Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Duyên thơ kỳ ngộ

31/01/201206:22(Xem: 13612)
27. Duyên thơ kỳ ngộ

Duyên thơ kỳ ngộ

Đêm 14-11-2005

Phạm Quang Ngọc

Hồn thơ thường hay bay bổng như cánh tơ trời, phiêu hốt như ánh trăng suông. Ít khi dạt vào bến bờ văn học nào đó để hội tụ, đàn đúm những ngã rẽ mơ hồ. 

Ở thơ, không có tình tri kỷ tri bỉ như Bá Nha, Tử Kỳ trong âm nhạc. Rất hiếm thứ tình tâm đắc như Xuân Diệu, Huy Cận ở dòng thơ tiền chiến. Đi xa hơn nữa là Rimbaud và Verlaine của nền văn học Pháp thời cực thịnh của trường phái lãng mạn.

Thơ không cần giao tình kết bè, kết nhóm. Thứ thơ nằm ở các Thi - Văn - Đoàn chỉ nặng phần hình thức phô trương lẫn nhau.

Thơ đóng cửa để tự vái nhau. Từ đó đong đưa võng buồn. Tôi quan niệm thế đó, nên đành cam phận lẻ loi, cuộn mình như con sâu đo trên chiếu ngồi của những nhà thơ đương đại.

Tôi lạ ngay chính mình nên thường thảy tầm nhìn hữu hạn ở những dòng thơ quẩn quanh bên mình. Xa hơn, có khi lạc bước trên đường về.

Gần đây, chẳng hiểu vì lý do nào, nhà thơ Mặc Giang ở xứ Nữ Hoàng nắng ấm đã giao tình với tôi qua đường dây điện thoại viễn liên giữa QLD và NSW, không chỉ một lần mà đến năm sáu lần như vậy. Sydney đang độ giao mùa. Thấy vậy mà không phải vậy ! Tôi đâm bần thần, khó nghĩ. Mặc Giang là ai, tôi chưa hề giáp mặt? Nghe giọng nói, tôi đoán nhà thơ chưa già lắm, gốc gác ở Miền Trung khô cằn sỏi đá.

Tôi gọi Mặc Giang là một nhà thơ tự nhiên, thoải mái và không ngượng miệng. Cũng chỉ qua đường dây viễn liên, ông nói chuyện thơ văn với tôi một cách tự tin, thích thú và dí dỏm lạ thường.

Tôi nghĩ, ông tự đóng đô ở vòng đai thơ mình cũng đủ để ông cả cười nhìn thấu trời xanh, hoặc độc ẩm dưới ánh trăng mơ màng. Còn gì nữa? Chẳng hiểu vì thứ duyên thơ kỳ ngộ nào khiến ông lại cả tin tài năng vào người bạn thơ chưa một lần gặp mặt để nhờ viết Lời Bạt cho tập thơ đầu tay có tựa đề Quê Hương Còn Đó, ông dự trù ra mắt giới yêu thơ một ngày gần đây. 

Tôi nói, tôi không hội đủ khả năng viết Lời Bạt cho tập thơ nặng ký (100 bài) của ông đâu! Ông đặt lầm chỗ rồi. Ông nói, chẳng sao! Anh cứ viết thoải mái như lúc anh viết Tạp Ghi trên trang Văn Nghệ (Dân Việt) đó mà! Tôi nói, văn tạp ghi là thứ văn hổ lốn, nghĩ sao viết vậy. Viết cho vui đời mà. Viết cho lời Bạt thơ khó lắm ông ơi! Ông nói, tôi thích lối viết của anh, tinh nghịch và tếu lắm. Anh cứ viết đi, tôi chẳng ngại đâu!

Tôi rung chuông : ông là nhà thơ khác đời . . . Triết lý siêu nhiên tôi rỗng lắm. Viết giới thiệu ông, mối mọt đục rỗng thơ ông thì sao? Có tiếng cười vang trong điện thoại!

