Có một vị tiến sĩ viết nhiều bài rất xuất sắc đăng trên báo và thường gởi thư cho tôi. Vị tiến sĩ ấy viết “quí vị.” Tôi muốn học hỏi thêm nên tôi hỏi vị tiến sĩ nầy rằng tại sao dùng “i” ngắn cho chữ “quí vị”. Vị tiến sĩ kia trả lời rằng “i” ngắn hoặc “y” dài đểu được cả. Ai muốn viết sao tùy ý.
Bắt đầu từ đó, tôi “tùy ý” dùng “i” ngắn cho tên của vị tiến sĩ nầy.
Mở đầu bức thư tôi thường viết, “Kính thưa Tiến Sĩ Thụi.” Sau một thời gian độ 5 tháng, vị tiến sĩ ấy gọi tôi là người bất lịch sự khi tôi đổi chữ “y” dài thành “i” ngắn cho tên ông ấy. Tôi trả lời rằng chính ông đã bảo tôi tùy tiện dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được cả mà! Sau đó, ông không nói gì thêm, nhưng tôi để ý thấy ông dùng “quý vị” thay cho “quí vị” như trước kia.
Chúng ta thấy rất nhiều người dùng “quí vị” hoặc “quý vị” trong sách vở, trên báo chí tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Chữ nào đúng, chữ nào sai, hoặc cả hai đều đúng?
Khi “i” ngắn hoặc “y” dài không đứng chung với bất cứ nguyên âm nào, chúng ta có thể “tùy ý” dùng chữ nào cũng được. Chỉ có con mắt của chúng ta thấy thay đổi chứ cả âm thanh lẫn ý nghĩa của nó không thay đổi. Thí dụ: bác sĩ hoặc bác sỹ, li kì hay ly kỳ, và bé tí hay bé tý. Nhiều người chủ trương dùng “i” ngắn trong mọi trường hợp. Ngược lại, nhiều người chủ trương dùng “y” dài cho tất cả. Cũng có người dùng cả hai tùy theo con mắt họ thường thấy không “chói mắt”.
Có người lúc nầy viết hy sinh, và lúc khác lại viết hi sinh. Tuy nhiên, khi nguyên âm “u” đứng chung với một nguyên âm thứ hai, âm thanh và nghĩa của chúng nó hoàn toàn thay đổi. Đôi khi chúng ta hãy xem nguyên âm “i” hoặc “y” đứng chung với nguyên âm “a”. Tay khác với tai, vay khác với vai, váy khác với vái, may khác với mai, hay khác với hai, thay khác với thai, khái khác với kháy, bay khác với bai, xảy khác với xải, và phẩy khác với phải.
Bây giờ, xin chúng ta quan sát nguyên âm “i” hoặc “y” đứng với nguyên âm “u”. Âm thanh và ý nghĩa của chúng nó cũng hoàn toàn thay đổi. Tuy khác với tui; an ủi chứ không ai gọi an ủy; ủy lạo chứ không ai nói ủi lạo; trung úy chứ không ai nói trung úi, say túy lúy chứ không ai nói say túi lúi. Tên Thanh Thúy rất hay, nhưng nếu nói dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được là không đúng. Nếu dùng “i” ngắn cho cái tên đẹp đẻ đó, nó sẽ trở thành “Thanh Thúi” chẳng còn thanh tao chút nào. Cũng như ở trên, vị tiến sĩ ấy không chấp nhận tên “Thụi” thay cho tên “Thụy”. Bây giờ, chúng ta thử ráp vần: Tờ (t) úi là túi; bờ (b) úi là búi; thờ (th) úi là thúi; Lờ (l) úi là lúi; rờ (r) rúi là rúi; và quờ (q) úi là ... Xin hãy lắp lại: Quờ (q) úi là ...? Nó không thể có âm là quý được phải không? Chữ “quí” nầy có âm nhưng không có nghĩa. Vì vậy, chúng ta có nên dùng "quí vị" không?
Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta phải dùng “y” dài cho: Quy, quỳ, quý, quỵ, quỷ, và quỹ.
Hoa Xuân
QUY TẮCYDÀI và INGẮN
TRONG TIẾNGVIỆT
Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người Việt chúng ta đã bằng lòng với thành tựu đó. Cả trăm năm nay vẫn có những người bằng sáng kiến, nhận định của mình đã đưa ra những đổi mới, “điều chỉnh” cách viết chữ Việt. Có thể kể từ thế kỷ 19 với học giả Huỳnh Tịnh Của (1734 – 1907) khi ông hoán đổi (y thành i) qua cách viết tên mình (Huỳnh thành Huình). Tiếp đến là Nguiễn Ngu Í (Nguyễn Ngu Ý - 1921 - 1979) nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, thế kỷ 20.
