Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

18/05/202019:50(Xem: 10449)
04. Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



4.Kinh SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM

( Bhayabherava sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

Một thời, Đức Thế Tôn an trú

Kỳ-Viên-Tự , Chê-Tá-Va-Na  (1)

              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka  (2)

       Tức Cấp-Cô-Độc  tín-gia cúng dường .

          Vốn tôn kính Pháp Vương Đại Trí

          Nên Phạm-chí Cha-Nút-Sô-Ni  (3)

Đến viếng Đấng Chánh Biến Tri

       Nói lời chào hỏi, rồi thì xưng tên

Đoạn ông ta một bên ngồi xuống

          Thưa với đức VôThượng Phật Đà :

 

           “ Bạch Tôn-giả Gô-Ta-Ma !

       Nhiều thiện-nam-tử thiết tha, nhiệt tình

          Luôn tin tưởng trí minh Tôn-giả

          Biệt gia đình vàđã xuất gia

Đối với những vị nói qua

       Ngài là lãnh đạo tài ba, vẹn toàn

          Giúp ích họ muôn vàn như thế

          Và khích lệ sách tấn tu hành        

              Họ cũng chấp nhận tâm thành

       Tuân theo quan điểm tịnh thanh của Ngài ”.

    _______________________________

 

(1)&(2) : Xem chú thích ở trang đầu Kinh “Tất cả các Lậu-hoặc”.

      (3) : Bàn-môn hay Phạm-chí tức là Bà-La-Môn . Ở đây là vị

             Bà-la-môn có tên Janussoni .

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 042

 

     – “ Này Bàn-môn ! Điều này đúng vậy.

          Thiện-nam-tử từ bởi nhiều nhà

              Vì lòng tin tưởng nơi Ta

       Gia đình dứt bỏ, xuất gia tu hành

          Sống độc cư, an lành, thanh tịnh

Đối với họ, Ta chính là người

              Lãnh đạo, giúp ích mọi thời

       Sách tấn, khích lệ trong đời xuất gia.

          Theo quan điểm của Ta, như thị

          Họ hoan hỷ chấp nhận tuân hành ”.

 

        – “ Bạch Ngài ! Chốn vắng rừng xanh

Âm u tịch mịch dễ sanh nản lòng

          Khó kham nhẫn ở trong trú xứ

          Vị Phích-Khú khó thể hành trì

              Khó khăn đời sống viễn ly

       Thật khó thưởng thức sống vìđộc cư.

          Cảnh rừng núi âm u muôn dạng

          Làm rối loạn tâm trí vị này

              Khi chưa chứng Thiền-định đây

 (Đểđược tự tại, tâm đầy lạc an) ”.

 

    – “ Này Bàn-môn ! Hoàn toàn đúng vậy

          Tỷ Kheo ấy thật khó nhẫn kham

Ở những trú xứ xa xăm

       Hay chốn hoang vắng sơn lâm rậm rì

          Với đời sống viễn ly, khó thực !

          Khó thưởng thức đời sống độc cư

              Ta nghĩ rừng núi âm u

       Sẽ làm rối loạn đường tu vị này

          Tỷ Kheo đây nếu chưa chứng đắc

          Về Thiền-định, các bậc thiền-chi.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 043

 

              Nhưng này Cha-Nút-Sô-Ni !

       Xưa kia Ta đã kiên trì xuất gia

          Sống khổ hạnh rừng già hoang vắng

          Chưa chứng ngộ Chánh Đẳng Phật Đà

              Hành trình tìm đạo trải qua

       Ta cũng từng nghĩ như là hiện nay

          Là khó thay ! Khó bề kham nhẫn !

          Những trú xứ xa vắng hoang vu

              Thật khó viễn ly, độc cư

       Khi Ta chưa được an như chứng Thiền.

          Nhưng sau đó Ta liền suy nghĩ :

 ‘Những Sa-môn , Phạm-chí vị nào

              Thân, khẩu, ý  không thanh cao

       Ba nghiệp bất tịnh, lún sâu đường tà

          Sống tại các nơi xa hoang vắng

          Chốn núi cao hay tận rừng già

              Sợ hãi, khiếp đảm xảy ra

       Ba nghiệp bất thiện khiến ma chướng đầy.

