Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Kinh Sàleỳaka

19/05/202010:20(Xem: 8777)
41. Kinh Sàleỳaka

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



41. Kinh SÀLEYYAKA
( Sàleyyaka sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          Kô-Sa-Lá nước ấy du hành
              Cùng với Đại Chúng tịnh thanh
Sa-La làng nọ an lành trú đây.
 
          Các Gia Chủ làng này, Phạm-chí  (1)
Nghe đến vị Giác Giả, nói là :
             “ Vị Sa-Môn Gô-Ta-Ma
       Chính là Thích Tử (2) xuất gia, lìa nhà
          Từ gia tộc Sắc-Gia thuở trước
          Đang du hành trong nước chúng ta
            ( Kô-Sa-La – Kiều-Tất-La )
       Tỷ Kheo Đại Chúng tịnh hòa đáng tôn.
          Những tiếng đồn lan xa từ đó :
          Sát-Đế-Lỵ  giòng họ Thích Ca
Xuất thân vương tộc, xuất gia
       Thành đạt đạo quả cao xa nhiệm mầu.
 
          Mười tôn hiệu cao sâu diệu ngữ :
Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,
Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,
Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh
Vô Thượng Sĩ  hay Minh Hạnh Túc,
Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai,
             Do sự chứng ngộ tự Ngài
    _______________________________
 
    (1) :  Bàn-môn hay Phạm Chí   tức là Bà-La-Môn . 
    (2) : Người con giòng Thích-Ca .
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA      *  MLH  – 074
 
So với Thiên giới, Ma loài, Phạm Thiên
Với các chúng chư Thiên, Nhân loại
          Bà-la-môn với lại Sa-môn
Hiển thị mọi loài, tuyên ngôn
       Rồi lại tuyên thuyết Pháp môn nhiệm mầu
Thuyết Sơ Thiện, rồi sau Trung Thiện
Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy
             Trình bày Phạm hạnh từ đây
       Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên.
          Thật đáng quý nếu tìm yết kiến
Đại La-Hán thị hiện cõi đời.
 
             Rồi thì Gia chủ các nơi
       Bàn-môn các vị đồng thời hợp nhau
          Họ lũ lượt đi mau hướng tới
          Nơi địa giới đang tịnh thanh này
             Mong được yết kiến tại đây
       Thích Ca Tôn Giả trí tài tuyệt luân.
 
          Các Bàn-môn khi cùng đi đến
          Nói những lời thân mến xã giao    
             Thân thiện chúc tụng, đón chào
       Rồi các vị ấy ngồi vào một bên
          Bà-la-môn, tuổi tên Gia chủ
          Có người thì khể thủ Sa-Môn
             Có người chúc tụng nói dồn
       Có người chỉ vái Sa-Môn rồi ngồi
          Cũng có kẻ nói trôi tên họ
Cũng có kẻ chỉ ngó, lặng yên.
              Sau khi ngồi xuống một bên
       Các vị Phạm-chí liền lên tiếng là :
 
    – “ Tôn-giả Gô-Ta-Ma ! Xin hỏi
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   075
 
          Nhân, duyên gì có loại hữu tình
Sau khi thân hoại, phải sinh
       Đọa xứ, địa ngục hãi kinh nơi này
          Hay sinh ngay cõi dữ, ác thú ?
 
          Hoặc ví dụ có loại hữu tình
Sau khi thân hoại, được sinh
       Thiện thú, Thiên giới hoặc sinh đời này ? ”.
 
    – “ Các Gia Chủ ! Như vầy phải biết
          Do oan nghiệt phi pháp thực hành
              Hay phi chánh đạo thực hành
       Loài hữu tình đó phải đành đọa sinh
          Vào cõi dữ hoặc sinh đọa xứ
Hay ác thú, địa ngục đọa sanh.
 
              Do nhân hành đúng pháp lành
       Hành đúng chánh đạo tịnh thanh vô cùng,
           Hữu tình này mạng chung, sinh tới
           Cõi Thiên giới, thiện thú, đời này ”.
 