Từ hai nhân sĩ này, hai mẫu tự I và Y đã trở thành “chuyện dài Y dài I ngắn”, thỉnh thoảng được nhắc đi nhắc lại suốt cả trăm năm nay....
Chỉ mới đây, chúng tôi nhận được bài viết VẤN ĐỀ MẪU TỰ Y (Y DÀI) của một tác giả ký tên Người Thơ gửi cho tạp chí Nguồn. Bài viết khá công phu, đang được gác lại và đó cũng là nguồn cảm hứng để chúng tôi góp lời bàn thảo về đề tài này.
Trước khi tham gia ý kiến câu chuyện dài “y dài i ngắn”, người viết xin được ôn lại bài học vỡ lòng từ thời mới biết đánh vần chữ Việt a b c ....
Chúng ta, ai cũng biết chữ Việt ngày nay xuất xứ từ chữ La tinh, do khởi xướng và ghép đặt của giáo sĩ Thiên Chúa giáo Francisco de Pina (1585-1625), tiếp theo là công trình hệ thống hóa của giáo sĩ Alexander de Rhodes với mục đích để truyền đạo. Chữ Việt hình thành từ một tình cờ lịch sử như thế, cho nên không ít người cho rằng chẳng có ai có công mà cũng chẳng có ai có tội.
Và chúng ta ai cũng biết chữ La tinh có các mẫu tự sau đây:
A b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z trong đó có 5 Nguyên âm là a e i o u y.
Khi các nhà ngôn ngữ học (F. de Pina và A. de Rodes) đầu tiên lấy chữ La tinh sáng chế ra tiếng Việt thì họ đã thêm và bớt một số chữ cái (cả nguyên âm và phụ âm).
Tiếng Việt từ đầu gồm có 23 chữ cái: a b c d đ e g h i k l m n o p q r s t u v x y,
trong đó có 6 nguyên âm: a e i o u y.
Để đáp ứng thanh âm đa dạng trong tiếng Việt, các nguyên âm a e o u biến thể thêm các nguyên âm: a > ă, â; e > ê; o > ô, ơ; u > ư.
Từ các nguyên âm đơn, để thích ứng với thanh âm phong phú trong tiếng Việt chúng ta có các cặp nguyên âm kép như sau: ai ao au ay âu ây ; eo, êu ; ia, iê, iu ; oa, oe, oi ôi, ơi, ơu; ua, uê, ui , uơ, uy , uyê ; ưa, ưi, ưu, ươ ; yê. Đây là những cặp thanh âm kép bất khả phân ly để đi với các phụ âm tạo từ ghép chữ.
Trước khi bàn tiếp tưởng cũng nên nhắc lại định nghĩa nguyên âm (vowel) là gì và phụ âm (consonant) là gì ? Trong quyển “Đại Từ điển Tiếng Việt”, (NXB Văn Hóa Thông tin, 1998, tr.1217) định nghĩa nguyên âm là “âm mà khi phát âm, luồng hơi từ phổi ra không gặp phải trở ngại, phân biệt với phụ âm”.
Chúng tôi thấy rằng ở đây là một giải thích về hiện tượng (chưa chắc đã đúng), chứ không phải là một định nghĩa, và khi người ta thử nghiệm phát âm chữ a (nguyên âm) và chữ k (phụ âm) thì cả hai phát âm, “luồng hơi từ phổi ra” đều không “gặp trở ngại” gì cả.
Theo chúng tôi, một định nghĩa về nguyên âm và phụ âm có thể chấp nhận được, theo đó: nguyên âm là một chữ cái có thể đứng một mình, để xướng lên một từ trọn nghĩa mà không cần ghép với một chữ cái nào khác (NV nhấn mạnh).
Ví dụ: a dua, o bế, ê chề, y phục; Ta không thể nói lập l (lập lờ), con d (con dê), ca h (ca hát) v.v.
Ngược lại, phụ âm là một chữ được dùng để đi kèm với những nguyên âm
và phụ âm khác để cấu tạo thành một từ, một chữ.. Thí dụ: lập lờ, con dê, o bế, ca hát v.v..
Từ những dẫn chứng trên đây, chúng ta thấy rằng Y (dài) và I (ngắn) có một quy tắc nhất định trong tiếng Việt. Ngay cả trong Anh ngữ: cũng có một nhận định chung quyết, theo đó chữ Y có thể được xem vừa là một nguyên âm, vừa là một phụ âm. (The letter Y can be regarded as both a vowel and a consonant).
Và qua tham chiếu của tác giả Thanh Thanh (*), câu trả lời Y chỉ là một từ thường được dùng cho cả nguyên âm và phụ âm trong Anh ngữ (The answer to the question is that Y is the only letter commonly used as both vowel and consonant in English).
