Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Triết lý chiếc nôi

27/02/201104:26(Xem: 2212)
07. Triết lý chiếc nôi

NHỮNG HẠT SƯƠNG
Thích Chơn Thiện
Sài Gòn, 2000

[07]

Triết Lý Chiếc Nôi

-ooOoo-

Sau nhiều năm tháng học hỏi triết lý phương Tây, tư duy nhị nguyên và hợp lý đã để lại trong đầu óc tôi một cảm giác mệt mỏi. Khi trở về trầm ngâm với những câu ca dao và chuyện cổ Việt Nam, đầu óc tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái. Đây là cảm nhận và là sự phản ứng có thực của khối lượng chất xám trong đầu; nói đúng hơn, đó mới chỉ là phản ứng của võ não.

Tôi gọi triết lý chiếc nôi là triết lý về những lời ru con của những bà mẹ Việt Nam, và triết lý quanh đèn là triết lý được chuyên chở trong các truyện cổ tích Việt Nam đã được ông, bà, bố, mẹ kể cho nghe quanh đèn sau một ngày lao động vất vả. Ở đó có đủ triết lý về xã hội, về dân tộc, về giá trị, về chọn lựa, về tình yêu, về luân lý và về hành động. Các triết lý ấy đã ướp vào tâm hồn trẻ Việt Nam từ thuở còn nằm nôi. Chiếc nôi của dân tộc đã đong đưa biệt bao tư tưởng về con người và cuộc đời. Vì thế lớn lên người Việt thường có khuynh hướng sống triết lý hơn là nói triết lý.

Lời mẹ ru rằng:

- Ra đi mẹ đã dặn lòng
Cam chua mua lấy, ngọt bồng chớ mua.

Đó là lời dạy về giá trị để chọn lựa; thà là cái chua của cam còn hơn là cái ngọt của bồng. Oâi! hình ảnh của lời ru đã gợi lên trong tôi biết bao là ý nghĩa: chẳng hạn, ý nghĩa về "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", chua của mình hơn là ngọt của người. Triết lý ấy được đặt vài hình ảnh cam, bồng rất thiên nhiên và rất quê hương.

Mẹ lại ru:

- Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Lời ru bàng bạc tình quê hương để lại một tình cảm sâu sắc khó nói hết ra lời, hệt như lời ru:

- Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

Nhớ lại lời ru này là tôi muốn buông hết công việc, bay về quê liền để chở hết những lời ru và những hình ảnh quê hương của mình vào ngay nơi thư viện của mình ở thành phố. Một bài khảo luận thật hay liệu có hay bằng lời ru của mẹ? Tôi tự hỏi.

Mẹ dạy cho thêm tình đồng bào để lớn lên mà xử sự:

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Máu chảy ruột mềm....

Những lời ru này ngày nay xuất hiện trong đầu óc tôi như là một điều khoản của bản hiến chương dân tộc.

Về tình nhà, mẹ ru:

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

- Trời cao đất rộng
Em vọng lời nguyền
Đất trời còn đó, em giữ thuyền thủy chung.

- Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Về tâm lý xã hội con người, mẹ dạy:

- Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.

- Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời trọc phú mà thương dân nghèo.

Sao những lời ru này đánh thức dậy trong tôi nhiều tư tưởng lạ! Lời ru đã để lại một giá trị kinh nghiệm sự thật về tình đời, đúng là khuôn vàng thước ngọc. Tôi tưởng tượng ra nếu tôi ở vào bất cứ vị trí nào trong cuộc đời này thì lời ru trên của mẹ vẫn là khuôn vàng thước ngọc.

Mẹ còn trao thêm cho lời ru khuôn vàng thước ngọc khác của một triết lý hành động nữa:

- Ru hời ru hởi là ru
Bên cạn thời chống, bên sâu thời chèo.

Tôi nhận ra đây là triết lý sống của mình, tự điển giải rằng: sống ở đời phải bám chặt mục tiêu, nhưng phải biết tùy duyên mà sống, như chèo thuyền trên sông thế nào cho thuyền đến bến thì thôi, đừng có cố chấp là chống hay chèo, đúng như lời mẹ dạy:

Người đời hay bảo: mèo gì cũng được, hể bắt được chuột thì thôi, hẳn là cùng một ý. Nhưng hẳn là hình ảnh mẹ ru thì hiền lành, nhẹ nhàng và mát mẻ hơn hình ảnh "mèo bắt chuột" nghĩ vậy tôi hết lòng thán phục người mẹ Việt Nam của mình.