         – “ Tôn-giả giảng giải như vầy
       Thật quá vắn tắt, xin Ngài giảng thêm
          Để chúng con hiểu thêm rộng rãi
          Lành thay ! Nếu giảng lại nguồn cơn
              Để hiểu đầy đủ, chánh chơn
       Pháp vắn tắt, nay rõ hơn vấn đề ”.
 
    – “ Các Gia chủ ! Hãy nghe, tác ý
          Ta sẽ giảng tỉ mỉ điều này ”.   
 
        – “ Thưa Tôn-giả ! Xin vâng Ngài ”.
 
       Bàn-môn Gia chủ tại đây thuận lời.
 
          Bậc Thầy cả Trời, Người liền nói :
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   076
 
    – “ Các Gia chủ ! Ba loại thân hành
              Và có bốn loại khẩu hành
       Cộng với ba loại ý hành thực thi
Đều phi pháp và phi chánh đạo.
 
        * Ba thân hành Ta bảo tội nhiều :
 
           –  Có người sát sanh đủ điều
       Bàn tay đẫm máu, sớm chiều đả thương
          Tâm tàn nhẫn không thương, không xót
          Thường giết chóc chẳng sót nhỏ to.
 
           –  Hoặc người lấy của không cho
       Tất cả tài sản, đều do người làm
          Khởi lòng tham, cướp hay trộm cắp
          Tại thôn làng hay khắp phố phường.
 
           –  Hoặc người tà hạnh bất lương
       Tìm cách giao cấu do thường dục tâm
          Các nữ nhân mẹ cha che chở,
          Có quyến thuộc che chở, nom trông,
              Hoặc là nữ đã có chồng,
Luật pháp bảo vệ, hoặc không thuận tình.
 
          Ba thân hành bất minh, tội báo 
Phi chánh đạo, phi pháp là đây.
 
          *  Bốn loại khẩu hành chẳng ngay :
 
   –  Có người vọng ngữ, thường hay dối lời,
          Chỗ tập hội hay nơi chúng hội,
          Giữa thân tộc hay tới cửa quan
              Người ấy hay làm chứng gian
       Khi được hỏi đến, nói càn nói điêu
          Có biết mà nói liều không biết,
          Điều không biết nói biết mọi đàng,
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –  077
 
              Không thấy nói thấy rõ ràng,
       Thấy nói không thấy, tâm gian dối đầy.
          Lời người này trở thành cố ý
          Nói dối do tự kỷ & tha nhân,
Hay vì quyền lợi họ cần.
 
   –  Hoặc nói hai lưỡi muôn phần hiểm nguy
          Để chia rẽ, phân ly người khác
          Sao cho đạt mục đích chẳng ngay.
              Đến kia nói xấu người này,
       Đến đây nói xấu phơi bày kẻ kia,
          Để kết cuộc phân chia tán loạn,
          Thích ly gián những kẻ hợp hòa,
              Thích thú phá hoại người ta
       Đưa đến tan nát cửa nhà, tình thân.
 
      –  Rồi đến phần nói lời độc ác
          Khiến người ta tan nát, khổ đau 
              Khiến người tức giận, buồn rầu,
       Liên hệ đến phẫn nộ sâu vô vàn,
          Không đưa đến tịnh an Thiền-định,
          Người ấy tính thô ác nói ra.
 
        – “ Những lời phù phiếm, ba hoa
       Nói lời vô ích, nói ra phi thời     
          Lời phi chơn và lời phi pháp
          Lời phi luật, phức tạp thế tình,
              Không có thuận lý, bất minh,
       Lại không mạch lạc, đáng gìn giữ chi !
 
          Các Gia-chủ ! Trải đi nghiệp tạo  
      *  Ý-hành phi chánh đạo thế nào ?
              Ý-hành phi pháp là sao ?
   –  Người có tham ái, tham cầu, tham lam
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –  078
 
Tài vật kẻ khác làm, nghĩ quấy :
         ‘Mong hết thảy tài vật mọi người
              Trở thành của mình ta thôi !’
       Tâm tham đủ thứ mọi thời, mọi nơi.
 