Tham chiếu này còn ghi thêm: The letter Y stands for a consonant in "yoke" but for a vowel in "myth." chữ cái Y đứng trong “yoke” là phụ âm, nhưng chữ Y trong “myth” là nguyên âm.
Đối chiếu với kết luận trên đây về Y và I trong Anh ngữ thì trong Việt ngữ Y được coi là phụ âm trong các từ yểm (trợ), (yên) ổn, yêu thương, yết kiến ... Tuy nhiên, đúng ra yê lại là một nguyên âm cặp đi với các phụ âm m, n, u, t để tạo chữ yểm, yên, yêu, yết. Vậy có thể kết luận Y và I là hai nguyên âm tuyệt đối trong Việt ngữ.
Các nhà ngôn ngữ học đầu tiên kiến tạo bộ chữ Việt bằng mẫu tự La tinh đã rất chú trọng đến những âm cặp khi biên soạn bài học vỡ lòng đánh vần chữ Việt, bắt buộc học thuộc lòng 23 chữ cái: a b c d đ e g h i k l m n o p q r s t u v x y; Và a ă â e ê i o ô ơ u ư.
Cùng các vần ghép (nguyên âm kép): ai ao au ay, ây, eo êu, iu, oi, ôi ơi, ơu, ui, uy, ưu,
Và với các phụ âm: ac, ăc âc, am ăm âm, an, ăn ân, ap ăp âp, at ăt ât, v.v...
Ghép vần chữ B: Ba bă bâ be bê bi bo bô bơ bu bư.
đến vần chữ C thì cacă câ > ke kêki > co cô cơ cu cư.
- kha khăkhâ khe khê khi kho khô khơ khu khư
Vần chữ G thì ga, gă gâ > ghe ghê ghi > go gô gơ gu gư.
Trong các cặp nguyên âm kép dẫn đầu bài, hai cặp ui và uy ngay từ đầu đã có chỗ đứng riêng rẽ, độc lập của nó, i (ngắn) không thể thay cho y (dài) và ngược lại. U+I đọc là ui và U+Y đọc uy. Căn bản của nguyên-âm-cặp này hai chữ cái là một, là ui và uy, chỉ cần ghép với các phụ âm khác là có thể tạo thành những từ vựng, ví dụ: lui cui, thui thủi, túy lúy, quỵ lụy.... uy tín, hiu hắt huy hoàng, biên thùy, thâm thúy, quý vị v.v..
Các nguyên âm cặp:
Uy+phụ âm > huynh, quỳnh, huỳnh, huỵch (toẹt)..
Uyê + phụ âm > uyên, huyên, quyết
Uya + phụ âm > khuya, phẹc-ma-tuya (zipper)
Uya, uây, uyê, iêu, oai, uôi, ươi, ươu là những nguyên âm cặp bất khả phân ly, nó như là một nguyên âm đơn, đi theo các phụ âm tạo thành từ ngữ: khuây nguôi, trái khuấy, quây quần, quan liêu, khoái lạc, xuôi dòng, tươi tốt, hươu nai v.v..
I (ngắn) hay Y (dài) khi đứng cuối chữ:
I và Y là nguyên âm nên khi nó đứng cuối chữ thì y (dài) hay i (ngắn) đều có thể chấp nhận. Người ta khi đọc thấy các chữ lí luận, kĩ thuật, nước Mĩ, Hoa Kì.... khác với lối viết “truyền thống” lý luận, kỹ thuật, nước Mỹ, Hoa Kỳ thì vội cho là chữ y (dài) đã bị thay thế bởi chữ i (ngắn). Thật ra y hay i trong trường hợp này đều có cùng giá trị, chỉ khác là do cảm quan của người đọc không quen với cách dùng i hoặc y ở cuối chữ mà thôi.
Về phương diện mỹ quan và thói quen viết Y (dài) trong các từ địa lý, kỹ thuật, Hoa Kỳ, kỷ niệm, Ký tên... theo tôi nên giữ cách viết “truyền thống” này, thay vì dùng i (ngắn). Có những từ y (dài) và i (ngắn) đã có vị trí cố định. Chẳng hạn những từ sau đây chưa hề thấy hoán vị giữa y và i : thí dụ, bí thư, hoan hỉ, suy nghĩ, sinh khí, nhà in, y phục , y tế, ý niệm.. Chưa có chữ viết: thý dụ, bý thư, suy nghỹ, sinh khý, nhà yn, i phục, i tế, í niệm v.v..