 

          Còn Ta đây tịnh thanh ba nghiệp   

          Thân, khẩu, ý thu nhiếp trong lành

              Dù sống núi thẳm rừng xanh

       Ba nghiệp thanh tịnh sẵn dành bên Ta.

          Bậc Thánh sống nơi xa, hoang vắng

          Luôn tự tại, tâm chẳng phân vân

              Ta tự quán sát nghiệp thân,

       Cả nghiệp khẩu, ýđều chân chánh vầy

          Lòng tự tin, điều đây xác chứng

          Nơi hoang vắng vẫn vững tâm lành

              Mạng sống của Ta tịnh thanh

       Ta thuộc bậc Thánh viên thành, khế cơ

 

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 044

 

          Không nhiễm trước bợn nhơ mạng sống

          Không khiếp đảm, phấp phỏng, hãi hùng

              Dù sống hoang vắng núi rừng.     

       Tùy thuộc như vậy, Ta cùng nghĩ suy :

          Những Sa-môn, các vì Phạm-chí

          Nhiều tham dục, ác ý, hận sân

Ái dục cường liệt, rần rần

       Sống nơi trú xứ muôn phần hoang vu

          Trong rừng núi âm u xa vắng

          Thì chắc chắn khiếp đảm, hãi hùng

              Bất thiện khởi lên trùng trùng.

 

       Ta không tham dục, đã dừng hận sân  

          Luôn trưởng dưỡng từ tâm phạm hạnh

          Là bậc Thánh không nhiễm dục trần

              Không ác ý, không hận sân

       Ta tự quán sát, mở dần mối mang

          Về mạng sống hoàn toàn thanh khiết

          Không tham dục, trừ diệt hận sân  

              Trong Ta luôn có từ tâm

       Ta thấy xác chứng muôn phần tự tin

          Khi Ta sống một mình hoang vắng

 (Tâm Ta vẫn bình thản, vui an)

              Ta lại suy nghĩ rõ ràng :

    “ Bà-la-môn hay các hàng Sa-môn

          Bị thụy miên và hôn trầm tới,

Bị dao động bối rối bất an,

Nghi hoặc, do dự hoang mang,

Chê người đầy lỗi, còn toàn khen ta,

          Dễ sợ hãi hay là run rẩy

          Điều dễ thấy : dựng ngược tóc lông,

 

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM      MLH  – 045

 

              Ham muốn lợi dưỡng như mong

Ham muốn cung kính, trong lòng muốn danh

Không tinh tấn, pháp hành biếng nhác

Không tỉnh giác, thất niệm hoài hoài

              Tâm bị tán loạn đêm ngày

       Hoặc không định tĩnh, lòng đầy âu lo,

          Hoặc là do ngu đần, liệt tuệ …

          Những vị này rất dễ bất an

Sợ hãi, khiếp đảm vô vàn

       Khi sống những chỗ thật hoang vắng này

          Núi hoang vu, rừng dày tăm tối

          Những bất thiện cũng khởi lên liền.

* * *

              Ta không hôn trầm, thụy miên

       Tâm không dao động, luôn yên tịnh hoài

          Và Như Lai không nghi, do dự

          Không chê người, không tự khen mình

Không run rẩy, sợ không sinh

       Không hề dựng ngược tóc mình hay lông

          Không ham muốn sống trong lợi dưỡng

          Sự danh vọng, kính ngưỡng không màng

              Ta luôn tinh tấn, siêng năng

An trú niệm, tỉnh giác, hằng suốt thông

          Ta định tĩnh, tâm không tán loạn

          Không liệt tuệ , không độn đần chi

              Thành tựu trí tuệ diệu kỳ

       Ta là bậc Thánh trí tri tựu thành.

          Dù Ta sống rừng xanh hoang vắng

          Hay mãi tận núi thẳm, sơn khê

              Cảm thấy tự tin mọi bề

       Đã được xác chứng, không hề sợ chi.

Trung Bộ (Tập 1)  Kinh SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM      MLH  – 046

 

          Tự quán sát, nghĩ suy như thế

Ta thành tựu trí tuệ đủ đầy.

