Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Tết Của Hạc

22/06/201304:35(Xem: 2421)
Ngày Tết Của Hạc
hoa_mai_5Ngày Tết Của Hạc
Thiên Hương
- - -o0o- - -

 

Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu.  Cơn mệt từ đâu ập đến, Hạc chợt muốn ngồi bệt xuống lề đường, gục đầu vào hai cánh tay chìm thẳng vào giấc ngủ.  Hai chân rời rã, cổ họng khát khô, cái mệt, cái buồn đổ ập lên cô, con đường thật vắng, cái nắng quái buổi chiều thật buồn, vậy mà trời đang vào Tết đó, cái Tết đang ở đâu khi cái tôi đang rã rời trong một khí hậu kỳ quặc ở đây.  

Cánh cổng gỗ thô sơ trước một căn nhà nhỏ đã hiện ra trước mắt, Hạc bước vào, đi dưới rặng cây leo xanh loáng thoáng những bông hoa tím, hồn chợt nhẹ xuống, thân chợt đỡ mệt hẳn đi khi những hương hoa nhè nhẹ trong khu vườn nhỏ vờn quanh cô.   Bước lên thềm cửa, Hạc đẩy nhẹ cánh cửa gỗ, mùi nhang thơm ngát tỏa ra từ những bát nhang trên bàn thờ Phật, Hạc quỳ xuống, chắp tay ngước mặt nhìn lên khuôn mặt nhẹ nhàng thanh thoát của bức tượng Phật Quan Âm, cô rán nén những tiếng nấc nghẹn trong lồng ngực, niệm Phật nho nhỏ, lúc đầu những tiếng niệm còn đứt quãng, xen lẫn tiếng nấc, dần dần đôi mắt cô cũng ráo khô, tiếng niệm Phật cũng trôi chảy dễ dàng hơn.  Đến lúc hồn lắng hẳn xuống, cô gục mặt vào bàn tay, quên, quên hết, gắng không nghĩ, không nhìn một vật gì, để mặc mùi khói nhang, mùi hoa quấn quít quanh mình, và để quên mình đang hiện hữu.

Một bàn tay đặt nhẹ lên vai, Hạc ngửng mặt lên nhìn.  Chị Diệu đang nhìn cô thật hiền từ, dịu dàng nói:  "Vào đây uống miếng nước trà cúc đi".  Hạc đứng dậy, đi theo chị vào nhà sau.  Căn nhà không rộng nhưng rất sạch sẽ và giản dị, chị Diệu đưa Hạc ly trà nóng, mùi hoa cúc thơm ngát tỏa lên, màu nước xanh trong.  Hạc uống cạn chén, chị Diệu nhìn Hạc cười:  "Hết mệt chưa Hạc?"  Đó là câu chị vẫn hỏi mỗi khi Hạc có chuyện buồn đến đây.   Diệu là chị ruột Hạc, sau khi cha mẹ mất, Hạc lập gia đình, chị bỏ việc làm, mua nhà ở riêng, xuống tóc, mặc áo nâu sòng, sống như nữ tu.  Đã trên năm mươi nhưng nhìn chị chỉ ngoài ba mươi, hai con mắt đen lánh, lớp da mặt hồng mịn trên ngấn cổ trắng trong như sữa.  Chỉ có bàn tay là nói lên lứa tuổi của chị, đôi tay làm lụng thật vất vả, không từ chuyện gì nặng nhọc.  Hạc bật nói:  "Tối nay em ngủ lại đây được không?"  Chị Diệu lại cười thật nhẹ nhàng:  "Vào đây ăn cơm với chị".   Tính chị là như thế, không bao giờ hỏi tại sao Hạc lại đến, tại sao lại đòi ở lại.  Cái phong thái nhẹ nhàng, phiêu diêu của chị làm tâm hồn Hạc nhẹ hẳn đi.   Ăn xong bữa cơm, Hạc phụ rửa chén với chị.  Tự dưng cô buộc miệng:  "Sắp Tết rồi, em nhớ những ngày Tết hồi xưa ở nhà quá".  Nứơc mắt cô lại tự nhiên chảy ra, chị Diệu khẽ cười:  "Ừ, những ngày ấy thì vui, nhưng nhớ đến thì em lại khóc".  Hai chị em ra ngồi ở cửa, mặt trời chưa xuống hẳn, trời mùa hè nên còn sáng lắm.   Hạc vẫn còn thổn thức, chị Diệu lại cười: 

