Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ ra mắt sách “Vũ khí T T” của nhà sư Việt Nam tại Geneva thành công bất ngờ

21/07/201516:38(Xem: 16825)
Lễ ra mắt sách “Vũ khí T T” của nhà sư Việt Nam tại Geneva thành công bất ngờ

 

Lễ ra mắt sách “Vũ khí T T” của nhà sư Việt Nam tại Geneva thành công bất ngờ

Ra mat sach vu khi tinh thuong (4)

 

Tôi sửng sốt khi nhận được giấy mời từ văn phòng Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ -   Invitation for releasing “T. T. Weapon book at UN Geneve”. Tôi giật thót mình và sợ rằng bị bom thư hay bị bọn khủng bố gửi gì đó vì thấy có từ weapon, tức là vũ khí. Tôi không mở 2 file đi kèm vì tin rằng loại thư này đến hòm thư của mỗi chúng ta rất nhiều mỗi ngày.

 

Ngày hôm sau, tôi nhận được điện thoại của anh Hồng, bạn tôi, một doanh nhân Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Úc. Anh thông báo rằng sách của thầy chúng tôi, thầy Huyền Diệu, được Liên hợp quốc tổ chức giới thiệu tại Thụy Sỹ. Tôi bất ngờ và mừng muốn khóc. Bởi sách của thầy chúng tôi được giới thiệu tại một tổ chức thuộc diện lớn nhất thế giới thật rồi ư. Hơn nữa, được mệnh danh là “tiến sỹ văn hóa đọc” mà lại chuyên lo mảng quan hệ quốc tế và bản quyền cho hội Xuất bản Việt Nam, đối với cá nhân tôi, việc sách của người Việt bằng tiếng Anh là rất cần và lễ ra mắt sách tại những nước lớn, tại những nơi có uy tín lại càng quan trọng.

 

Thế là tôi quay lại thùng rác, mở 2 file đã bị xóa đi ra xem. Hóa ra chương trình quan trọng này diễn ra tại thư viện Liên hợp quốc tại Geneva như một sự kiện đặc biệt. Hóa ra tên của chương trình là: Vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong việc thúc đẩy hòa bình (The Role of Religious Leaders in Promoting Peace). Sự kiện hiếm hoi này diễn ra hồi 12h30 thứ 4 ngày 15 tháng 7 năm 2015.

 

Tôi đọc kỹ hơn về nội dung mà Liên hiệp quốc viết trong thư mời và thấy thật tuyệt vời. Nguyên văn như sau:

 

Some of the most bitter conflicts in history have been rooted in and perpetuated by religious intolerance. Yet, spirituality and religion can also be important avenues for greater understanding and has the power to unite people across divides. In a world that continues to experience all too high levels of instability and conflict, it is important to examine the role that religious leaders can play in promoting peace, rights and well-being. With the launch “T.T. Weapon: The Most Powerful Weapon in the World”, a personal account by The Venerable Thich Huyen Dieu, a well-known Vietnamese monk and spiritual leader, of his own efforts in nurturing tolerance across communities, this UN Library Special Event contributes to the ongoing conversation about how religious leaders of all faiths and backgrounds can harness their particular links with communities to help build a better world.

Phật ơi, sâu sắc và ý nghĩa quá. Liên hợp quốc thông báo rằng, chính tôn giáo và tâm linh dóng vai trò rất quan trọng để càng ngày các bên mâu thuẫn hiểu nhau hơn và nó có sức mạnh kết nối, thống nhất loài người xuyên biên giới. Rằng trong thế giới đang có những sự mất ổn định và mâu thuẫn ở mức cao như thế này thì vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh vai trò của các nhà lãnh đạo tôn giáo để họ có thể tạo dựng hòa bình, quyền con người cũng như thịnh vượng toàn cầu. Với việc ra mắt sách “Vũ khí T. T – loại vũ khí mạnh nhất thế giới” được viết bởi Hòa thượng Thích Huyền Diệu, một nhà sư, một lãnh đạo tâm linh Việt Nam nổi tiếng, bằng những nỗ lực của chính Ngài để nuôi dưỡng lòng độ lượng trong rất nhiều cộng đồng là một sự kiện đặc biệt của thư viện Liên hợp quốc nhằm đóng góp cho việc xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn.

