồng thời tiêu diệt,
          Rồi kế tiếp, bại hoại các căn.
 
              Còn vị Tỷ Kheo tinh cần
       Diệt-thọ-tưởng-định tựu thành tịnh thanh,
          Thì thân hành vị này chấm dứt
          Và dừng lại ; chấm dứt khẩu hành,
              Chấm dứt, dừng lại tâm hành,
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  094
 
       Nhưng tuổi thọ, hơi nóng quanh vẫn còn,
Các căn đủ, vẫn còn sáng suốt.
          Như vậy thuộc việc sai khác xa
              Giữa vật chết  và vị mà
       Diệt-thọ-tưởng-định trải qua tựu thành ”.
 
( Tâm giải thoát )
 
    – “ Xin giải rành bao duyên chứng đạt   
Tâm giải thoát bất khổ & lạc(1) này ? ”.
 
        – “ Hiền-giả ! Có bốn duyên đây
       Để mà chứng nhập tâm ngài vừa nêu : 
          Vị Tỷ Kheo xả lạc, xả khổ,
          Diệt hỷ ưu, cảm thọ trước đây,
              Chứng và trú Tứ Thiền ngay,
       Không khổ, không lạc ( tâm đầy từ bi )
          Niệm thanh tịnh tức thì xả bỏ
          Do đã có cả bốn duyên này,
              Chứng nhập tâm giải thoát ngay
       Bất lạc bất khổ , như vầy hiểu ra ”.    
 
    – “ Có bao nhiêu duyên mà chứng đạt  
Vô lượng tâm giải thoát(2) như vầy ? ”.
 
        – “ Hiền-giả ! Có hai duyên này
       Để mà chứng nhập tâm ngài vừa nêu :     
          Vị Tỷ Kheo không có tác ý
Nhất thiết tướng, tác ý ở đây
              Vào vô tướng giới ; cả hai ,
       Vô tướng tâm giải thoát này chứng ngay ”.
    _______________________________
 
(1) : Bất khổ bất lạc tâm giải thoát – Adukkhamasukhàya
                                                                          cetovimutti  . 
(2) : Vô lượng tâm giải thoát – Appamànà cetovimutti . 
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  095
 
    – “ Có bao nhiêu duyên mà an trú
          Vô tướng tâm giải thoát(1) như vầy ? ”. 
 
        – “ Hiền-giả ! Có ba duyên này
       Để mà an trú tâm ngài nêu lên :    
          Nhất thiết tướng không nên tác ý,
          Nhưng tác ý vô tướng giới này,
              Một sự sửa soạn trước ngay,
       Ba duyên an trú tâm đây hằng ngày ”.
 
    – “ Có bao nhiêu duyên vầy xuất khởi
          Vô tướng tâm giải thoát như vầy ? ”.
 
        – “ Hiền-giả ! Có hai duyên này
       Để mà xuất khởi tâm ngài nêu lên :
          Nhất thiết tướng không nên tác ý &
          Không tác ý vô tướng giới chi
              Các tâm giải thoát tường tri ”.
 
 – “ Xin hỏi Hiền-giả Sa-Ri-Pút-Tà :
Vô lượng tâm sâu xa giải thoát,
Vô sở hữu giải thoát tâm (2) này,
Không tâm giải thoát(3) ở đây,
Vô tướng tâm giải thoát rày phát sanh,
          Những pháp này nghĩa &danh sai biệt ?
          Danh sai biệt, đồng nhất nghĩa ra ?
 
        – “ Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
       Bốn tâm vừa được kể ra trên này
          Một pháp môn như vầy đã có,
          Do có pháp môn đó sẵn dành
    _______________________________
 
 (1) : Vô tướng tâm giải thoát – Animittà cetovimutti .
(2) : Vô sở hữu tâm giải thoát – Àkincannà cetovimutti .
(3) : Không tâm giải thoát – Sunnatà cetovimutti .
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  096
 
              Các pháp ấy, nghĩa và danh
       Cũng đều sai biệt nghĩa & danh so bì.
          Hoặc các pháp nghĩa thì đồng nhất,
          Danh sai biệt, thực chất hiểu rành.
              Hoặc đều sai khác nghĩa & danh.
       Thế nào là pháp môn hành nương theo ?
          Vị Tỷ Kheo an trú biến mãn
          Một phương tâm câu hữu với Từ
              Cũng vậy, phương hai, ba, tư,
       Với tâm câu hữu an như Bi này,
          Tâm câu hữu đến ngay Hỷ, Xả,
          Với tất cả bốn phương các bên,
              Cùng khắp thế giới, dưới, trên,
       Hết thảy phương xứ, khắp nền bề ngang,
          Cùng khắp, toàn vô biên giới hạn
          Không sân hận, quảng đại vô biên.
              Như vậy, đó được gọi liền
Vô lượng tâm giải thoát tuyền, rộng sâu.
 
          Còn thế nào thuộc về điều khác
         ‘Vô sở hữu giải thoát tâm’ này ?
 
        – “ Này Hiền-giả ! Tỷ Kheo đây
       Thức-vô-biên-xứ nơi này vượt lên
         ‘Không có vật gì’, bèn nghĩ thế
          Chứng, trú Vô-sở-hữu-xứ ngay.
              Hiền-giả Câu-Hy-La này !
Vô sở hữu tâm giải thoát rày đạt qua. 
 
          Thế nào là ‘Không tâm giải thoát’ ?
          Vị Tỷ Kheo an lạc thẳng ngay
               Đi dến khu rừng, gốc cây,
       Đến chỗ nhà trống, nghĩ ngay trong lòng :
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  097
 
         ‘Đây trống không, không có tự ngã,
           Hay là không có ngã sở’ đây ?
Không tâm giải thoát  gọi vầy.
 
