Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ chân thành khi đọc các tác phẩm của TT Nguyên Tạng

06/03/201922:25(Xem: 3854)
Vài cảm nghĩ chân thành khi đọc các tác phẩm của TT Nguyên Tạng
Hoang Phap 2010 (46)

VÀI CẢM NGHĨ CHÂN THÀNH CỦA MỘT HẬU BỐI 
Khi đọc các tác phẩm của TT Thích Nguyên Tạng,
Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức.

Bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương
Giọng diễn đọc của Cư Sĩ Quảng Hương

 

 

      Mỗi lần có cơ duyên được hành hương và chiêm bái các địa danh tâm linh như Tứ Động Tâm, Tứ Đại Danh Sơn, các chùa tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan khi trở về lại nhà tôi cảm thấy thật sự mình được thêm ân sủng và nhiều cảm ứng bất khả tư nghì...

Và một lần nữa trong chuyến hành hương vừa qua tại mảnh đất vàng Miến Điện, nếu không nhờ sự khuyến khích của TT Thích Nguyên Tạng thì tôi đã chẳng phát tâm một cách dõng mãnh để tường thuật lại hết những điều hay đã học được trong chuyến đi tu học có ý nghĩa này, và tôi đã tự hứa với lòng khi về sẽ nghiên cứu lại tất cả bài viết của Thầy trong nhiều quyển sách đã xuất bản trong những năm gần đây, để học hỏi được từ Thầy những gì mà tôi còn thiếu sót và yếu kém ...

Thật ra kiến thức của tôi về Đạo còn sơ cơ lắm so với bậc Tôn túc như Thầy, nhưng tôi thấy rằng đây chỉ là một cách báo đáp nho nhỏ mà tôi có thể làm được ...

Hy vọng những cảm nghĩ chân thành này sẽ không phụ lòng những người từng đọc các sách đã được xuất bản của Thầy Thích Nguyên Tạng. 

Tôi cũng xin thú thật rằng tôi vẫn mang một tập khí mà bao năm sám hối vẫn chưa từ bỏ được, là luôn ôm ấp một hoài bão tìm được một chân sư thông thạo đủ thứ ....pháp học, pháp hành và cả kiến thức phổ thông có thể phụng sự xã hội ... tổ quốc, và nhất là không cách xa ngàn trùng để mình có thể tiếp cận những khi thật cần thiết ... và cứ thế tôi đã nghiên cứu nhiều bài về đệ tử và Thầy, tôi đã đọc hàng trăm lần những tiêu đề như: "Đệ tử tìm Thầy hay Thầy tìm đệ tử”, đó là lý do tôi đã nắn nót viết lại một đoạn trong ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA của HT Thích Bảo Lạc như sau: 

" Vô hình trung Thầy trò gặp nhau ở một điểm do Phật bổ xứ để dòng Pháp được lưu thông mãi mãi " nhưng tôi chưa thấy  ... và cuối cùng thì tôi đành chấp nhận hai chữ Tùy Duyên.

Vì thế tôi đã nghĩ rằng "Cách hay nhất là sưu tập những tác phẩm hay của các bậc Tôn  Đức trên các trang nhà Phật Giáo và lần lượt kiên trì theo dõi toàn bộ những bài viết có liên quan đến tác giả đó và ghi chú cặn kẽ những điều hay, chép vào từng cuốn cẩm nang về các tiêu đề mà mình muốn nghiên cứu,kể cả các sách của Sư Phụ Viên MinhSư Thúc Giới Đức (bút hiệu:Minh Đức Triều Tâm Ảnh), cho đến khi tôi có dịp đọc thêm về các bài viết của Đức Đạt Lai Lạt Ma thì tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi lối Việt dịch thật trong sáng và giản dị của Thầy Thích Nguyên Tạng. Thế là theo thói quen cũ tôi đã đọc lại hết tất cả bài viết của Thầy từ A đến Z trong tuyển tập Thích Nguyên Tạng của trang nhà Quảng Đức, và từ đấy tôi mới biết là nhiều người đã gọi Thầy là "Nhân tài trong Tăng Đoàn Úc Châu".

Những tưởng tôi không thể nào có duyên được tiếp xúc với những bậc ưu tú của Phật Giáo VN tại Úc Châu, vì chưa bao giờ tôi tham dự vào các tổ chức, không phải lười biếng nhưng vì tôi rất lo xa và cẩn thận gìn giữ cái thân ngũ uẩn của tôi, vì không muốn con cái và người thân lo buồn khi tôi gặp tai nạn do lái xe ...hay đi sớm về trễ.