              Bàn-môn ! Tùy thuộc ở đây

       Ta suy nghĩ vấn đề này như sau :

          Những đêm nào : mười lăm, mười bốn

          Hoặc là vốn  mồng tám … trung tuần

              Trú xứ hoang vắng núi rừng

       Tóc lông dựng ngược, tưởng chừng đứng tim

          Như tự miếu đắm chìm tăm tối

          Tại thảo viên, cây cối rừng sâu

              Sợ hãi, khiếp đảm, lo âu

       Ta cũng cảm thấy đêm thâu hãi hùng

          Tại trú xứ núi rừng tự miếu

          Hoặc tự miếu cây cối, viên lâm

              Mồng tám, mười bốn hay rằm

       Ta đến các chốn tối tăm nơi này

          Tại chốn đây biết bao nguy biến

          Có thể sẽ xảy đến tiếp theo

              Như là thú dữ cọp, beo

       Con công gây động, cú mèo rúc vang

          Hay gió rít, vượn đang gào hú

          Ta liền chú tâm nghĩ mông lung :

            “ Nay sự khiếp đảm, hãi hùng

       Kéo đến vây hãm trùng trùng quanh ta ”.   

 

          Này Bàn-môn ! Rồi Ta suy nghĩ :

          Sao Ta chỉ ngong ngóng chờ thôi

              Sợ hãi, khiếp đảm từng hồi

Chớ không gì khác, để rồi bất an.

          Phải diệt tan hãi hùng, sợ dữ

          Trong bất cứ cử chỉ hành vi

 

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 047

 

              Này Bàn-môn ! Khi Ta đi

Kinh hành qua lại, rồi thì xảy ra

          Sự khiếp đảm hay là sợ hãi

          Thì khi ấy Ta biết diệt nhanh :

 ‘Ta đây đang đi kinh hành

       Sự khiếp hãi đó khi mình đi thôi           

          Ta không nằm, không ngồi, không đứng’.

          Cũng vậy, khi Ta đứng một nơi

              Mà sự sợ hãi đến, thời

       Ta không đi lại, nằm, ngồi ở đây

Ta diệt sự sợ này khi đứng.

           Tự xác chứng trong bốn oai nghi

              Khi Ta nằm, ngồi, đứng, đi

       Diệt sợ hãi trong hành vi bấy giờ.

 

          Này Bàn-môn ! Mê mờ, ngoan cố

          Có một số Phạm-chí , Sa-môn

              Nghĩ rằng ngày giống như đêm

       Hoặc là họ nghĩ là đêm giống ngày.

          Ta nghĩ những người này si ám

          Luôn đeo bám tà kiến sâu dày

              Riêng Ta nghĩ : Ngày là ngày       

       Đêm là đêm – sự việc đây thường hằng

          Nên nếu người công bằng, chân chính

          Sẽ nhất định phát biểu như ri :

 

            “ Hữu tình nào không ám si

       Sinh ra trần thế chỉ vì chúng sanh

          Vì hạnh phúc, an lành muôn loại

          Vì thương tưởng các cõi Trời, người ”.

              Một cách chân chính, dùng lời

       Nói về Ta thị hiện đời như sau :   

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 048

 

       “ Bậc thanh cao, dứt trừ si ám

          Là hữu tình phạm hạnh tịnh thanh

              Ra đời lợi ích chúng sanh

Vì sự hạnh phúc, an lành muôn nơi

          Vì an lạc Người, Trời, muôn loại ”

Do chân chánh, họ nói như vầy.

 

              Này Bà-la-môn ! Ta đây

       Luôn luôn tinh tấn, thẳng ngay, tinh cần

          Không lười biếng, an phần chánh niệm

          Không loạn động, thúc liễm thân tâm

              Tâm được định tĩnh, chuyên cần

       Oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm khinh an.

* Ta ly dục, diệt tan ác pháp

          Rồi chứng đạt, an trú Nhất Thiền

              Trạng thái hỷ lạc vô biên

       Do sanh ly dục với duyên Tứ, Tầm

* Rồi diệt tầm, diệt luôn cả tứ 

          Chứng và trú Nhị Thiền âm thầm

Rất hỷ lạc, không tứ, tầm

       Định sanh, nội tĩnh nhất tâm, an hòa.