Nói qua, nói lại, cuối cùng tôi đã nhận cả năm trăm bài thơ ông gởi xuống cho tôi chong mắt mà đọc. Trong số này, Quê Hương Còn Đó sẽ có 70 bài sắp tới đây. Trước mặt tôi, thơ Mặc Giang cả một tập dày cộm, tràng giang, đại hải. Chẳng sao, mình là người yêu thơ. Đọc thơ để tự tình cùng thơ, còn gì thú bằng !

Trong bài “Tôi Còn Đứng Đó Với Tôi” (trang số 100), chỉ đọc thoáng qua những dòng đầu, tôi đã buột miệng: Ồ lạ nhỉ, nhà thơ này phiêu hốt dữ! Bạn muốn biết ư? Hãy thư thả đọc dùm tôi những câu thơ như “thoang thoảng hương hồn thi bá Vũ Hoàng Chương” ở một cõi âm nào đó đã hòa nhập vào tứ thơ Mặc Giang trên dương trần : 

“Tôi còn để lại gì không”

Tôi không thật có, có không còn gì

Bụi mờ cuốn hút đường đi

Gió lay nhè nhẹ có chi bóng hình

Lững lờ ánh ngọc lung linh

Đèn khuya chợt tắt, giật mình buồn trông

Tôi nghe tiếng gọi dòng sông

Nước trôi mặc nước, dòng sông mặc dòng

Tôi nghe biển gọi mênh mông

Sóng reo mặc sóng, triều dâng mặc triều

Tôi nghe tiếng gọi tịch liêu

Núi nghiêng mặc núi, rừng xiêu mặc rừng ...

Người làm thơ chỉ cần dăm ba bài tuyệt tác để đời đã là một phần thưởng vô giá trên chiếu ngồi văn học. Làm thơ nhiều chưa hẳn đã lên ngôi tiên chỉ, dưới mái đình làng của thơ. Đã nhiều ễnh ương thơ phú cùng mình, tung hứng bất cần thân thể. Điếu đóm bên nhau cũng thơ qua, thơ lại. Ngồi trước đèn, giật tóc sâu lia lịa để nặn ra thơ. Đi ngoài đường như người mất hồn, nhờ thơ dẫn lối. Thơ đó chẳng dám lạm bàn, chỉ đọc cho vui lúc khề khà bên ly rượu. Kể chi ba thứ lẻ tẻ đó . . .

Với Mặc Giang, ông sáng tác với lượng thơ đáng nể. Thơ ông đi theo dòng đời từ Đông sang Tây, xoay quanh tứ hướng. Bởi ông đang thấm nỗi đau của thời đại nhố nhăng đủ mùi vị hỉ, nộ, ái, nố,...

Tôi thầm nghĩ ông đang viết nhật ký thơ. Ông muốn tháp cánh cho thơ bay trên những sinh lộ rộn rã tiếng cười. Dồn khổ đau, bất hạnh xuống vực sâu tăm tối. Phải chăng đó là tâm hồn đôn hậu của một nhà thơ khoác áo . . . ?

Thời đại để hồn lênh đênh theo khói sóng của ả phù dung đã cáo chung. Những ông thi sĩ than mây, khóc gió, giả điên trong tâm thức lượn lờ cũng đã trở thành những đám mây phù phiếm trên vòm trời thi ca đương đại. 

Thi sĩ thời nay phải nhảy xổm với đời. Phải vồ khổ đau, hệ lụy vứt xuống hố thẳm. Phải lừng lững như thông đầu non. Viết như Phùng Quán, yêu nói yêu, ghét nói ghét. Nếu cần, huyệch toẹt cũng chẳng sao ! Ai cười ta, ta hiểu mình là đủ rồi !

Nhà thơ Mặc Giang ạ ! Tôi viết vậy và tôi làm vậy đó ! Như thơ tôi đã hơn một lần :

“Ai như lão trọc Tiêu Sơn ấy

Ôm mộ Quỳnh Như khóc một đời

Ta chẳng phí đâu dòng nước mắt

Chẳng tình chẳng nghĩa chẳng ly bôi

...