      –  Lại có người đầy lòng sân hận
          Khởi hại-tâm, nghĩ quẩn thế này :
             ‘Mong rằng những hữu tình đây
       Bị giết, bị tàn sát đầy điêu linh,
          Bị tiêu diệt, hung tinh tàn hại,
          Mong chúng không tồn tại trên đời’.
 
          –  Lại người tà kiến chẳng dời
Có tưởng điên đảo, nói lời si mê :
         ‘Không có gì thuộc về bố thí,
          Không kết quả bố thí là thường,
              Không có tế lễ, cúng dường,
       Hành vi thiện ác cũng dường như không,
          Mà cũng không kết quả dị thục
          Không đời này, không lúc đời sau,
              Cũng không có mẹ cha nào,
       Hóa sanh các loại cũng nào có đâu ?
          Trong đời này có đâu Phạm-chí ? 
          Không Sa-môn các vị danh tri
              Trải qua tinh tấn hành trì
       Chân chánh thành tựu, sau khi tự mình
Tự tri, chứng, quang minh tuyên bố
          Ở đời này, ở chỗ đời sau’.
 
              Các Gia-chủ ! Hãy hiểu sâu    
       Về thân, khẩu, ý-hành vào hiểm nguy
          Hành phi pháp, hành phi chánh đạo
Các hữu tình quả báo theo sau,
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   079
 
              Còn thân, khẩu, ý-hành nào
       Thực hành đúng pháp, đúng vào chánh chân,
          Ngược lại phần thực hành phi pháp,
          Phi chánh đạo giải đáp trên đây,
              Do nhân hành đúng pháp này
Hành đúng chánh đạo. Lành thay vô cùng !
 
          Khi thân hoại mạng chung, sinh tới
          Cõi Thiên giới, thiện thú, đời này.
              Nếu hành đúng pháp đủ đầy
       Vị ấy mong ước : ‘Mong ngay tức thì
          Ngay sau khi mạng chung, ta được
          Sinh vào nơi vương tước, phú gia’.
              Sự kiện có thể xảy ra
       Sau khi chết, đại phú gia sinh vào,
          Hay sinh vào giòng Sát-Đế-Lỵ.
          Vì sao vậy ? Vì vị này hành
              Đúng pháp, hành đúng đường lành.
 
       Hoặc nếu có vị thực hành chánh chân 
          Hành đúng pháp, đúng phần chánh đạo,
Mong ước với thiện báo, sinh qua
              Bà-La-Môn đại phú gia
Hoặc sinh Thiên giới, như là các nơi :
 
          Tứ Thiên Vương hoặc Trời Đao Lợi, (1)
          Hay sinh tới cõi Trời Dạ-Ma,  (1)
              Tới Thiên giới Đâu-Suất-Đà,  (1)
Cõi Trời Hóa Lạc, hay là sinh qua
          Tới Thiên tòa Tha-Hóa-Tự-Tại,  (1)
          Trời Phạm Chúng hay tại Quang-Thiên,  (1)
     ___________________________
 
    (1) : Xem chú thích trang  082  .
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   080
 
              Hoặc cõi Trời Thiểu-Quang Thiên,  (1)
       Thiên giới Vô-Lượng-Quang Thiên (1) sinh liền,
          Quang-Âm Thiên, Tịnh-Thiên, Thiểu-Tịnh, (1)
Vô-Lượng-Tịnh, Biến-Tịnh (1) tới nơi,
Quảng-Quả, Vô-Phiền(1) cõi Trời,
Vô-Nhiệt, Thiện-Hiện(1) cũng thời Chư Thiên,
          Thiện-Kiến-Thiên, Trời Sắc-Cứu-Kính, (1)
Không-Vô-Biên-Xứ(1) chính sinh Thiên,
              Hoặc Thức-Vô-Biên-Xứ Thiên,  (1)
       Hoặc Vô-Sở-Hữu-Xứ Thiên (1) sinh liền
          Hoặc Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứ, (1)
Làm thân-hữu Thiên Tử gần xa.
 
