Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối Thoại Hoà Bình Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

09/08/201206:47(Xem: 7376)
Đối Thoại Hoà Bình Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

 bocauhoabinh_1


Viết về Trường Ca

Đối Thoại Hoà Bình

(tức Thông Điệp Hòa Bình)

Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

 

                                                                                                LÊ ĐÌNH CAI

 

       Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng .

 

      Trong tập biên khảo của tôi về “30 năm cầm quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu 1691 – 1725” do đại học Văn Khoa Huế xuất bản vào năm 1971, tôi có một chương nói về nhà Sư Thích Đại Sán, sư Hải Hương Thiền Sư và Liễu Quán Hòa Thượng…. Tôi chú trọng đến các nhà sư đó vì lẽ khi đất nước qua phân, nhân tâm ly tán thì họ đã quyết định nhập cuộc với chúng sinh để cùng tìm về bến giác, đẩy đưa xã hội đến bờ an lạc. Cách xử thế của các nhà sư đó đã được sử sách ghi nhớ. Hình ảnh nhập cuộc của Hòa Thượng Thích Giác Lượng trong các phong trào đòi nhân quyền và tự do tín ngưỡng ở hải ngoại có cái gì đó gần gũi với các hình ảnh của các vị sư thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Điều nầy đã tác động trong cách nghĩ của tôi về sự dấn thân của một vị tu hành đáng kính phục. Tôi đã nghe nhiều bài giảng của Hòa Thượng, tôi đã đọc nhiều bài báo của Hòa Thượng viết trên các báo chí hải ngoại và giờ đây với tập trường ca “Đối thoại Hòa bình” dù được hình thành cuối thập niên 1960, nhưng xét theo hoàn cảnh của đất nước hiện nay, dưới sự cai trị của một chế độ phi nhân bản, khát vọng về một quê hương thanh bình và an lạc vẫn còn nóng bỏng trong trái tim của mọi người dân Việt chúng ta dù trên quê hương khốn khổ hay lạc loài nơi hải ngoại.

 

 

       Tôi không chú trọng nhiều đến kỷ thuật, âm điệu trong bản trường ca của nhà thơ Tuệ Đàm Tử, phần đó dành cho các nhà phê bình văn học, nếu tác phẩm trụ vững được với thời gian. Tôi chú trọng nhiều đến phần tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Về góc cạnh nầy, trường ca “Đối Thoại Hòa Bình” là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử với hậu quả thật khốc liệt.

        Hơn hai triệu người phải rời bỏ Tổ quốc ra đi, hơn một triệu người phải bước vào ngục tù tăm tối của chế độ cộng sản.

       Tìm cho ra nguyên ủy của thực trạng đau thương đó, nhà thơ Tuệ Đàm Tử đã xót xa lên tiếng:

 

                              Lửa súng đạn đã diệt tiêu nhân loại.

Do lửa tham trong tâm vọng con người

                             Sự điêu tàn khốc liệt khắp cùng nơi

                             Do gốc bởi sân si, mê muội trí !

                                              (Đối thoại Hòa bình)

 

        Tiếng gọi đoàn kết mà nhà thơ đã muốn được vang vọng vào thời đất nước còn chiến tranh Quốc Cộng, bây giờ vẫn còn nguyên tác dụng của nó:

 

                            Dân nước Việt Nam ta cần kết khối.

  Thuận hòa nhau tranh đấu chống bạo tàn.

                           Gương anh hùng đất Việt đã danh vang

                            Lịch sử ấy muôn ngàn đời bất diệt.

 

        Ngay vào những thập niên 1960 nhà thơ đã thấy rõ được vai trò của mình là cần thiết phải nhập cuộc để cứu độ nhân sinh. Tuệ Đàm Tử bấy giờ chỉ là một Đại Đức, vẫn một lòng tâm nguyện:

 

Người hành đạo đương thời không ủy mị

                            Không bi quan, không yếm thế với đời

                            Không yếu hèn lúc nhân loại chơi vơi

                            Không lấp mắt khi nước nhà nguy biến

 

Chính người tu đã thực hành chí nguyện

                            Đem tinh thần đạo đức giúp nhân sinh

                            Là phương châm mang lại sự hòa bình

                            Là sứ mạng muôn đời non nước Việt….