       * Tiếp đến Ta ly hỷ trú xả 

          Chánh niệm cả tĩnh giác tinh chuyên

              Tân cảm sự lạc thọ liền

       Mà xưa các bậc Thánh hiền trải qua

Gọi đó là ‘xả niệm lạc trú’

Ta chứng, trú vào Đệ Tam Thiền.

            * Xả lạc, xả khổ được yên

       Diệt hỷ, ưu – cảm thọ liền trước đây

          An trú ngay Tứ Thiền chứng đạt

          Không khổ, lạc ; xả niệm tịnh thanh.

 

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 049

 

              Với tâm định tĩnh, tinh anh

       Không cấu nhiễm, dứt phát sanh não phiền

          Tâm nhu nhuyến, an nhiên, vững chắc

          Không vướng mắc, bình thản thảnh thơi

              Ta dẫn tâm hướng đến nơi

Túc-mạng-trí, nhớ nhiều đời đã qua

          Những tiền kiếp xưa xa vô kể

          Trải bao lần dâu bể chơi vơi 

 

Quá khứ với một, hai đời

Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua,

Một ngàn đời hay là hơn nữa,

          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa

Hoại kiếp, thành kiếp trải qua

Vị ấy nhớ lại như là mới đây.

Tại nơi ấy, tên này ta có

Thuộc giai cấp, giòng họ thế này

Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày

Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao

Ta tái sinh, nhằm vào làng đó

Có tên tuổi, giòng họ thế nào

Cứ thế, nhớ lại biết bao

Tiền kiếp, tái kiếp không sao đếm rồi.

 

(Thời tìm đạo, không rời sổ-tức)

          Trong canh đầu nỗ lực tự mình

              Ta chứng đắc Túc Mạng Minh

       Minh sanh rực rỡ, vô minh diệt rày

          Bóng tối diệt, sanh ngay ánh sáng

          Trong giai đoạn Ta sống tinh cần

              Không phóng dật, luôn nhiệt tâm

       Là minh thứ nhất, chứng phần pháp siêu.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 050

 

          Tâm Ta chỉ một điều thuần tịnh

          Luôn định tĩnh, không nhiễm não phiền

              Nhu nhuyến, vững chắc, an nhiên

       Bình thản như vậy, tâm chuyên an hoài.

 

          Rồi Như Lai hướng tâm đến với

          Sinh-tử-trí, dẫn tới tuệ minh

Xét về sinh tử chúng sinh

Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền

Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả

Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.

 

Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý

Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền

Người này thân hoại, tận duyên     

Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh

Các cõi dữ, như sinh địa ngục

Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.

 

          * Còn bậc hiền giả, những ai

Làm những thiện hạnh  ý  và lời, thân

Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển

Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng

Sau khi thân hoại mạng chung 

Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời

Do thiên nhãn, biết đời sống chết

Người hạ liệt  hay kẻ giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may

Do hạnh nghiệp kẻ này hành động

Có kết quả chẳng giống nhau vầy.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 051

 

Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay

Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp dày.

 

          Bàn-môn này !Trong đêm canh giữa

          Ta nương tựa nỗ lực chính mình

              Chứng đắc được Thiên Nhãn Minh

       Minh sanh rực rỡ, vô minh diệt rày

          Bóng tối diệt, sanh ngay ánh sáng

          Trong giai đoạn Ta sống tinh cần

              Không phóng dật, luôn nhiệt tâm

       Minh thứ hai đắc, chứng phần pháp siêu.

          Tâm Ta chỉ một điều thuần tịnh

          Luôn định tĩnh, không nhiễm não phiền

              Nhu nhuyến, vững chắc, an nhiên

       Bình thản như vậy, tâm chuyên an hoài.

 

          Rồi Như Lai hướng tâm đến với

Lậu-tận-trí, dẫn tới biết rành

              Thắng tri như thật ngọn ngành :

Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào

Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ

  Biết như thật lậu-hoặc loại này

     Nguyên nhân lậu-hoặc là đây

       Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường

  Nhờ thắng tri, tận tường nhận thức

Tâm vị ấy rất mực sáng trong

Dục-lậu, hữu-lậu  thoát xong

Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn

Liền hiểu rõ : Tự thân giải thoát

Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành

Việc cần làm, đã thực hành

Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày.

