Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)

17/06/201407:38(Xem: 20761)
26. Tập sách của Thầy (Thanh Phi)

blank
Ngày ấy cách nay khoảng 18 năm, con cầm cây chổi lông phủi bụi những cuốn kinh sách được xếp thẳng đứng trên kệ tủ bên cạnh bàn thờ Phật. Tủ kinh này bạn bè thường nói là gia tài của chồng con để lại cho con. Trước đây trong khoảng thập niên 1980 kinh sách rất là hiếm hoi trên đất Úc này, do đó chồng con phải gởi tiền sang Mỹ hoặc Pháp để thỉnh kinh sách, đối với anh tất cả những kinh sách này như là của báu, nên bạn bè mới nói đó là gia tài của anh để lại cho con. Con chưa đủ nhân duyên để đọc các kinh sách ấy, chỉ thỉnh thoảng phủi bụi và thoáng thấy thích cuốn nào thì lấy ra đọc.

Hôm đó trong lúc lau bụi, mắt con chợt nhìn thấy cuốn sách với tựa đề Lễ Nhạc Phật Giáo, tò mò con lấy ra xem. Lật vài trang con biết được sách dạy về nghi lễ, cách tán tụng và xử dụng chuông mõ... con vui mừng lấy cất riêng ra để xem vì thời gian ấy con đang tự mình tu tập, chưa được ai hướng dẫn về nghi lễ và cách tụng kinh. Đọc lời giới thiệu ở trang đầu, con được biết sách này do Đại Đức Thích Như Điển biên soạn và được xuất bản năm 1984 tại nước Đức xa xôi. (Nay là HT Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc.) Con đã biết đến tên Hòa Thượng với nhân duyên như vậy và con đã thầm cảm phục sự cần mẫn mà Hòa Thượng đã thể hiện qua cách ghi chú từng ký hiệu dưới mỗi chữ trong bài kinh, bài kệ để hành giả có thể theo đó mà học cách xử dụng chuông, mõ, linh, tang; cách lên giọng xuống giọng trong bài kinh tụng. Con đã học tụng kinh theo cách hướng dẫn trong sách, nhờ vậy mà sau này khi về Chùa tụng kinh chung với quý Thầy và đại chúng con đã hòa nhập được một cách dễ dàng.

Bẵng đi nhiều năm, sau này con về sinh hoạt tại Tu Viện Quảng Đức, nơi đây có nhiều Chư Tôn Đức đến viếng trong các dịp Đại lễ, nhưng tiếc rằng vì con ở trong ban trai soạn nên những ngày ấy con luôn bận rộn trong bếp, không có dịp dự lễ và diện kiến quý Ngài, chỉ được xem qua hình ảnh mà Thầy Nguyên Tạng post lên Trang Nhà Quảng Đức và nhờ vậy mà con biết mặt, biết tên từng vị rồi cảm thấy như thân quen. Đồng thời cũng qua Trang nhà Quảng Đức con được đọc những bài viết, bài giảng của chư Tôn Đức và qua đó con lại gặp tên của HT Thích Như Điển, cái tên mà con đã “quen” từ lâu. Biết thêm về Hòa Thượng, lòng cảm phục của con đối với Hòa Thượng tăng lên bội phần vì sự uyên thâm Kinh Điển, sự uyên bác qua nhiều ngôn ngữ và vì Hòa Thượng là một người có tấm lòng “Ôn cố tri tân”, luôn luôn tưởng nhớ đến những ân tình cũ và nhiệt tâm dẫn dắt giúp đỡ cho hàng hậu học.