-    Em khóc rồi ngày đó nó có trở lại với em không?

-         Nhưng mà khóc thì nó vơi buồn chứ chị?

-         Em tiếc gì nào?

-         Em tiếc những ngày cả nhà còn ở chung với nhau, vui thì thôi.

Chị vẫn cười thật nhẹ nhàng:

-         Rồi thì vì tiếc những ngày đó, nên em thất thểu bỏ chồng bỏ con, em lại đây để ngồi khóc sao?  Rồi mai mốt em sẽ lại khóc vì tiếc những ngày còn ở chung với chồng con, lại thèm những lúc hai chị em ngồi cạnh nhau, như thế thì em khóc suốt đời sao?

-         Đâu có, chị biết tính chồng em mà, anh ấy khó quá, động tí thì hét lên, em bực lắm.

-         Nhưng mà cậu ấy cục tính thế thôi, chứ tính cậu ấy tốt mà.

-         Thì biết là tốt, nhưng mà lười với cộc quá chị ơi.  Chị xem Tết đến nơi, ở đây ai chẳng nhớ nhà, thế mà chả thông cảm với vợ thì thôi, đi làm về chả phụ gì em cả, chỉ cắm đầu vào đọc báo, làm sao em không tủi thân được.  Vậy mà em mới nói anh ấy bỏ tờ báo phụ em một chút là hét lên rồi.  Em bỏ em đi để xem mấy bố con làm sao cho biết.  Nghĩ bố hồi xưa hiền mà chiều mẹ ghê đi.

-         Mỗi người mỗi tính chứ, nói sao được.  Nhưng mà em phải làm sao chứ, cứ giận rồi bỏ đi thế này thì thằng cu Thảo, cái bé Mai nó cũng buồn, em cũng buồn mà chồng em cũng buồn.

-         Biết thế thì đừng lấy chồng ở như chị mà khỏe.

-         Nhưng mà em lỡ lấy rồi, đâu có bỏ hết được. 

-         Chị cho em ở đây với chị, em không về nhà đâu, em mệt mỏi lắm rồi.  Ngày nào đi làm về đã mệt, lại ở nhà vừa mệt vừa không vui em chịu không nổi.

Chị Diệu nghiêm trang nhìn Hạc:

-         Nếu em nghĩ em ở đây em cảm thấy vui thì em cứ ở lại.  Nhưng chị nghĩ em nên về thì hơn, tại em sẽ nhớ thằng cu Thảo với bé Mai, rồi em lại cắn rứt, rồi lại ngồi khóc nữa.  Đã đến lúc em phải sửa lại cách suy nghĩ  và lối sống của mình.  Cái gì sửa được thì rán mà sửa, cái gì không sửa được thì phải chấp nhận thôi.  Ăn chung cái tâm mình thanh tịnh, cái tâm mình vui mới được, chứ lúc nào cũng cứ ngồi nhớ tiếc những cái đã qua, những cái không có thì làm sao vui được.  Em đã ở lại đây mấy lần rồi, mấy lần trước em ở lại em có cảm thấy vui không hay cứ thở dài rồi khóc tấm ta tấm tức?