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 052

 

          Bàn-môn này ! Canh ba đêm ấy

          Minh thứ ba chứng lấy tự mình

              Chứng đắc được Lậu Tận Minh

       Minh sanh rực rỡ, vô minh diệt rày

          Bóng tối diệt, sanh ngay ánh sáng

          Trong giai đoạn Ta sống tinh cần

              Không phóng dật, luôn nhiệt tâm

       Tam Minh chứng đắc, ba phần pháp siêu.

 

          Này Bàn-môn ! Một điều có thể

          Tư tưởng ông đại để nghĩ là :

‘Nay Sa-Môn Gô-Ta-Ma

       Chưa trừ diệt được tham và sân, si

          Hãy nên sống mọi thì trú xứ

          Rừng núi có thú dữ, hiểm nguy’.

 

              Chớ hiểu như vậy làm gì

Vì Ta quán sát, thắng tri vấn đề

          Hai mục đích thuộc về Ta sống

          Các trú xứ phấp phỏng, bất an

              Hoang vu, xa vắng non ngàn :

   –  Vì lòng thương tưởng các hàng chúng sinh ,     

      –  Tự thấy mình hiện thời lạc trú.      

 (Hai mục đích vốn đủ trí – bi).

 

              Bàn-môn Cha-Nút-Sô-Ni 

       Lắng nghe đức Chánh Biến Tri Phật Đà

          Thuyết giảng sự sợ và khiếp đảm

          Sự tinh tấn cùng phạm hạnh này

              Ông đã hoan hỷ thưa ngay :

    “ Trong tương lai, chúng sinh đầy phước duyên

          Được Tôn Giả trí hiền thương tưởng

 

Trung Bộ (Tập 1) Kinh 04 : SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  * MLH – 053

 

          Vì Ngài là Vô Thượng Phật Đà

              Đại A-La-Hán sâu xa

       Bậc Chánh Đẳng Giác từ hòa đáng tôn.

          Vi diệu thay ! Pháp môn Ngài dạy

Thật vi diệu Pháp ấy. Lành thay !

Bạch Tôn Giả, Đấng Như Lai ! 

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

Đem đèn sáng vào tối như bưng

Để ai có mắt mở bừng

Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

*

Cũng như vậy, nhiệm mầu Chánh Pháp

Được Tôn Giả giải đáp, trình bày

Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y Tôn Giả, nương ngay Pháp mầu

Quy y Tăng thanh cao đức cả

Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

Mong Thế Tôn nhận cho con

Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

Kể từ nay đến lúc mạng chung,

              Nguyện vâng theo Đấng Đại Hùng

       Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ”.

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh số 4 :  SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM  –  BHAYABHERAVA  Sutta  )