              Sự kiện này sẽ xảy ra :
       Sau khi thân hoại, sinh qua tức thì
          Các cõi Trời, làm vì thân-hữu
Với Chư Thiên tề tựu đông vầy.
              Vì sao vậy ? Vì vị này
       Đã hành đúng pháp, đường ngay thực hành.
 
          Các Gia-chủ ! Lòng thành mong ước
          Của một vị hành được chánh chân :
             ‘Mong rằng với sự tinh cần
       Đoạn trừ lậu-hoặc nhiễm trần triền miên,
          Với thắng trí, ta liền chứng ngộ,
          Chứng đạt và có chỗ trú an,
              Đạt tâm giải thoát rỡ ràng,
       Vô lậu tuệ giải thoát, toàn hảo thay !’.
 
          Sự việc này xảy ra như nguyện 
          Vì sao vậy ? Vì chuyện thực hành
     ___________________________
 
    (1) : Xem chú thích trang  082  .
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   081
 
              Đúng chánh đạo, đúng pháp lành
       Cho nên vị ấy đạt thành ước mong ”.
 
          Khi nghe Phật giảng xong pháp đó,
          Các Gia Chủ giòng họ Bàn-môn
              Ở Sa-La  –  bạch Thế Tôn :
 
    “ Thật là vi diệu Pháp tôn quý này !
          Hy hữu thay ! Kiều-Đàm Tôn Giả !
          Với lý nghĩa thật quả tròn đầy !
              Thưa Tôn Giả ! Vi diệu thay !
       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
         Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
          Đem đèn sáng vào tối như bưng
              Để ai có mắt mở bừng
       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
          Được Tôn Giả giải đáp, trình bày
Chúng con quy ngưỡng từ nay
       Quy y Đức Phật, nương ngay Pháp mầu
Quy y Tăng, thanh cao đức cả
          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
Mong Ngài nhận cho chúng con
Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
          Kể từ nay đến lúc mạng chung ”.
 
              Gia Chủ Phạm-Chí đi cùng
       Liền đảnh lễ Đấng Đại Hùng, rồi lui ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
(  Chấm dứt  Kinh số 41  : SÀLEYYAKA  –
SÀLEYYAKA  Sutta  )
Trung Bộ (Tập 2)   Kinh 41 :  SÀLEYYAKA     *  MLH  –   082
 
Chú thích :      (1) : Các cõi Trởi trong Tam Giới :
 
A * Dục Giới :   1)  Tứ Thiên Vương ( Cattumahàràjikà devà  ),
 2) Đao Lợi ( Tàvatimsa deva ), 3) Dạ Ma Thiên ( Yàmà devà ),
 4) Đâu Suất  ( Tusità devà ),  (5) Hóa Lạc ( Nimmànaratì devà ),
 6) Tha Hóa Tự Tại ( Paranimmita-vasavattì devà ).
 
B * Sắc Giới :                 [a] Sơ Thiền :
 7) Phạm Chúng (Brahma-Parisajjà devà ), 8) Phạm Phụ (Brahma-
   Purohità devà ),   9) Đại Phạm Thiên ( Mahà Brahmà devà ) .
 
[b] Nhị Thiền :
10) Thiểu Quang Thiên ( Parittabhà ), 11) Vô Lượng Quang Thiên
 ( Appamànabhà devà ),   12) Quang Âm Thiên ( Àbhassarà devà ),
 
[c] Tam Thiền :
13) Thiểu Tịnh Thiên ( Parittasubhà ),   14) Vô Lượng Tịnh Thiên
( Appamànasubhà devà ), 15) Biến Tịnh Thiên (Subhakinnà devà ).
 
