Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể

07/11/201718:48(Xem: 2801)
Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể

Bao Nha Trang (2)

Bão Damrey đi qua. Chuyện bây giờ mới kể.
 
NƠI ẨN TRÚ TRÁNH BÃO



Nhà thấp nhất trong xóm. Mái tole. Cửa gỗ. Sàn gác gỗ sao. Nó khiêm tốn lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố với beton cốt thép, cửa sắt, cửa kính chịu lực... Diện tích gian dưới của căn nhà cấp 4 này chỉ 24 mét vuông, chia thành hai gian, bếp và nhà vệ sinh chiếm hết gần một nửa, còn lại chừa cho gian phòng khách chật chội với bàn ghế, divan, tủ sách, chỗ để hai chiếc xe máy...

Vậy mà vào lúc sáng sớm, khi cơn bão Damrey dữ tợn bắt đầu đổ bộ vào đất liền, hung hăng sấn vào lòng thành phố biển Nha Trang, căn nhà khiêm tốn trong hẻm nhỏ này là nhà duy nhất mở cửa để đón nhận 15 người khách lỡ đường chui vào nương trú để tránh bão. Duy nhất. Vì mọi nhà xung quanh đều đã cửa đóng then cài kín bít từ đầu tối hôm trước.

Bắt đầu từ 4h15, khi ngoài phố nước đã ngập trắng, không còn thấy đâu là đường đi, đâu là vỉa hè, gió giật từng cơn hung bạo... một cánh cửa gỗ mở hé ra, vừa đủ cho một người bên ngoài chen lách vào bên trong. Một người, một người, thêm một người, rồi thêm người khác nữa, người trước gọi thêm người sau bên ngoài đầu hẻm chạy vào... rồi chen chúc nhau trong gian phòng khách chật hẹp.

Đó là một chị đứng tuổi nhà ở dưới Cửa Bé, chở hàng tạp hóa chất đầy trên chiếc xe đạp điện lên thành phố bán cho có đủ về trả tiền vay góp, bán ráng cả đêm, sáng về được nửa đường thì bão vào đến, xe chạy hết nổi, người và xe cùng hàng hóa bị quật ngã nghiêng, phải cố đẩy xe vào đầu con hẻm, rồi quăng thí đó mà chạy vào sâu bên trong hẻm tìm nơi lánh nạn. Đó là một chàng trai trẻ tuổi đôi mươi, tuy có khoác chiếc "áo mưa ăn liền" vẫn ướt sũng từ ngoài vào trong, môi tím tái, co rúm người vì lạnh run, nói không ra hơi. Đó là một cô gái đi làm xa vừa xuống ga tàu lửa với hai vali hành lý, được chú xe ôm chở liều về nhà ở đường Hùng Vương, nhưng đến được ngã ba Nguyễn Thiện Thuật- Lê Thánh Tôn thì cả hai người và xe đều bị gió mạnh quật ngã giữa phố nước, phải bỏ xe mà chạy vào hẻm ẩn nấp. Đó là một anh công nhân xây dựng, làm tăng ca ở công trường dưới Cầu Đá, nhà thì ở tuốt trên Thành-Diên Khánh, ỷ y bão sẽ không vào đến, mà có vào cũng không đến nỗi  lớn dữ, nên về không kịp, xe ngập nước tắt máy, gồng mình dắt bộ một đoạn dài thì bão đuổi đến sau lưng, hoảng hốt đẩy xe chạy vào con hẻm ẩn náu, sắc diện vẫn còn lộ rõ nỗi kinh hoàng…

Bên kia đường, đối diện với con hẻm nhỏ này, là một khách sạn 5 sao sừng sững hoành tráng, là một trụ sở của UBND Thành Phố khang trang đồ sộ, nhưng đều tường cao rào kín, cửa bít cổng che, cho nên những người lỡ đường gặp hoạn nạn chỉ có nước chạy vào con hẻm nhỏ để cầu may tìm nơi ẩn trú. Và may thiệt, nhân duyên đã đưa đẩy cho họ gặp được căn nhà nhỏ có cánh cửa gỗ hé mở, mở ra rồi đóng sập lại, lại mở ra rồi đóng vội, để đón tiếp từng người, khi ngoài kia mưa vẫn xối xả, gió mỗi lúc càng cuồng nộ thổi giật hú gào...