Trong chương trình có sự tham gia và dẫn dắt của Tổng giám đốc thư viện Liên hợp quốc Charlotte L. Warakaulle, có phát biểu của ông Nguyễn Thành Trung, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền kiêm Đặc phái viên Thường trú của Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Rồi có cả phát biểu của ông Monsignor Richard A. Gyhra, bí thư thứ nhất kiêm quan sát viên thường trú của tòa thánh Vatican tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Và dĩ nhiên là có phần trình bày của thầy của chúng tôi, tác giả cuốn sách, Hòa thượng Thích Huyền Diệu.

Thế rồi tôi tìm cách thông báo cho quý doanh nhân Phật tử, đồng nghiệp, quý Phật tử,  người thân mà tôi quen biết để chia vui. Rồi tôi báo cho bạn bè làm trong nghành bản quyền, xuất bản, phát hành sách, thư viện. Hầu hết mọi người đều bất ngờ. Tin vui cứ vậy lan tỏa khắp nơi.

Tôi cũng tìm cách liên lạc với thầy của chúng tôi. Tìm mọi cách mà không được. Thế rồi đột nhiên thầy Huyền Diệu gọi về. Hóa ra thầy đang ở Anh quốc. Thầy tôi xúc động lắm. Thầy bảo, từ nhiều thế kỷ qua, nhiều cường quốc thi nhau chế tạo vũ khí sát thương nhằm mong đóng góp hoà bình, nhưng tới nay thì chúng ta đã thấy hậu quả ra sao rồi. Thầy Huyền Diệu mong vũ khí TÌNH THƯƠNG - T.T. Weapon của chúng ta sẻ mở một trang mới cho mọi người.

 

Lát sau tôi mở hòm thư email. Thầy Huyền Diệu viết về cho tôi rất ngắn gọn “Anh mà qua được thì hay quá. Mấy thầy trò minh cố gắng sản xuất vũ khí Tình Thương T.T. để cứu giúp chúng sinh. Xin anh Hùng và chư thân hữu cầu nguyện cho việc thành công. Rất tri ân”.

 

Tôi vào phòng Phật ngồi thiền rồi lễ Phật. Tôi nguyện và cầu cho sự lan tỏa của sự kiện này, của cuốn sách này đến khắp muôn nơi trên thế gian. Tôi ngồi mở lại cuốn sách “Khi mặt trời lên” của thầy Huyền Diệu mà chúng tôi và Thái Hà Books đã tâm huyết và hết mình làm viêc để xuất bản năm ngoái. Niềm hân hoan lan tỏa khắp thân và tâm của tôi. Thật là khó tả.

 

Hôm sau tôi còn nhận thêm email nữa của thầy của chúng tôi. Thầy mong tất cả chúng ta cùng tham dự và hỗ trợ phát triển vũ khí Tình Thương  T. T. mà thầy đã nghiên cứu, thí nghiệm từ nhiều năm qua, áp dụng rất thành công trong nhiều trường hợp, đặc biệt là giúp chiến tranh Nepal chấm dứt trong sự nhiệm mầu mà nhiều cường quốc sản xuất vũ khí sát thương đã vô cùng ngạc nhiên. Rằng thầy rất tiếc là phương tiện quá hạn chế nên vũ khí T T và phương pháp thần kỳ này bị hạn chế.

 

Tôi nhắm mắt lại và tìm nghĩ cách bay sang Thuy Sỹ tham dự sự kiện quan trọng và ý nghĩa này. Thời gian thì gấp quá. Bao việc đời cuốn lôi tôi ghê quá. Sao bây giờ! Nhưng cũng như thầy tôi, tôi cũng rất tin tưởng rằng tất cả chúng ta cùng đóng góp cho hoà bình an vui cho cả nhân loại, trên toàn thế giới.  