[d] Tứ Thiền :
16) Quảng Quả Thiên ( Vehapphalà ), 17) Vô Tưởng (Vô Phiền – 
 Assannàsatta devà ), 18) Vô Đọa ( Vô Nhiệt Thiên – Avihà devà ),
19) Thanh Tịnh Thiên ( Atappà devà ),  20) Thiện Hiện (Sudassà ),
21) Thiện Kiến ( Sudassì devà ),     22) Vô Song ( Sắc Cứu Kính –
                                                                              Akanitthà devà ).
C * Vô Sắc Giới :
 
23) Không Vô Biên Xứ ( Àhàsànanca-yatanùpà ),
24) Thức Vô Biên Xứ ( Vinnànanca-yatanùpagà devà ),
25) Vô Sở Hữu Xứ ( Àkincanna-yatanùpagà devà ), 
 26) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ( Nevassannà-nasannà-
                                                                         yatanùpagà devà ).
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2022(Xem: 2624)
Mùa hè năm 2000 tôi dẫn hai cậu con trai một lớn, một bé đi nghỉ hè tại một nơi thật đặc biệt tại miền Nam nước Pháp. Nơi có những khu vườn thoai thoải trồng nho bát ngát và sản xuất rượu vang Bordeaux nổi tiếng. Nhưng chúng tôi không đi tìm rượu nho, mà tìm Làng Hồng (Plumvillage) của Sư Ông “Thiền Chánh Niệm“ để dự khóa tu một tuần.
14/07/2022(Xem: 5774)
Bảo Lạc tăng nhân quê Quảng Nam Xuất gia Linh Ứng dưỡng chân tâm Tinh cần sớm tối nghiên kinh kệ Dõng mãnh đêm ngày thắp tuệ ân Nhật Bản du phương tìm mối đạo Úc Châu trụ xứ dựng đàn tràng Khai thông đạo mạch rền âm pháp Hội Chủ bi nguyền hạnh đức lan..!
26/06/2022(Xem: 3036)
Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/7/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
26/06/2022(Xem: 3291)
Từ lâu ta đã được nghe từ Đức Phật dạy: “Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật”.
23/06/2022(Xem: 2769)
Trong lúc soạn lại các quyền tập đã ghi chép trong lúc mới bắt đầu học Phật, tôi gặp lại một bài viết của Thiền Sư Zengyan Guo Jun (người Canada Trưởng trung tâm Drama Dam Retreat / Pine Bush/ New York hiện trụ trì tại Singapore) tựa đề “Chan Health- Chan Mind “ chợt một chút mừng vui vì thấy từ nhiều năm về trước mình đã có một chút am hiểu về Vũ trụ thiên nhiên, Thực tại và Con người.
20/06/2022(Xem: 3008)
Kính dâng đến vị Thầy mà con quý kính sau nhiều năm cộng tác chung trên trang nhà Quảng Đức, Chủ biên, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan: TT Thích Nguyên Tạng. Dường như vận mệnh tôi gắn liền với chữ Canh cô, Mậu quả lại mang thân người nữ nên chưa bao giờ tôi được kề cận nương tựa vào sự chỉ giáo thật kỹ lưỡng của một bậc Đạo Sư dù rằng tôi đã có một Sư Phụ Viên Minh tuyệt vời và quý Sư Thúc danh tăng, nhưng quý Ngài vẫn cách xa vạn dặm nên trong suốt gần 9 năm trường chỉ hội ngộ hai lần còn thì chỉ qua online thăm hỏi vắn tắt, những buổi trà đạo, những bài pháp thoại để rồi tự mình học lấy điều hay lẽ phải và chiêm nghiệm thêm thôi.
30/04/2022(Xem: 2801)
Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi. Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.
26/04/2022(Xem: 4676)
Lão trượng qua cầu Hoài sao chẳng tới Chân vẫn bước mau Tâm như hư thái
12/04/2022(Xem: 3353)
Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.
11/04/2022(Xem: 3333)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]