Càng ngày con càng biết nhiều về Hòa Thượng qua những chuyến hoằng pháp ở Hoa Kỳ hàng năm do Hòa Thượng chủ xướng và Thầy Nguyên Tạng có tham gia trong phái đoàn, nên con đã được theo dõi qua Trang Nhà Quảng Đức. Rồi những lần Hòa Thượng qua tham dự Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu, trong dịp này con được diện kiến Hòa Thượng trong lúc Ngài thuyết giảng. Con từng nghe nói Hòa Thượng rất khó và nghiêm, nhưng sao lúc nghe Hòa Thượng giảng với giọng nhẹ nhàng từ tốn, con chẳng thấy Hòa Thượng nghiêm nghị, khó khăn ở chỗ nào, mà trái lại lúc Ngài cười con nghĩ chắc ai cũng cảm nhận được sự an lạc lan tỏa từ Ngài. Con có nhiều nhân duyên để tiếp xúc Quý Ngài, nhưng tánh con ít nói và hay e ngại nên chẳng dám trực tiếp hầu chuyện quý Ngài, chỉ biết đảnh lễ rồi thôi. Do vậy mà nhiều lần Hòa Thượng đến thăm Tu Viện Quảng Đức, con chỉ biết vái chào Hòa Thượng chứ không dám mở lời thỉnh an.

Con nhớ có một lần hình như lúc đó là Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu do Tu Viện Quảng Đức đảm nhận tổ chức, Quý Thầy từ Sydney xuống trước một ngày, Hòa Thượng đã đem theo hai cái bắp chuối và đưa cho Cô Hạnh Nguyên kêu Cô nấu mì Quảng, Cô Hạnh Nguyên đưa cho con nấu, cũng may hôm đó con nấu có lẽ ăn vừa miệng nên sau đó Hòa Thượng có hỏi ai nấu mì Quảng, Cô Hạnh Nguyên đã chỉ con. Rồi sau này có nhân duyên con phụ giúp quý Thầy một ít việc nên Hòa Thượng biết đến con và đã mấy lần trao tay tặng cho con sách do Hòa Thượng dịch hay trước tác.

Mới đây con nhận được cuốn Hương Lúa Chùa Quê do Hòa Thượng viết chung với bào huynh là HT Thích Bảo Lạc. Con đọc cuốn sách đó một cách thích thú tưởng như đang được theo chân quý Ngài trên bước đường dấn thân vì Đạo. Qua cuốn sách ấy con đã am tường phần nào cuộc đời của quý Ngài từ tuổi ấu thơ đến khi bước chân vào Đạo... trải qua bao dâu biển của cuộc đời, và vượt qua bao khó khăn trong đời tu để có những thành đạt ngày hôm nay. Con thật vô cùng ngưỡng phục. Con rất tâm đắc và sẽ ghi nhớ lời Hòa Thượng viết:

Trên trời, dưới đất bốn phía chung quanh tôi đều là ân nghĩa. Tôi không trách móc ai; ngược lại tôi phải cảm ơn họ. Vì không có họ thì sự hiện hữu của mình trên cõi đời này đâu có ý nghĩa gì. Nhờ tất cả mà mình được sống trong sự trưởng thành, được sống trong sự hiểu biết, có tình thương đồng loại bên mình, có được sự hiểu biết và nhận định rõ ràng để tiến tu đạo nghiệp...”.

Con nghiệp dày phước mỏng, chưa đủ trí tuệ để thông đạt lẽ huyền vi siêu tuyệt và mầu nhiệm của giáo lý Phật, chỉ có chút phước duyên hiểu được ít lời dạy của Phật, nhận chân được nỗi khổ của cuộc đời mà cố gắng tu tập. Nhưng chính hành trạng và hạnh nguyện của quý Ngài, tinh thần tích cực tu tập của quý Ngài đã nung đúc con có thêm niềm tin nơi Tam Bảo, tin sâu vào giáo lý của Phật. Con nguyện sẽ theo gương quý Ngài một phần nhỏ nào đó trong việc tinh tấn hành trì tu tập hầu có thể theo chân quý Ngài trên con đường Đạo hôm nay và mãi mãi...

Tùng xanh đứng thẳng giữa trời
Nắng, mưa, Đông, Hạ, sương rơi mặc tình
Tùng xanh vẫn giữ nguyên trinh
Xanh màu lá đậm, đậm tình nghĩa ân.

(Cảm tác khi xem bức hình HT Bảo Lạc đứng dưới cây tùng với lời chú thích “Dù nắng Hạ mưa Đông, tùng vẫn màu xanh lục” [Hương Lúa Chùa Quê, trang 190]. Và ý nghĩa 4 câu thơ này con xin hướng về HT Như Điển).