                                                (Đối Thoại Hòa Bình)

 

        Quan niệm dấn thân đó, gần bốn mươi lăm năm sau vẫn là kim chỉ nam soi tỏ đường đi của Hòa Thượng Thích Giác Lượng trên miền đất thuộc hải ngoại nầy. Tiếng nói của Thầy vang lên trong các phong trào đòi quyền sống cho con người, đòi quyền tự do tín ngưỡng cho hơn 80 triệu người dân Việt đang sống trong bạo lực và tù đày.

        Một nhà tu hành, một con  người dấn thân không ràng buộc bởi tham vọng chính trị nào. Với trường ca “Đối Thoại Hòa Bình” nay là Thông Điệp Hòa Bình, thật xứng đáng được đón nhận một cách trân trọng.

 

 

                                Lê Đình Cai

                                                      (nguyên Giáo sư Đại học Huế và Đại học Đà Lạt)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2024(Xem: 1984)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 3573)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 1042)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
19/09/2023(Xem: 2046)
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Kính thưa Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ, Để tri ân những đóng góp của một bậc cao Tăng thạc đức trong dòng sống của Dân tộc và Phật giáo Việt Nam suốt hơn 60 năm đầy biến cố vừa qua, chúng con (chúng tôi) đang chuẩn bị phát hành Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Qua lá thư này, chúng con (chúng tôi) xin thành tâm kính mời Chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng Quý Thiện Trí Thức Phật Tử và Văn Nghệ Sĩ đóng góp vào tác phẩm có giá trị rất đặc biệt này. Chúng con (chúng tôi) thành thật xin lỗi trước nhưng yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc phát hành. Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ được phát hành trong vòng một tháng kể từ hôm nay 17 tháng 9, 2023. Bài viết xin gởi đến Ban Báo Chí & Xuất Bản thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN tại địa chỉ email hdhp.bbc@gmail.com. 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
15/09/2023(Xem: 6299)
Như đã trình bày ban đầu, chương trình Học Phật Trong Mùa Đại Dịch là phần ôn lại một loạt kinh được tụng và giảng vào lúc Dịch Covid 19 bùng phát và lan tràn khắp thế giới, tức vào đầu tháng Hai năm 2020, do chùa chiền bị đóng cửa hoặc hạn chế sinh hoạt nên Đạo Tràng của chúng ta đành phải sinh hoạt qua mạng internet, với lập trình Zoom. Cho đến sau Hè 2022 chúng ta mới trở lại sinh hoạt bình thường ở chùa. Để mở đầu cho chương trình ôn tập này, chúng ta đã học xong bài Kinh Châu Báu, tiếp đến là bài Kinh Phổ Môn mà Nhật Duyệt hân hạnh xin trình bày lại cùng các bạn đồng tu trong Đạo Tràng An Lạc, chùa Trúc Lâm Paris, cũng như toàn thể các độc giả bốn phương.
12/09/2023(Xem: 854)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
10/09/2023(Xem: 2497)
Con về đến phi trường Cam Ranh mùa nắng ấm Mẹ đã đứng đợi chờ "Đường xa con có mệt?" Con thấy lòng lâng lâng Thương Mẹ giờ chín mốt Mẹ khỏe con mừng vui Đường xa con không mệt Mẹ vui mỉm nụ cười Cho con trọn niềm vui
10/09/2023(Xem: 699)
Đôi khi có đọc kinh Phật và những bài thơ ca, những danh ngôn và nhiều tác phẩm mới thấy mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường. Nếu Rene Descartes đã từng nói “ Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”-thì việc hiểu rõ lời kinh Phật một cách rõ ràng chính xác theo đúng giáo lý Tứ Thánh Đế và Duyên khởi của Đức Thế Tôn siêu việt của chúng ta thì lợi ích trong cuộc sống không thể nào mô tả được.
31/08/2023(Xem: 951)
Má yêu dấu, Tháng Bảy về, mùa báo hiếu lại đến. Không khí trời Âu năm nay vẫn chưa vào thu với lá vàng rơi, nhưng sao con rất chạnh lòng khi nghĩ về Ba Má và nhất là Vu Lan năm nay là Vu Lan đầu tiên mà chị em chúng con không còn được ôm Má như mọi năm.
21/08/2023(Xem: 1367)
Nhìn anh nét mặt vui tươi Dù cho thân bệnh tâm người vẫn an Hoan hỷ nhận sách Thầy ban Chư Tôn, bè bạn thăm anh đủ đầy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567