Giờ tôi chỉ còn mường tượng rằng lời ru của mẹ tôi đã dạy đủ tất cả, đã trao đủ tất cả vốn liếng cho tôi vào đời dù hoạt động ở phương trời nào. Hình như mẹ đã tính trước chuyện nghèo nếu như không có được điều kiện: "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Thì chỉ một chiếc nôi của mẹ cũng đủ sống dài cả thiên niên kỷ. Mai kia nếu tôi có trở thành một nhà giáo dục thì tôi tin rằng chiếc nôi của mẹ cũng đủ dựng lên một triết lý giáo dục hiện đại không thua kém người. Có lẽ tôi phải lục lọi cho đủ hết lời ru của người mẹ Việt Nam mới đủ làm chứng cho lòng tin của mình.

Dạy về lòng biết ơn, biết nghĩa, mẹ ru:

- Uống nước nhớ nguồn...

- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây....

- Uống bát nước ngọt, nhớ ơn người xây giếng tròn.

Về lòng nhân, mẹ ru như truyền sang niềm tin đạo đức về một sự thật ở đời:

- Ở cho có đức có nhân...

- Trời nào phụ kẻ có nhân
Người mà có đức muôn phần vinh hoa.

- Đấng trượng phu đừng thù mới đáng,
Đấng anh hùng đừng oán mới hay.

Về đức tính nhường nhịn, khiêm tốn để xử sự với anh em làng nước:

- Ai nhất thì tôi nhì
Ai mà hơn nữa, tôi thì thứ ba.

Về tình cảm lời ru sau đây gợi lên thật nhiều thứ tình cảm trong tôi mà tôi phân vân không biết đặt tên cho nó là gì:

- Đói lòng ăn nữa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương.

Triết lý của mẹ thật là kỳ! Nghe thì lưng mà đầy! nghe như thiếu mà đủ! sống là đi tìm người thương. Mỗi người đi tìm một người thương ở phương trời của mình. Dù là ai, dù là ở phương trời nào thì cái triết lý "ăn nữa trái sim" và "uống lưng bát nước" vẫn tuyệt! và cái hình ảnh "đi tìm người thương" vẫn chứa đầy những tư tưởng lạ!

Mà cuộc sống hầu như là một cuộc tìm kiếm. Và kỷ thuật chờ đợi, mẹ dạy là "ăn nữa trái sim" và "uống lưng bát nước". Thú thực, dù đã lớn rồi, tôi vẫn chưa hiểu hết ý mẹ trong lời ru đó. Nhưng cứ như có cái gì thu hút tôi vào, chìm vào trong lời ru ấy.

Cái hình ảnh đầu tiên mà tôi bắt gặp ở lời ru trên là hình ảnh chịu thương, chịu khó và thật là tình người.

Mẹ Việt Nam còn ru biết bao lời ru khác nữa. Mẹ hát ru cả những lời ca dao mà nếu kiết tập lại thì có lẽ ta có được một pho sách lời ru của mẹ, hay là triết lý chiếc nôi, tợ như bộ kinh thi của Trung Hoa, làm nên trái tim văn hóa dân tộc. Mẹ không hề ở chính trường, mà lời ru của mẹ đi theo vào chính trường để trao cho người con thân thương của mẹ một khuôn vàng thước ngọc nào đó. Chẳng hạn như lời ru:

- Thế gian chẳng sợ anh hùng,
Thế gian chỉ sợ người khùng người điên.

Phải chăng mẹ dạy hãy coi chừng kẻ khùng điên! Hãy nhớ tránh xa! Hãy đừng có dồ ai đến tâm lý khùng điên, hậu quả sẽ không lường được, nhất là đối với nhân dân.

Mẹ không phải là một nhà đạo học hay là một nhà hiền triết nhưng kinh nghiệm sống của mẹ thì thật là hiền triết:

- Kinh đô cũng có người rồ
Man di cũng có sinh đồ trạng nguyên.

Tôi liên tưởng đến một câu nói của Lão Tử rằng: "thấy cái xấu mà không thấy cái tốt của cái xấu ấy là không thật thấy. Thấy cái tốt mà không thấy cái xấu của cái tốt ấy cũng không phải thật thấy". Tôi thấy lời ru ở đây của mẹ hiền lành mộc mạc mà chẳng kém phần triết lý, chẳng kém phần thâm trầm, đẹp ơi lời ru của mẹ!