Cho đến khi  được tham dự chuyến hành hương Nhật Bản, Đại Hàn, thì tôi ngộ ra rằng cái duyên mà tôi mong chờ đã có thể nở ra đúng lúc.. đúng thời ... “Vấn đề nhận ra đúng người đệ tử của vị Thầy không đơn giản như chúng ta nghĩ, người đệ tử phải tìm tới Thầy chứ không phải Thầy tìm ra và nhận biết đúng người đệ tử như mong muốn. Ở đây không nằm trong khía cạnh tình cảm hay tâm ý thông thường mà thuộc lãnh vực tâm linh" và từ đó tôi được tham gia vào Trang nhà Quảng Đức nhờ lòng từ bi ưu ái giúp đỡ kẻ sơ cơ của Thầy...

Xin đa tạ ơn may nầy để hôm nay tôi có thể kể hết những điều mà tôi đã ghi trong cẩm nang về Thầy các bạn nhé.

Lời đầu tiên tôi chép là ....

Tại sao trong quyển ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT xuất bản năm 1996, những nhận xét của Thầy mãi đến 2008 nhiều Sư mới bắt kịp trong các buổi pháp thoại ...? 

Năm 1996 Thầy đã chứng đắc pháp học chưa, mà sao các lý luận của Thầy thật sắc bén và có đủ chứng tích lịch sử rất chính xác? 

Thật quá tuyệt khi vào năm 1996 mà Thầy đã thấy được "ĐỒNG QUI NHI THÙ ĐỒ " nghĩa là cùng hướng về một đích nhưng đường lối thực hiện khác nhau và chính Thầy đã viết: “Chính tinh thần khai phóng của Phật Giáo VN đã kết tinh lấy Chân Thiện Mỹ làm cứu cánh để hiện thực" sao mà giống lời Sư phụ dạy tôi mới đây. 

Tại sao phải đến bây giờ mình mới thấy được bài viết này trong khi nếu 1996 mình được đọc thì bây giờ ....vì tất cả những điều Thầy nhận xét về ảnh hưởng của Đạo lý, văn chương, ngôn ngữ, ca dao, kiến trúc, các loại hình nghệ thuật...tất cả đều là những gì mình muốn biết từ khi vào Đạo. 

Còn những bài thơ mình luôn ghi nhớ trong ký ức từ khi còn ngồi lớp trung học như Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều hay bài Đi Chùa Hương của Chu Mạnh Trinh mà mình hay ngâm lại tương đồng thế....

Từ đấy tôi đã soạn ra các tác phẩm của Thầy trong kệ sách của tôi và ngày ngày chép vài đoạn mà học dần ...

Trong Sức Mạnh của lòng Từ dịch từ The Power of Compassion, mỗi lời ghi chú được đóng khung là mỗi một câu danh ngôn để tôi áp dụng, tuy Anh Ngữ tôi cũng khá nhưng tôi rất thích cách dùng chữ của Thầy, tôi tự nhủ "Thầy đã tốt nghiệp cử nhân Anh Văn ở Đại học Sư Phạm thì làm sao mình bì được" 

Trong lời ngỏ nhân kỳ tái bản lần thứ 7 của tác phẩm CHẾT & TÁI SINH, tôi đã rưng rưng lệ khi đọc những lời cuối biểu hiện lòng từ bi nhân ái của Thầy và nhận được những gì Thầy muốn truyền trao và chia sẻ khi đọc trọn sách. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và giữ vững được năng lực truyền chánh pháp để chúng con, những kẻ hậu bối có cơ duyên đọc thêm nhiều sách quý.