Không đợi Hạc trả lời, chị đứng lên, nhẹ nhàng ra bàn thờ thắp nhang niệm Phật, Hạc nhìn ra sân, nắng đã gần tắt hết, cái vẻ hiu hắt của buổi chiều lúc trời sắp tối làm lòng nàng nao nao khó tả.  Những cây hoa leo hai bên bờ rào đã bắt đầu tỏa hương ngào ngạt.  Trong vườn những đóa hoa vẫn rực rỡ dù trời đã bắt đầu tối.  Hạc nhìn vào gian thờ Phật, chị Diệu vẫn đứng chắp tay, khuôn mặt nhẹ nhàng thanh thản của chị ngước lên, dịu dàng, an lành và thật thanh khiết.  Hạc thấy mình thật mong manh, cô khẽ rùng mình, tự dưng cô thấy nhớ con ghê gớm, tự dưng cô thấy mình quá đáng khi đã giận dỗi bỏ ra đi, tự dưng cô thấy ngượng với những nông nỗi của mình.... Nếu em nghĩ em ở đây em cảm thấy vui thì em cứ ở lại,  không, có ở lại cô cũng không thể vui được.  Cái gì sửa được thì rán mà sửa, cái gì không sửa được thì phải chấp nhận thôi.  Ăn chung cái tâm mình thanh tịnh, cái tâm mình vui mới được, chứ lúc nào cũng cứ ngồi nhớ tiếc những cái đã qua, những cái không có thì làm sao vui được.   Cô đã không sống được nhẹ nhàng như chị, nhưng cô phải cố thôi.  Chị Diệu đã biết mình muốn gì, đã từ bỏ việc làm, từ bỏ đời sống nhộn nhịp, lui về ở đây, tại chị muốn như vậy và tìm thấy niềm vui ở đây.  Sống khổ hạnh, làm việc cực khổ nhưng lúc nào cũng thật thanh thản, nụ cười lúc nào cũng sáng trong.  Còn cô, cô biết mình không bao giờ có thể tìm được niềm vui trong một không khí lặng lẽ như vậy, cô đã có một mái gia đình, cô đã có những nguồn yêu thương, nhưng cô vẫn nuối tiếc những hình ảnh quá khứ, vẫn đi tìm hoài những niềm vui đã mất mà buông trôi cái niềm vui và hạnh phúc hiện tại. Rồi mai mốt em sẽ lại khóc vì tiếc những ngày còn ở chung với chồng con, lại thèm những lúc hai chị em ngồi cạnh nhau, như thế thì em khóc suốt đời sao.   Chị Diệu nói đúng, những lần trước cô ở lại để rồi lại tự trách cứ mình, lại vật vã với những giọt nứơc mắt.  Trong bức tranh tối tranh sáng, giữa khung cảnh thật bình yên của ngôi nhà nhỏ, giữa mùi nhang thơm toả lẫn với hương thơm của hoa cỏ và sương đêm, Hạc như vừa tỉnh giấc, cô thấy cô phải trở về, trở về cái gia đình xinh xắn của cô, rán vun xới những ngọt ngào để nuôi nấng những kỷ niệm đẹp cho con cái, cuộc sống dài bao nhiêu mà cứ làm khổ lẫn nhau.

Tiếng xe hơi đỗ ở cổng làm Hạc nhìn ra.  Cu Thảo, bé Mai và Hoàng đi vào cửa, miệng cu Thảo bô bô:  "Mẹ ơi, mẹ về nhà đi, bố cho tụi con ăn cơm rồi.  Bố nói mẹ về ăn thử canh bố nấu coi ngon không".

Hạc ngượng ngùng nhìn chồng, chị Diệu bước ra, vẫn nhẹ nhàng chị nói:  "Hai cô chú đưa các cháu về đi, chiều 30 qua đây cúng Giao thừa nhé".