Ê, thằng gà chết, sao mầy khóc

Uổng phí hiên ngang cả một trời

Lính trận hề chi ba lẻ tẻ

Dẫu đời sương khói đã ra khơi”

Ông Mặc Giang ạ ! Cuộc đời nào có sá chi, chỉ đáng cho ta buông tiếng cười khì. Tôi thích thơ của Phạm Thiên Thư sáng chói với những dòng lục bát châu ngọc “đầy khoang đào hoa”, với Phạm Công Thiện trí tuệ thâm sâu còn hơn bát nhã. Bên Hoa Kỳ, thơ Huệ Thu - một nhà thơ khoác áo nâu sồng - thấm chất thiền mà cõi lòng u uẩn dưới bóng phương trượng. 

Còn nơi đây, với Mặc Giang, tôi gọi đích danh ông, một nhà thơ dưới bóng diễm huyền, nhưng tung hứng tất cả tấm áo trải dài để nhập vào cõi đời hệ lụy . . .

Như thế chẳng hay hơn sao ???

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2016(Xem: 11591)
Chiều xuống giữa ngàn cây, Sương lam hòa trong mây Cỏ dại lấp lối đi Lữ khách dừng chân nghỉ Lắng nghe tiếng nước chảy Lần theo suối đi mãi Hết đường – một hồ vắng Nước lặng loáng trăng vàng
04/03/2016(Xem: 13497)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
01/03/2016(Xem: 13644)
Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
24/02/2016(Xem: 13936)
Bình Định Quê Hương Tôi
01/02/2016(Xem: 22239)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 51 , tháng 2 năm 2016, • THƯ TÒA SOẠN, trang 2 • NGÀY XUÂN - LỄ PHẬT ĐẦU NĂM (Nguyên Siêu), trang 3 • HUYỀN NGHI, ÂM HƯỞNG, HOÀI CẢM (thơ Phù Du), trang 4 • Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC (Tuệ Như), trang 5 • TRÀ KHUYA & TRĂNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 6 • ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN HÁI LỘC (Pháp Hỷ), trang 7 • ĐẦU XUÂN KÍNH NGUYỆN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 • MÙA XUÂN HOA NGHIÊM (Nguyễn Thế Đăng), trang 9 • BẢN HOÀI CỦA TU SĨ (Ns. Thích Nữ Trí Hải), trang 11 • BIỂN VÀ THƠ (thơ Minh Lương), trang 12 • SÁU PHÁP MÔN MẦU NHIỆM (Thích Thái Hòa), trang 13
22/01/2016(Xem: 5399)
Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩ là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.
09/01/2016(Xem: 14565)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
27/12/2015(Xem: 11500)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
22/12/2015(Xem: 3763)
Năm cũ của nhân loại được khép lại với nhiều xáo trộn, bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội… của mỗi quốc gia, và cộng đồng quốc tế, của mỗi dân tộc và từng cá thể. Nơi nầy nơi kia, chiến tranh, khủng bố, độc tài, kỳ thị, áp bức, bất công… vẫn tiếp tục gieo rắc sự chết chóc, tù đày, bất an và sợ hãi. Khổ đau của con người có khi dâng cao cùng tận, đến độ có thể đẩy xô hàng trăm nghìn, cho đến hàng triệu người phải gạt lệ rời bỏ quê hương, hoặc chối bỏ quyền làm công dân bình thường trên chính đất nước của mình.
18/12/2015(Xem: 7088)
Mỗi chuyến đi đều có mỗi nhân duyên khác biệt. Chuyến đi Ai Lao lần nầy của ba huynh đệ: tôi, thầy Hạnh Giới và chú Hạnh Tuệ cũng có nhân duyên thật là đặc biệt. Thông thường chương trình của Thượng Tọa Phương Trượng được sắp đặt trước một năm, năm nay chúng tôi sang Úc với Thượng Toạ thời gian ba tháng, từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 1 năm 2004. Chuyến đi nầy sẽ ghé Bồ đề Đạo tràng, vì thương quý thầy cô học tăng Việt nam, sinh viên trường Đại học Delhi, Thượng Toạ sang thăm Ấn độ mỗi năm một lần, để quý vị có cơ duyên được gần gũi, được nghe những lời huấn từ của Thượng Toạ và được tu tập bù lại phần lớn thời gian sống đời lưu học sinh, không chùa, phải ở ký túc xá sinh viên hoặc ở nhà trọ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]