Nam Mô A Di Đà Phật


Melbourne, Úc Châu, Phật Đản lần thứ 2638 (2014)

Đệ tử Thanh Phi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2025(Xem: 352)
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Giao thừa, lại một mùa xuân trên xứ Đức lạnh lẽo co ro, Danh ngồi đếm từng ngày trên tấm lịch để chờ đón cái Tết Ất Tỵ, năm tuổi của chàng vừa tròn 60. Chàng thường nghe nói, 59 chưa qua 60 đã đến, đấy là những năm đại hạn! Ai qua được ngưỡng cửa 60 sẽ sống thọ lâu.
04/01/2025(Xem: 320)
NỘI DUNG SỐ NÀY: · THƯ TÒA SOẠN, trang 2 · DIỆU ÂM CHUYỂN NGỮ: SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH TAM TẠNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI (Nguyên Siêu), trang 4 · THƯ XUÂN ẤT TỴ (HT. Thích Nguyên Siêu), trang 5 · TẾT VIỆT NAM, TẾT DI LẶC (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 · THÔNG BẠCH XUÂN ẤT TỴ 2025 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 8 · THƯ CHÚC XUÂN ẤT TỴ - 2025 (HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 9 · NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC... (HT. Thích Trí Chơn), trang 11
08/11/2024(Xem: 881)
Phước báu” không tự nhiên mà có. Tuy nhiên được sinh ra làm người là chúng ta đã sở hữu được một loại Phước báu rất lớn rồi. Bởi ta có quyền được lựa chọn giữa việc tạo ác nghiệp hoặc tạo thêm thiện phước cho mình.
22/10/2024(Xem: 612)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la.
17/10/2024(Xem: 1542)
Trong cuộc sống thực tế, rất hiếm gặp những người sở hữu một sức mạnh thầm lặng, biết tự vấn bản thân, trái lại phần đông luôn sống trong những tháng ngày buồn tẻ để rồi khi sóng dậy biển khơi , sợ hãi, chơi vơi, hỗn loạn phiêu du đến rồi đi trong kiếp sống luân hồi.
04/10/2024(Xem: 1107)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến? Một ngày ngổn ngang công việc với hằng trăm thứ lo âu, bắt đầu những giờ phút chạy đua trong cuộc sống vốn dĩ gắn liền với cơm áo, gạo tiền, xa hơn một chút là đời sống trưởng giả, danh vọng và quyền lực. Một bữa ăn sáng vội vã, một ai đó tranh thủ vượt đèn vàng để kịp giờ vào công sở cũng bởi nhịp sống hối hả khiến chúng ta trôi theo không lúc nào ngơi nghỉ, thế nhưng với nhiều người, sự tất bật trong công việc không phải là điều làm người ta mệt mỏi mà điều làm người ta mệt mỏi lại đến từ những điều khác, nó không phải là mớ công việc lao động tay chân, lao động trí óc, không phải là xấp văn bản dày cộm trên bàn làm việc, không phải là lời hối thúc của cấp trên mà nó đến từ lòng người.
02/10/2024(Xem: 1946)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
28/09/2024(Xem: 1044)
Lần đầu tiên y gặp tôi, y chắp hai tay và cúi đầu chào. Tôi rất ngạc nhiên, trong đầu xuất hịện câu hỏi:" Sao y laị biết lễ tiết chào trong nhà Phật?". Tôi cũng chắp tay chào đáp lễ. Mọi người xung quanh cười rần rần vì họ thấy lạ mắt quá. Họ hỏi ý nghĩa của việc đó có nghĩa là gì? Tôi vận dụng cái mớ tiếng Anh ba rọi giải thích cho họ hiểu. Họ có vẻ thích thú lắm. Tôi nghĩ y chào như vậy chắc tuỳ hứng bất chợt nhưng tôi đã lầm. Mọi ngày đều như thế cả, suốt một thời gian dài . Mỗi buổi sáng là y chắp tay chào tôi với nụ cười rạng rỡ... Dần dần có thêm vài người nữa cũng chắp tay chào tôi như thế vào mỗi buổi sáng.
25/09/2024(Xem: 4662)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
23/09/2024(Xem: 2258)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]