Trong câu dân ca: Yêu nhau cởi áo... í.. a cho nhau/ Về nhà mẹ hỏi qua cầu... í.. a gió bay. Chưa thấy ai viết ý... a thay cho í... a. Và Ký tên luôn luôn là... ký tên, không ai viết Kí tên.
Các trường hợp khác Y và I đã có phần vụ (function) riêng của nó cho nên, bất khả hoán vị, không thể lấy i thay cho y như trường hợp học giả Huình Tịnh Của và nhà thơ Nguiễn Ngu Í. Theo chúng tôi thì hai nhân sĩ này khi dùng chữ I viết tên mình chỉ là một cách chơi, nếu không muốn nói là lập dị, chứ không có chủ đích đề xướng một khuynh hướng. Vì vậy đã mấy trăm năm chưa có một NguiễnThuiến (Nguyễn Thuyến) hay một Nguiễn thị Bạch Tuiết (Tuyết) nào khác.
Sau khi tìm hiểu và truy nguyên, chúng tôi mạnh dạn phổ biến biên khảo ngắn này. Mong được sự góp ý và bổ khuyết của các bậc thức giả.
Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc :
Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân.
Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gỡ từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch.
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông (do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch) của Hermann Hesse. Và tôi vẫn nghĩ rằng thế nào thì Hermann Hesse cũng có đọc Trung A Hàm, vì đọc tiểu sử của văn hào Đức từng đoạt giải Nobel Văn chương vào năm 1946
Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!
Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng
Bạch Xuân Phẻ là nhà thơ không xa lạ gì với nhiều người. Anh còn có biệt-hiệu là Tâm Thường Định. Thơ anh đã xuất-hiện trên nhiều trang mạng, trên báo-chí trong và ngoài nước. Anh đã cho ấn-hành bốn tập thơ “Hương Lòng”, “Mẹ, Cảm-Xúc Và Em”, “AWAKEN: Buddhism, Nature, and Life”, và “Tưởng Niệm và Tri Ân”.
Một vầng sáng giữa trời. Hoa đốm trên không chăng? Hay biểu tượng trầm mặc của người thơ?
Là trăng.
Trăng ư?
Thiên cổ lại có trăng là Mẹ
Mẹ của nhân gian trong cơn đại mộng li bì. Của muôn vạn con trăng nhảy múa giữa mắt người hôn trầm vạn tưởng.
Mặt gương tròn lớn.
Bà già nhìn xuống dòng sông nước đục lờ, dõi theo một khúc gỗ đang trôi lững lờ theo con nước dập dềnh lên xuống đến khúc quanh ở cuối làng, nơi hai ống khói cao nghệu của nhà máy thả lên trời những cụm khói đen bay tản lạc trong gió chiều hoàng hôn.
“Mới đó mà đã 20 năm, ông nhỉ?” bà nói mà không nhìn vào ông già ngồi cách mình một sải tay, trên phiến đá bám đầy rêu xung quanh hông.
Bây giờ, trong không gian yên tĩnh và nhỏ nhắn của ngôi nhà nơi ông và bà đã sống với nhau suốt 50 năm qua, chỉ còn lại hai người với nhau. Các con ông đã quay về với cuộc sống mưu sinh tất bật của chúng, để lại ông nằm trên giường với cơn bệnh hiểm nghèo đang chờ đến giai đoạn bộc phát cuối cùng, và bà, thanh nhã, khiêm nhường, ngồi lặng lẽ một bên, lắng nghe những hơi thở mỏi mòn đang đứt nhịp của ông. Bà chăm chú nhìn xuống khuôn mặt thân yêu quen thuộc đã ở bên cạnh bà suốt cả quãng thời gian dài dằng dặc của một kiếp người. Bầu không khí tĩnh lặng của mùa đông như chững lại với tiếng reo lanh canh của chiếc khánh treo ngoài lan can.
Bính âm (pinyin) hay Hán Ngữ Bính âm 漢語拼音/汉语拼音 (theo thứ tự phồn thể/giản thể) là một cụm danh từ mới xuất hiện từ thập niên 1950 - chính phủ TQ (Trung Quốc, Trung Hoa Lục Địa) cải tiến nhiều lần và gần đây cũng được Đài Loan chấp nhận (2009) tuy đã có hệ thống pinyin riêng (Thông Dụng Bính âm - xem thêm phần Phụ chú).
Kính thưa Thầy, Thầy về cõi Phật lòng thanh thoát. Con ở dương trần dạ tiếc thương. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm đầu tiên vắng Thầy, đọc lại « Nữa chữ cũng là Thầy » để các thế hệ học trò cũ của Thầy mãi mãi nhớ ơn Thầy, người giáo viên nhân dân, kỹ sư tâm hồn, người ươm mầm non tương lai cho quê hương, đất nước…
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.