 

Tôi chắc chắn rằng bạn cũng đang rất vui. Xin tiết lộ thêm nữa nhé: Có khoảng 110 quốc gia và tổ chức quốc tế đến tham dự. Xin đăng vài bức ảnh của sự kiện đặc biệt này để chúng ta cùng nhau cảm nhận và nắm chặt tay là một cho một thế giới hòa bình và thịnh vượng.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

 


Ra mat sach vu khi tinh thuong (4)Ra mat sach vu khi tinh thuong (3)Ra mat sach vu khi tinh thuong (2)Ra mat sach vu khi tinh thuong (1)
UN Library_Thich Huyen Dieu_1UN Library_Thich Huyen Dieu_2UN Library_Thich Huyen Dieu_3UN Library_Thich Huyen Dieu_5


UN LIBRARY SPECIAL EVENT – Programme
 

 

Book Launch and Panel Discussion: The Role of Religious Leaders in Promoting Peace

Venue: Library Events Room (B-135), Palais des Nations, Building B, 1st Floor

Date: Wednesday, 15 July 2015

Duration: 12:30 p.m. – 1.30 p.m.

Preceded by a reception at 12:00 p.m.

 

Summary:

 

Some of the most bitter conflicts in history have been rooted in and perpetuated by religious intolerance. Yet, spirituality and religion can also be important avenues for greater understanding and has the power to unite people across divides. In a world that continues to experience all too high levels of instability and conflict, it is important to examine the role that religious leaders can play in promoting peace, rights and well-being. With the launch “T.T. Weapon: The Most Powerful Weapon in the World”, a personal account by The Venerable Thich Huyen Dieu, a well-known Vietnamese monk and spiritual leader, of his own efforts in nurturing tolerance across communities, this UN Library Special Event contributes to the ongoing conversation about how religious leaders of all faiths and backgrounds can harness their particular links with communities to help build a better world.

 

 

Programme:

                       

Moderator:    Charlotte L. Warakaulle, Chief, UNOG Library

                       

12:30-12:33    Welcome Remarks: (3 mins)

                        Charlotte L. Warakaulle, Chief, UNOG Library

 

12:33 -12:38  Introductory Remarks (5 mins)

H.E. Mr. Trung Thanh Nguyen, Ambassador and Permanent Representative of the Socialist Republic of Viet Nam to the United Nations Office and other international organizations in Geneva

 

Speakers: 

12:38-12:48    Venerable Thich Huyen Dieu, author, Abbot of Viet Nam National Buddhism Temple in Nepal (10 mins)

                       

12:48-12:58    Monsignor Richard A. Gyhra, First Secretary, Permanent Observer Mission of the Vatican to the United Nations Office and other international organizations in Geneva

                        (10 mins)

 

12:58-13:28    Q & A session (30 mins)       

                       

 

13:28-13:30    Closing Remarks (2 mins)

 