Đề tài ru của mẹ thì có rất nhiều. Mẹ hát cả lời ca dao. Vì thế nhiều câu cao dao đủ thể loại đã thành lời ru của mẹ như là:

- Hởi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Mẹ không phải là nhà thơ, mà lời ru cũng tràn đầy thi vị. Chỉ điểm qua một ít lời ru còn sót lại trong ký ức mà tôi đã cảm thấy mình như đang có một pho sách triết quí giá rồi. Phương chi thuở nhỏ tôi ước mơ lớn lên sẽ học mãi cho đến khi thông thái để có đủ lời lẽ mà ca ngợi mẹ. Thật là hổ thẹn, giờ tôi đã lớn rồi, lớn nhiều rồi mà vẫn chưa hiểu tim và óc của mẹ, lời cũng không đủ để nói lên cho hết những lời ru của mẹ, học qua cấp đại học rồi mà vẫn chưa viết nổi một triết lý về chiếc nôi của mẹ. Tôi tự nghe buồn lạ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7759)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
01/09/2010(Xem: 2679)
Vườn hoa Phật Giáo mênh mông, với nhiều sắc thái thành muôn màu rực rỡ. Mỗi đóa hoa đều có sắc có hương, để thành vẻ đẹp đặc thù của Phật Giáo. Chúng ta thấy đại dương rào rạt bao la không bờ bến, nhưng giọt nước nào cũng mang vị mặn của muối. Chánh Pháp của Đức Như Lai vô lượng vô biên, nhưng pháp nào cũng đều mang hương vị của giải thoát.Mỗi Vị Tôn Đức hoằng pháp đều có một phong cách riêng, có những tư tưởng nhận định riêng. Vị nào còn trẻ khoẻ thì thích đi hoằng pháp các nơi.
28/08/2010(Xem: 2350)
Du Hôn (truyện ngắn của Nhật Hưng)
27/08/2010(Xem: 2741)
Tuy không phải là bạn thân nhưng tôi quen biết anh ấy từ lâu, thời còn ở trung tiểu học. Anh ấy thuộc một gia đình khá giả, bố mất sớm, thông minh học giỏi. Ra trường, làm việc cho một công ty lớn, được cấp nhà ở, và ai cũng có thể thấy ngay anh là một người thành đạt, có một tương lai xán lạn và là niềm hãnh diện cho gia đình. Nhưng…những chữ nhưng thường làm dang dở cuộc đời. Có nhiều chuyện thật oái oăm và không thể lường trước được có thể xảy ra làm thay đổi một cuộc đời. Và những chuyện không ngờ đó một hôm đã xảy ra, đã đưa anh vào cảnh tù tội một cách oan ức.
17/08/2010(Xem: 12024)
Lâu nay tôi thường cùng các thi văn hữu trao đổi với nhau những bài thơ, câu đối như là một thú vui tao nhã. Về thơ thì tôi vừa mới tập hợp thành tác phẩm Mưa Hè (nhà xuất bản Hồng Đức - quý hạ 2013). Riêng về câu đối, với tính chất riêng của nó, tôi tập hợp thành tập Thiền Lâm Ứng Đối hợp tuyển này, bao gồm một số câu đối trước đây đã được in và phát hành dưới dạng “Lưu hành nội bộ”, và một số câu đối đã được làm trong thời gian sau này. Những câu đối trong tập cũ in lại có hiệu đính, phần nhiều ở câu dịch nghĩa. Đa số những câu đối có nhân duyên từ các chùa trong tỉnh, ngoại tỉnh và một số chùa ở nước ngoài nhờ làm để trang trí. có câu còn ghi chú rõ, có câu tôi không còn nhớ làm cho chùa nào, ở đâu. Kính xin chư Tôn đức cùng quí chùa hoan hỉ.
10/08/2010(Xem: 5093)
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
16/07/2010(Xem: 12499)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
08/07/2010(Xem: 3547)
Ngày Về Nguồn được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại chùa Pháp Vân, Canada đã khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Họ xôn xao có lẽ một phần bỡ ngỡ trước danh từ Về Nguồn, vì một số không được cái may mắn có nguồn để về. Họ không cảm thấy rung động khi nghe câu ca dao: Cây có gốc mới xanh cành tươi ngọn Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
28/06/2010(Xem: 25228)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
28/06/2010(Xem: 18939)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567