Còn nhớ lại Năm 2013 tác phẩm "Dalai Lama, my son" lại một lần nữa được Thầy Việt dịch với lời văn trong sáng, vào giai đoạn này tôi lại chuyên đọc các sách về Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên tài liệu này đã làm tôi vô vàn kính trọng Thầy thêm nữa dù chưa được hội ngộ lần nào với Thầy, chỉ thoáng gặp trong các chuyến hành hương đầu năm do chùa Hoa Nghiêm tổ chức, tôi tự nhủ thầm ít ra tại Úc Châu cũng có những Tăng tài mới có thể hoằng truyền chánh pháp lâu dài...và mình phải ráng kiên trì học hỏi thêm đúng lãnh vực mà mình yêu thích rồi đóng góp phần nào. Thế nhưng không giống Thầy, tôi chẳng biết dùng sở học của mình để nghiên cứu thêm nhiều mà chỉ theo dõi và tán thưởng, thật chẳng đáng là người Phật tử của thế kỷ hiện đại này, có lẽ nhờ sám hối nhiều mà từ đó tôi theo dõi được trang mạng online Trang nhà Quảng Đức và đã đọc nhiều bài trong các mục Văn học, Phật học, Nếp sống đạo, Lịch sử, Nhân vật Phật giáo hải ngoại và VN, để rồi chỉ biết trân trọng và cảm ơn người đã sáng tạo trang mạng này đó là Thầy, nhưng các bạn cũng nên thông cảm thời gian còn lại của một ngày cho người không xuất gia có là bao, dù tôi ngủ rất ít và tận dụng hết nhưng chỉ có dư 4-5 tiếng để đọc và ghi chép lại thì làm sao có được trí tuệ như Thầy. Và nhân dịp khi Sư Thúc Giới Đức đến hoằng pháp tại Úc năm 2015, một lần nữa tôi lại nghe đến danh Thầy và tu viện  Quảng Đức với mức độ tiếng tăm vang rền ...và nhờ những bài đọc Audio mà Thầy giao cho Sư Huynh Chánh Trí, nên tôi mong muốn và ao ước được gặp Thầy để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân một người đã đóng góp thật nhiều cho nền văn học Phật giáo VN tại hải ngoại.

Thế là trời đã không phụ lòng tôi hay có thể nói từ trường hay quy luật hấp dẫn do ý niệm mình có... sẽ chuyển đổi vận mệnh của mình, cho nên tôi đã tiếp xúc được với Thầy 2 tuần  trong chuyến hành hương Nhật Bản Đại Hàn và Taiwan. Từ đó tôi đã đọc được các bài viết của những đạo hữu khắp nơi trên thế giới đã làm việc chung với Thầy nhiều năm như đạo hữu Thanh Phi, Hoa Lan Thiện Giới, Nhật HưngSC Thích nữ Huệ Trân còn có bút hiệu là Hạnh Chi... và các nhà thơ... tất cả đều ngợi khen Thầy và kính quý Thầy...

Trong kỷ yếu Mừng Chu Niên 20 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức (1990-2010) mà tôi được Thầy tặng cho, phải nói tôi thích nhất bài Trồng Sen trên Tuyết của Thầy và cũng chính bài này đã làm tôi hoàn toàn thay đổi những ý niệm mơ hồ và mông lung mà xưa nay tôi đã gieo trồng từ bao nhiêu năm... kính xin tạ lỗi cùng với Thầy và kính xin sám hối dù chỉ môt ý nghĩ thoáng qua...

Quyển kỷ yếu này có giá trị văn học vô cùng sâu sắc vì tất cả những danh tài văn học và các bậc Cao đức Tôn túc đã đóng góp nhiều bài viết thật tuyệt diệu... đúng như từ đầu tôi đã viết, ân sủng đã đến với tôi qua những chuyến hành hương phải không các bạn. 

Và mới vài tháng trước đây tôi lại nhận thêm quà tặng của Thầy với tác phẩm Bát Cơm Hương Tích, dù Thầy đã được nhiều người ngợi khen như Cư sĩ nổi tiếng Nguyên Giác, nhưng riêng tôi, tôi muốn chân thành cảm tạ Thầy vì quyển sách này đã cho tôi tìm gặp lại tôi... Những gì tôi học được từ kinh nghiệm dân gian, những gì tôi đã huân tập trong nhiều kiếp và những gì tôi còn đang thiếu sót, mà qua những bài viết của Thầy đã giúp tôi có thêm tư lương làm hành trang cho những ngày cuối đời. 

bat com huong tich
Kính xin tri ân Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng với tất cả lòng chân thành và trung thực nhất  của tôi. 

Kính cảm tạ sự giúp đỡ và khuyến khích của Thầy đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu Phật pháp, và đã giúp tôi có thêm lòng từ bi như Thầy và một nhân cách đúng nghĩa người Phật tử.

Kính mong bài viết này sẽ giúp được nhiều độc giả tham khảo các tác phẩm và bài viết của TT Thích Nguyên Tạng trên các nguyệt san như Văn Hoá Phật Giáo, Giác Ngộ, Chánh Pháp và các báo hải ngoại sẽ có đồng quan điểm với tôi. 

Kính mong thay! 