                        End of Library Talk

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 3247)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
15/06/2024(Xem: 1446)
Sau khi bang Niedersachsen của ông Tiến sĩ Albrecht thu nhận hơn 1.000 thuyền nhân từ chiếc tàu Hải Hồng, phân phối đi các vùng trong bang nhưng đông nhất vẫn là thành phố thủ phủ Hannover. Các thuyền nhân tỵ nạn này vừa từ cõi chết đi lên, nên rất cần một chỗ dựa cho tâm linh. Sau chuyến vượt biên thoát nạn, họ đã cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu vớt nếu là người Công giáo. Còn Phật giáo họ sẽ niệm Mẹ hiền Quán Thế Âm, hai hình tượng đã in sâu vào tâm thức, họ tin chắc hai Vị này đã ra tay cứu độ đưa họ đến bến bờ bình yên.
12/06/2024(Xem: 780)
Lời người chuyển ngữ: Thông thường khi nói đến ngồi thiền hay thực hành chánh niệm chúng ta lập tức nghĩ đến việc ngồi yên, ngồi một cách nghiêm trang và chú tâm vào hơi thở hay những cách khác (tùy theo phương pháp chỉ – quán…). Tuy nhiên chúng ta cũng nghe đến tứ oai nghi đi – đứng - nằm – ngồi, nghĩa là ta có thể giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh và tư thế, điều này phụ thuộc vào năng lực, ý chí của mỗi cá nhân. Trong lá thư gởi độc giả của tạp chí Lion’s Roar (Sư Tử Hống), ngày 51/05/24 có đề cập đến việc ứng dụng và thực hành chánh niệm trong sự di chuyển động, trong lá thư này có dẫn lời của Francis Sanzaro một nhà leo núi chuyên nghiệp và cũng là một Phật tử đã áp dụng chánh niệm trong việc leo núi. Việc ứng dụng chánh niệm trong sự vận động hàng ngày đôi khi tôi cũng có chút xíu kinh nghiệm. Tôi thường chạy bộ, bơi lội… và giữ chánh niệm và cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn là khi ngồi nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Tôi nhận thấy mọi người ai cũng có thể áp dụng thực hành chán
12/06/2024(Xem: 748)
Sống ở đời, mọi người chúng ta ai ai cũng đã từng ít nhất một lần buộc miệng than: “Sao khổ vậy trời? Sao khổ thế này?”. Khổ là bản chất của đời sống hiện hữu, khổ là tất yếu vì sự thay đổi của vô thường. Đã sanh làm người, đã sống trong đời thì không thể tránh khỏi khổ, cho dù đó là tỷ phú cực giàu, tổng thống cực quyền hay là kẻ ăn mày khố rách áo ôm. Khổ có vô vàn nhưng chung quy lại không ngoài: Sanh, già, bệnh, chết, muốn mà không được, thương phải chia lìa, ghét phải chung đụng, thân và tâm đầy phiền não như lửa cháy. Khổ vì sanh – tử là điều bất khả kháng, khổ vì những ác nghiệp đã chín muồi thì cũng không thể tránh được, duy cái khổ của sự mong cầu, ham muốn, thèm khát là điều mà chúng ta có thể làm giảm thiểu hoặc tránh được.
04/06/2024(Xem: 961)
Ta lên núi, học làm Tiên nhẫn nhục, Mặc thói đời nhân ngã với thị, phi! Mây có hẹn, mà quên về cũng được, Gió có lay, trăng nghiêng ngã hề chi!
02/06/2024(Xem: 1352)
Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếu Thiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?
30/05/2024(Xem: 947)
Đại Trí Độ Luận nói: “Biển cả Phật pháp, tin thì vào được”. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín làm tay. Như người có tay, đến nơi trân bảo, tùy ý nhặt lấy. Nếu người không tay, chẳng được thứ gì”. Cũng có câu: “Vừa vào cửa tín, liền lên Tổ vị”. “Mũi Tên Xuyên Vách” ra đời góp một niềm tin nhỏ cho người sơ cơ, chắc không tránh khỏi lỗi lầm. Rất mong bạn đọc bốn phương bổ chính để được tốt hơn trong những lần tái bản tới. Xin thành thật tri ân.
24/05/2024(Xem: 9104)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúc và suy tưởng. Những bước chân đơn độc của Thầy đã đi bốn vòng đất nước trong nhiều năm qua, để tu hạnh đầu đà là điều khó làm, không phải ai làm cũng được. Một hình ảnh chưa từng nhìn thấy, dù là trong tiểu thuyết hay phim ảnh: hàng trăm người dân, có khi hàng ngàn người dân, cùng ra phố bước theo Thầy, lòng vui như mở hội, niềm tin vào Chánh pháp kiên cố thêm.
17/05/2024(Xem: 745)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con người chế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gian. Bản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó. Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con người, vạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.
17/05/2024(Xem: 1631)
Phần này ghi lại vài nhận xét về bản chữ quốc ngữ Sấm Truyền Ca và Lập Quốc Kinh, qua lăng kính của chữ quốc ngữ từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm đồng thời. Rất tiếc là chưa tìm ra bản Nôm Sấm Truyền Ca hay Lập Quốc Kinh, do đó bài này phải dựa vào các dạng chữ quốc ngữ viết tay còn để lại. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]