Vô tướng tâm giải thoát này là sao ?
          Tỷ Kheo mau không tác ý với
          Nhất thiết tướng, đạt tới dễ dàng
     ‘Vô tướng tâm định’ trú an.
       Như vậy là có sẵn sàng pháp môn
          Do pháp môn này, bao pháp ấy
          Nghĩa & danh thấy sai biệt, khác xa.
 
              Thưa Hiền-giả Kô-Thi-Ta !
       Do pháp môn có, nghĩa và danh đây
          Nghĩa đồng nhất, danh này sai biệt,
          Tham, chính thiệt đó là nguyên nhân
              Của hạn lượng ; hoặc si, sân
       Cũng là hạn lượng nguyên nhân như vầy.
          Tỷ Kheo này đoạn trừ lậu-hoặc,
          Tham, sân, si được chặt gốc ra   
              Như chặt tận gốc Sa-la
       Khiến cây không thể sống qua nữa rồi.
          Khi nào nơi các tâm giải thoát
          Là vô lượng (quảng bác) như vầy,
Bất động tâm giải thoát này 
       Được gọi tối thượng, thẳng ngay đủ đầy.
          Đối với các tâm này giải thoát,
          Bất động tâm giải thoát đồng thì
              Không có tham, sân và si.
 
Tham ấy là một vật gì cản ngăn
          Sân, si cũng cản ngăn, chướng ngại.
          Đối với vị tự tại Tỷ Kheo
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  098
 
              Đã trừ lậu-hoặc dính đeo
       Thì Tam Độc ấy cũng đều diệt ngay.
          Nhân thân cây Sa-la chặt rễ
          Khiến tương lai không thể tái sinh.
              Khi tâm giải thoát (an bình)
       Là vô sở hữu, quá trình tại tâm
          Như vậy, bất động tâm giải thoát
          Gọi là đạt tối thượng (sâu dày)
              Với các tâm giải thoát này,
       Bất động tâm giải thoát ngay tức thì,
  Không có tham, sân, si nào cả.
 
          Thưa Hiền-giả ! Tham chính là nhân
              Tạo ra tướng ; hoặc Si, Sân
       Cũng là nhân tạo tướng phần, duyên theo.
          Đối với vị Tỷ Kheo diệt tắt
          Các lậu-hoặc, thì tham, sân, si
              Được chặt tận gốc tức thì
       Như Sa-la-thọ bị nguy khó phòng
          Chặt tận gốc khiến không sống vững,
          Khi nào những tâm-giải-thoát này
              Là vô tướng, thì như vầy
       Bất động tâm giải thoát đây gọi là
          Tối thượng, qua các tâm-giải-thoát,
          Bất động tâm giải thoát này thì
       Không có tham, sân và si.
       Vậy pháp môn ấy đương khi tạo thành
          Nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt,
Các chi tiết phức tạp, sâu xa ”.
 
              Khi được tường tận nghe qua
       Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta trình bày
Trung Bộ (Tập 2) Đại K. 43 : PHƯƠNG QUẢNG  * MLH  –  099
 
          Pháp vi diệu, đủ đầy ngữ ý,
          Kinh Phương Quảng nghĩa lý sâu xa,
              Tôn-giả Đại Câu-Hy-La
       Hoan hỷ tín thọ tinh hoa pháp này ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
 
 
 
 
*
*     *
 
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 43  :  Đại Kinh PHƯƠNG QUẢNG
MAHÀVEDALLA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2018(Xem: 6884)
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi “IPad” hầu hết là người Á châu – Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
03/09/2018(Xem: 18064)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 12024)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
28/08/2018(Xem: 6359)
Trong bài Đôi dòng cảm nghĩ về cuốn Võ Nhân Bình Định của Quách Tấn và Quách Giao do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào năm 2001, Giáo sư Mạc Đường, nguyên viện trưởng viện Khoa Học xã hội TP.HCM có cho biết rằng, họ Quách, mặc dù ông tổ vốn dòng Mân Việt nhưng không chịu sống dưới chế độ Mãn Thanh nên đã rời bỏ Trung Quốc di dân sang Việt Nam. Đến thế hệ Quách Tấn và con là Quách Giao đã trên 300 năm. Vì sống tại Tây Sơn đã nhiều thế hệ “ nên họ Quách có biết dược nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương. Nhất là thời đại Tây Sơn và phong trào Cần Vương. Gia phả của họ Quách đều có ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng này.
26/08/2018(Xem: 3739)
Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.
20/08/2018(Xem: 4705)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ), Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.
15/08/2018(Xem: 7856)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 4382)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
11/08/2018(Xem: 11922)
Bà hiện còn khỏe, minh mẫn, sống ở Nha Trang. Bà thành hôn với nhà văn B.Đ. Ái Mỹ 1940, cuộc tình sau 47 năm (tức năm phu quân mất 1987), bà sinh hạ 14 người con: 7 trai, 7 gái. Tất cả 14 người con của bà đều say mê âm nhạc, thích hát và hát hay, nhất là người con thứ ba - Qui Hồng. Hơn ½ trong số này cầm bút, làm thơ, viết văn, vẽ, điêu khắc và dịch thuật. Người có trang viết nhiều nhất là người con thứ 10: Nhà văn Vĩnh Hảo, với 13 đầu sách đã phổ biến… Bà là nữ sĩ nổi tiếng không những về thơ ca mà còn cả thanh sắc, thêm vào tính tình hiền diu, đằm thắm nên được văn thi hữu thời bấy giờ quí trọng. Bà là nữ sĩ nổi danh từ thập niên 30 vế cả ba mặt Tài, Sắc và Đức.
09/08/2018(Xem: 8075)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]