Kính xin được tán thán công đức Thầy như một niềm tri ân của một đệ tử Phật trong Giáo Pháp Như Lai và kính chúc Thầy hoàn thành viên mãn tất cả Phật sự tại Tu viện Quảng Đức và trên trang mạng online- Trang nhà Quảng Đức (www.quangduc.com)

 
Nam Mô A Di Đà Phật.
Huệ Hương 
6/3/2019 




Vài hình ảnh TT Nguyên Tạng
thuyết giảng tại Hoa Kỳ  trong phái đoàn Hoằng pháp
của Hòa Thượng Thích Như Điển năm 2010


Hoang Phap 2010 (3)Hoang Phap 2010 (4)Hoang Phap 2010 (5)Hoang Phap 2010 (6)Hoang Phap 2010 (7) Hoang Phap 2010 (11)Hoang Phap 2010 (13)Hoang Phap 2010 (14)Hoang Phap 2010 (15)
Hoang Phap 2010 (17)Hoang Phap 2010 (18)Hoang Phap 2010 (19)Hoang Phap 2010 (20)Hoang Phap 2010 (21)Hoang Phap 2010 (22)Hoang Phap 2010 (23)Hoang Phap 2010 (24)Hoang Phap 2010 (25)Hoang Phap 2010 (26)Hoang Phap 2010 (27)Hoang Phap 2010 (29)Hoang Phap 2010 (30)Hoang Phap 2010 (31)Hoang Phap 2010 (32)Hoang Phap 2010 (33)Hoang Phap 2010 (34)Hoang Phap 2010 (35)Hoang Phap 2010 (42)Hoang Phap 2010 (43)Hoang Phap 2010 (44)Hoang Phap 2010 (45)Hoang Phap 2010 (46)Hoang Phap 2010 (47)Hoang Phap 2010 (48)Hoang Phap 2010 (49)Hoang Phap 2010 (50)Hoang Phap 2010 (51)Hoang Phap 2010 (52)Hoang Phap 2010 (53)Hoang Phap 2010 (54)Hoang Phap 2010 (55)Hoang Phap 2010 (56)Hoang Phap 2010 (57)Hoang Phap 2010 (60)Hoang Phap 2010 (61)Hoang Phap 2010 (62)Hoang Phap 2010 (63)Hoang Phap 2010 (64)Hoang Phap 2010 (71)Hoang Phap 2010 (72)Hoang Phap 2010 (73)Hoang Phap 2010 (75)Hoang Phap 2010 (76)Hoang Phap 2010 (77)Hoang Phap 2010 (78)Hoang Phap 2010a (55)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2022(Xem: 7356)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
03/01/2022(Xem: 12254)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
29/12/2021(Xem: 3024)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2019 của chính quyền Việt Nam. Phật giáo chỉ có 4,6 triệu tín đồ. Những người theo đạo Phật giảm hơn 30% so với thống kê năm 2009 nên trở thành tôn giáo đứng hàng thứ hai sau Ki Tô giáo với số con chiên 5.9 triệu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng tín đồ đạo Phật bị giảm sút. Kẻ viết xin nêu ra một vài sự việc tạo nên sự kiện nầy:
29/12/2021(Xem: 3061)
Bóc vài tờ lịch cuối ... lòng dâng trào cảm xúc ! Phước duyên gì được an lạc phút này đây Khi bao người vì đại dịch …sầu não bao vây Chắp tay sen…rưng rưng kính tri ân Phật Pháp !
27/12/2021(Xem: 3064)
Bắt đầu một năm mới tinh khôi, nghĩa là phải có một tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút, một giây hoàn toàn mới, từ tương lai bước vào hiện tại. Nhưng một cái gì hoàn toàn mới, xuất hiện một cách mơ hồ trên lịch, chỉ là một ý niệm, một quan điểm. Do người ta đặt để, đo lường, tạo một qui ước về thời gian — căn bản dựa trên sự chuyển dịch của địa cầu qua hai vầng nhật nguyệt (1) — để ổn định sinh hoạt xã hội, mà từ hàng ngàn năm trước đến nay, ngày-tháng-năm được xuất hiện trên những tấm lịch, những cái đồng hồ (mặt trời, cát, nước, đeo tay, treo tường), máy vi tính và điện thoại.
25/12/2021(Xem: 10946)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
22/12/2021(Xem: 10599)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7979)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
27/11/2021(Xem: 2733)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không. Người thân, người sơ, từng gặp, chưa từng gặp, nhìn nhau chào mừng, nói đôi câu, rồi cuối cùng cũng vẫy tay tạm biệt, chia xa. Không còn ai. Trăng khuya soi rạng vườn sau. Những cánh hồng từ các bồn hoa vươn dậy như được tắm gội dưới ánh sáng dìu dịu, tịnh yên. Một mình ngắm hoa dưới trăng. Một mình ngắm trăng trên hoa. Bất chợt, trong một thoáng nhìn mờ ảo, ánh trăng như vỡ thành những bụi tuyết, lãng đãng rơi trên những cánh hoa dưới sương đêm lóng lánh[1].
25/11/2021(Xem: 9317)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]