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2022(Xem: 2624)
Mùa hè năm 2000 tôi dẫn hai cậu con trai một lớn, một bé đi nghỉ hè tại một nơi thật đặc biệt tại miền Nam nước Pháp. Nơi có những khu vườn thoai thoải trồng nho bát ngát và sản xuất rượu vang Bordeaux nổi tiếng. Nhưng chúng tôi không đi tìm rượu nho, mà tìm Làng Hồng (Plumvillage) của Sư Ông “Thiền Chánh Niệm“ để dự khóa tu một tuần.
14/07/2022(Xem: 5774)
Bảo Lạc tăng nhân quê Quảng Nam Xuất gia Linh Ứng dưỡng chân tâm Tinh cần sớm tối nghiên kinh kệ Dõng mãnh đêm ngày thắp tuệ ân Nhật Bản du phương tìm mối đạo Úc Châu trụ xứ dựng đàn tràng Khai thông đạo mạch rền âm pháp Hội Chủ bi nguyền hạnh đức lan..!
26/06/2022(Xem: 3036)
Thật là một đai duyên trong buổi sáng thỉnh chuông khuya ngày 25/7/2022, TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức đã bắt đầu khai Kinh Đại Bảo Tích, một bộ kinh mà con đã trân trọng kính thỉnh từ 2009 gồm đầy đủ 9 tập. Thế nhưng có lẽ con chưa đủ căn cơ để nghe và thâm nhập dù rằng vào lúc ấy đã có CD Và MP3 đọc tụng đầy đủ pháp hội vậy mà con vẫn không thể nào khế hợp. Và bộ kinh ấy chỉ nằm trong tủ thờ của con đến nay …..Gần đây bỗng nhiên sau mỗi lần công phu dường như có một chút gì thôi thúc con và con phát nguyện sẽ đọc tụng Bộ Kinh này cho đến khi nào thâm nhập được mới thôi thì dường như Chư Thiên và Long Thần Hộ Pháp đã báo tin vui …
26/06/2022(Xem: 3292)
Từ lâu ta đã được nghe từ Đức Phật dạy: “Ít ham muốn, bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày, có khả năng hiểu biết, thương yêu, chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật”.
23/06/2022(Xem: 2769)
Trong lúc soạn lại các quyền tập đã ghi chép trong lúc mới bắt đầu học Phật, tôi gặp lại một bài viết của Thiền Sư Zengyan Guo Jun (người Canada Trưởng trung tâm Drama Dam Retreat / Pine Bush/ New York hiện trụ trì tại Singapore) tựa đề “Chan Health- Chan Mind “ chợt một chút mừng vui vì thấy từ nhiều năm về trước mình đã có một chút am hiểu về Vũ trụ thiên nhiên, Thực tại và Con người.
20/06/2022(Xem: 3008)
Kính dâng đến vị Thầy mà con quý kính sau nhiều năm cộng tác chung trên trang nhà Quảng Đức, Chủ biên, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký hội đồng điều hành GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan: TT Thích Nguyên Tạng. Dường như vận mệnh tôi gắn liền với chữ Canh cô, Mậu quả lại mang thân người nữ nên chưa bao giờ tôi được kề cận nương tựa vào sự chỉ giáo thật kỹ lưỡng của một bậc Đạo Sư dù rằng tôi đã có một Sư Phụ Viên Minh tuyệt vời và quý Sư Thúc danh tăng, nhưng quý Ngài vẫn cách xa vạn dặm nên trong suốt gần 9 năm trường chỉ hội ngộ hai lần còn thì chỉ qua online thăm hỏi vắn tắt, những buổi trà đạo, những bài pháp thoại để rồi tự mình học lấy điều hay lẽ phải và chiêm nghiệm thêm thôi.
30/04/2022(Xem: 2801)
Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi. Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.
26/04/2022(Xem: 4678)
Lão trượng qua cầu Hoài sao chẳng tới Chân vẫn bước mau Tâm như hư thái
12/04/2022(Xem: 3353)
Môn học về tiếng mẹ đẻ của một dân tộc là giá trị tiêu biểu về tính nhân văn của con người và đất nước đó. Thử mở chương trình học về ngôn ngữ bản xứ của các nước có gia tài đồ sộ về ngôn ngữ và văn chương sẽ thấy rõ ràng sự nhất quán về danh xưng của môn học tiếng mẹ đẻ từ cấp tiểu học đến đại học của xứ đó: Trung Văn (中文), Anh Văn (English), Pháp Văn (Française)... Việt Văn (Ngữ Văn)! Các danh xưng Trung Văn, Anh Văn, Pháp Văn… đều có lịch sử suốt nhiều trăm năm; chỉ riêng lịch sử Ngữ Văn thì phải tính bằng số chục.
11/04/2022(Xem: 3333)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-75) căn cứ vào sự kiện vua nằm mộng thấy một người thân vàng ròng bay vào cung điện. Có vị cận thần tâu đó là đức Phật ở xứ Thiên Trúc - đấng Giác ngộ trên cả trời người. Vua liền sai người đến Tây Vực tìm cầu Phật pháp. Thật ra, Phật giáo vào Trung Quốc trước cả đời Hán Minh Đế. Lúc bấy giờ, Đạo giáo đang rất thịnh hành. Thời điểm này, Phật giáo chỉ thuần là một loại tôn giáo tế tự, học thuyết đặc thù của Phật giáo chỉ là quỉ thần báo ứng, gần với thuật cúng tế, bói toán của Trung Quốc. Vì thế, tăng sĩ Phật giáo cùng hoạt động song hành với các đạo sĩ của Đạo giáo. Tín đồ Phật giáo yêu chuộng cả đạo sĩ của Đạo giáo, nên cả hai đều hoạt động mạnh mẽ trong hoàng tộc, chứ không ảnh hưởng lớn đến dân chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]