Kỷ niệm của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh khi nghe tiếng hát của ca sĩ Thaí Thanh vào năm 1962 trong tác phẩm Nẻo về của ý.
....Rồi mấy tuần sau đó, tại đường
Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được
vặn cho nghe vài bản nhạc Việt Nam của ban Thăng Long trình diễn.
Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng
thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ
nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng. Tôi thấy được hết những hạch tuyến
nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với
nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia.
Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ,
đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi.
Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi,
thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về
trước hoặc năm ngàn năm về sau. Băng nhựa không phải là những tế
bào sinh lý, không phải là những nước bọt, không phải là những
cordes vocales, không phải là những tình cảm len lỏi lả lướt trong
giọng hát. Nhưng băng nhựa cũng phát ra đúng những âm thanh mà
cô Thái Thanh năm ngàn năm trước đây đã phát ra bằng cổ họng xinh
đẹp của cô. Băng nhựa đã giữ lại, và băng nhựa giữ lại gì? hay là một
lời nhắn nhủ, một tờ thông điệp có thể gây đau nhức cho con người
mà cũng có thể tạo nụ cười giải thoát trên môi con người? Một trận
gió thổi qua sa mạc, cát bụi tung trời. Tôi nhớ hai câu thơ của Thiền
sư Trần Thái Tông:
"Tam thời trần liễm thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh?”
Giây lát tan bụi, bên trời tạnh
Trăng lặng dòng sông đêm mấy canh?
Clip nhạc: Tâm - Mind
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo;
Nếu với tâm ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe theo vật kéo.
Nguồn Suối Từ Ân
Khánh Hoàng & 12 Ca Khúc Đạo Tâm
Thái Bảo Lộc hòa âm
Ảnh bìa Ngọc Trác
Ấn hành: tháng 8 năm 2011
1. Kính Lễ Tam Bảo
2. Nguồn Suối Từ Ân
3. Chuông Chùa Hàn Sơn
4. Nguyệt Trà
5. Đêm Cuối Năm Về Thăm Cha Mẹ
6. Ngày Tết Bạn Tôi
7. Đạo Ca Trăng
8. Hương Quê Diệu Thường
9. Mẹ Hiền Cửu Long
10. Cần Chi Vội Vã
11. Hướng Về Ngày Mai
12'. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Album Tiếng Chuông Chùa
1. Lời Giới Thiệu - Thanh Thúy
2. Phật Giáo Việt Nam - Nhiều Ca Sĩ
3. Hương Từ Lan Xa - Hà Thanh, Mai Hương
4. Mục Kiền Liên - Thanh Thúy
5. Em Đến Chùa - Lệ Thu
6. Trầm Hương Đốt - Hà Thanh
7. Sám Hối - Thanh Mỹ
8. Kính Mến Thầy - Sơn Ca
9. Bài Phật Đản - Tuấn Anh
10. Tâm Sự Những Người Cài Hoa Trắng - Mai Hương
11. Về Dưới Phật Đài - Trường Thanh
12. Trái Tim Bồ Tát - Thanh Thúy
13. Từ Đàm Quê Hương Tôi - Mỹ Thể
14. Bông Hồng Cài Áo - Thanh Châu
15. Thăm Lại Chùa Xưa - Hà Thành
Viết nhạc để được công chúng đón nhận không dễ. Phê bình nhạc cũng chẳng dễ dàng gì, nếu hiểu nghĩa phê bình một cách đúng đắn. Vì vậy trong sinh hoạt âm nhạc của Việt Nam, ít thấy những nhà phê bình âm nhạc. Phê bình âm nhạc trên làng báo hải ngoại lại càng hiếm. Nhưng vừa qua, một độc giả của TVTS là cô Kim Trang đã viết mấy bài bình luận về nhạc cổ điển tây phương, được cả tòa soạn lẫn một số độc giả hoan nghênh.
Kim Trang là một người trong lãnh vực khoa học với bằng cử nhân toán, một chuyên gia về kỹ thuật vi tính với bằng cấp cao học và đã từng làm trong ngành thiết kế software.
Album: Boat People Dance: 1.Deceitful Peace . Nguyen Hong Anh
2. Boat people dance. Tuyet Mai
3. God has to know. Thuy Long
4. Why do I stay here. Tuyet Mai
5. Come to me baby. Duy Linh
6. Il est temps de partir. Kim Ngan
7. Everybody wanna go away. Thuy Long
8. Where do you go. Tuyet Mai
9. The caged bird. Tan Trung
10. Round and round the world, Tuyet Mai
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
....Rồi mấy tuần sau đó, tại đường
Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được
vặn cho nghe vài bản nhạc Việt Nam của ban Thăng Long trình diễn.
Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng
thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ
nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng. Tôi thấy được hết những hạch tuyến
nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với
nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia.
Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ,
đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi.
Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi,
thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về
trước hoặc năm ngàn năm về sau. Băng nhựa không phải là những tế
bào sinh lý, không phải là những nước bọt, không phải là những
cordes vocales, không phải là những tình cảm len lỏi lả lướt trong
giọng hát. Nhưng băng nhựa cũng phát ra đúng những âm thanh mà
cô Thái Thanh năm ngàn năm trước đây đã phát ra bằng cổ họng xinh
đẹp của cô. Băng nhựa đã giữ lại, và băng nhựa giữ lại gì? hay là một
lời nhắn nhủ, một tờ thông điệp có thể gây đau nhức cho con người
mà cũng có thể tạo nụ cười giải thoát trên môi con người? Một trận
gió thổi qua sa mạc, cát bụi tung trời. Tôi nhớ hai câu thơ của Thiền
sư Trần Thái Tông:
"Tam thời trần liễm thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh?”
Giây lát tan bụi, bên trời tạnh
Trăng lặng dòng sông đêm mấy canh?