Ba người trong nhà nhỏ đón tiếp mười lăm người  bên ngoài hoàn toàn xa lạ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà bỗng dưng trở thành thân quen, như đã gặp nhau, biết nhau từ thuở não thuở nào rồi. Ai đang đói bụng thì có bánh mì nguội chấm sữa, có mì gói nóng hổi vừa thổi vừa xì xụp; ai đang ướt lạnh thì có áo quần khô lành lặn của gia chủ gửi tặng để thay ngay lập tức. Ấm lòng. Ấm người. Run rẩy lắp bắp thì từ từ đã hồi sức, nói năng ra câu ra điêụ. Lạc hồn thì dần dần đã hoàn hồn an tâm. Khi đã hoàn hồn rồi, bão cũng đã dần đi qua rồi, những người trú ẩn mới có thời giờ nhìn ngắm trên bốn bức vách đã và  đang còn  ôm lấy họ như vòng tay thân ái suốt mấy tiếng đồng hồ qua, để thấy những khung hình lộng kính có bản Kinh Từ Bi, có hình ảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni,  bên góc phải là tượng gỗ lũa Sư Tổ Bồ Đề, tượng ngài Tuyết Sơn, tượng đức Di Lặc cười toe toét trấn an… Chỉ là gian phòng khách, không phải gian thờ phụng, nhưng luôn luôn ấm cúng, thanh thoát, và cởi mở thân thiện đón nhận bất cứ một ai bước qua khung cửa.

Người  đàn ông chủ hộ của nơi trú ẩn nhỏ bé này không có mặt vào thời khắc đó, vì đang bận trực ở nhà từ đường cổ kính để canh giấc ngủ cho mẹ già, chỉ biết được tình hình an nguy ở nhà riêng của mình qua liên lạc điện thoại trước khi hết pin và cúp điện toàn tỉnh.

Ngay những giây phút nhận được tin báo, hắn ta, người chủ hộ, đã cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Hắn mừng vui vì từ đây về sau mình sẽ hoàn toàn an tâm khi những người thân của mình đã tự ý tự động làm được những việc thiện nguyện mà không cần phải có sự hiện diện của mình, không cần phải đợi nghe mình mở miệng kêu gọi, khuyên bảo, chỉ dẫn hay nhắc nhở. Rất an tâm và vui mừng khôn tả.

Bão đã đi qua. Gió đã lặng dần, mưa còn lất phất bay, Từng người, từng người, từng người  rời khỏi nơi trú ẩn để về với nhà, với gia đình, với những lo toan bề bộn sau cơn bão hung tàn khủng khiếp… Gian phòng khách mới chật chội đó mà bổng dưng rộng thoáng rộng thênh, bắt đầu đón những tia nắng đầu tiền rọi chiếu qua hai khung cửa gỗ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn…

Hắn ta, người chủ hộ, viết những dòng này không phải để kể lễ báo công báo thành tích của ai, mà chỉ muốn gửi đi một thông điệp đến thập phương bá tánh:

“Hãy mở lòng mình ra trước, thì tất cả mọi cánh cửa đều sẽ tự động mở toang theo để đón lấy thiện duyên. Đừng đóng bít đóng kín kẽ quá, sẽ không thấy hiểu được hết  ý nghĩa và sự nhiệm mầu của cuộc sống!”

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 2679)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2350)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2741)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12024)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5093)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12499)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3547)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25228)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 18939)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
01/10/2007(Xem: 7451)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567