Hai vợ chồng chào chị, trên xe cu Thảo và bé Mai tranh nhau kể đủ thứ chuyện.  Lúc về đến nhà, Hạc ngỡ ngàng nhìn hai chậu quất và hai chậu vạn thọ vàng rực trên hiên.   Hoàng nhìn vợ cười:  "Thấy giống Tết ở Việt nam không em?"   Hạc rưng rưng nước mắt, nhìn chồng, nhìn con, nhìn mấy chậu cây.   Mùa xuân đang ở đây, những hình ảnh đẹp của quá khứ chỉ là quá khứ, cái quá khứ đã qua, chỉ có cái hiện tại ở đây, nó đang ở trong tay cô, cô phải giữ lấy nó, cô phải bảo vệ nó, cô phải tìm lấy những niềm vui trong những cái gì cô đang có và nhất là cần có một cái tâm thật thanh tịnh phải không chị Diệu.  Hạc vòng tay ôm lấy hai con, Hoàng đặt nhẹ bàn tay lên vai cô, cô thấy lòng ấm hẳn.... Cám ơn chị Diệu, cám ơn ngày Tết đã đem mùa xuân đến đây.... 

Thiên Hương
(27 Tết Mậu Ngọ 2002)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 7763)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
17/10/2010(Xem: 2837)
Tây Du Ký tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi bình dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đã có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Ký (TDK) đã theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mã Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đã cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đã dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Ký2 và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Trình) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.
08/10/2010(Xem: 12369)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 2718)
Tiểu sử chép: “Năm 19 tuổi Chân Nguyên đọc quyển Thực Lục sự tích Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang,chợt tỉnh ngộ mà nói rằng, đến như cổ nhân ngày xưa, dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống gì mình chỉ là một anh học trò”. Bèn phát nguyện đi tu. Thế là cũng như Thiền sư Huyền Quang, Chân Nguyên cũng leo lên núi Yên Tử để thực hiện chí nguyện xuất gia học đạo của mình. Và cũng giống như Huyền Quang, Chân Nguyên cũng đã viết Thiền tịch phú khi Chân Nguyên còn đang làm trụ trì tại chùa Long Động trên núi Yên Tử.
05/10/2010(Xem: 8435)
Trải vách quế gió vàng hiu hắt, Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng, Oán chi những khách tiêu phòng, Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
01/10/2010(Xem: 9879)
Có, không chỉ một mà thôi, Tử, sinh đợt sóng chuyển nhồi tạo ra. Trăng nay, trăng cũng đêm qua, Hoa cười năm mới cũng hoa năm rồi. Ba sinh, đuốc trước gió mồi, Tuần hoàn chín cõi, kiến ngồi cối xay. Tới nơi cứu cánh sao đây ? Siêu nhiên tuệ giác, vẹn đầy “Sa ha” (Thích Tâm Châu dịch )
01/10/2010(Xem: 4227)
Là con người, ai cũng có đủ tính tốt và xấu, nên thực tế rất khó nhận định về tính cách của chính mình, của một người khác, huống chi là nói về tính cách của cả một dân tộc. Tuy vấn đề phức tạp và đôi khi mâu thuẫn, nhưng tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số nét tiêu biểu của người Nhật.
28/09/2010(Xem: 5497)
Bao gồm nhiều ngạn ngữ dân gian phản ánh đời sống tâm lý của người dân TQ trong xã hội xưa, “ Tăng quảng hiền văn” là sự thể hiện tư tưởng của Nho Giáo, Đạo Giáo, Lão Giáo, mang tính triết lý cao. 1 Tích thì hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn. Lời hay thuở trước, răn dạy chúng ta, theo vần cóp nhặt, hiểu biết rộng ra. 2 Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim. Xem nay nên xét xa xưa, ngày xưa chẳng có thì giờ có đâu. 3 Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỷ tâm. Biết mình phải biết người ta, đem lòng mình để suy ra lòng người. 4 Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm. Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm mới bạn hiền. 5 Tương thức mãn thiên hạ, tri tâm năng kỷ nhân. Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người. 6 Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm. Gặp lại vui như ngày mới biết, chẳng chút ăn năn trọn tới già.
27/09/2010(Xem: 3089)
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.
06/09/2010(Xem: 7747)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567