Kỷ niệm của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh khi nghe tiếng hát của ca sĩ Thaí Thanh vào năm 1962 trong tác phẩm Nẻo về của ý.
....Rồi mấy tuần sau đó, tại đường
Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được
vặn cho nghe vài bản nhạc Việt Nam của ban Thăng Long trình diễn.
Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng
thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ
nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng. Tôi thấy được hết những hạch tuyến
nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với
nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia.
Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ,
đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi.
Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi,
thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về
trước hoặc năm ngàn năm về sau. Băng nhựa không phải là những tế
bào sinh lý, không phải là những nước bọt, không phải là những
cordes vocales, không phải là những tình cảm len lỏi lả lướt trong
giọng hát. Nhưng băng nhựa cũng phát ra đúng những âm thanh mà
cô Thái Thanh năm ngàn năm trước đây đã phát ra bằng cổ họng xinh
đẹp của cô. Băng nhựa đã giữ lại, và băng nhựa giữ lại gì? hay là một
lời nhắn nhủ, một tờ thông điệp có thể gây đau nhức cho con người
mà cũng có thể tạo nụ cười giải thoát trên môi con người? Một trận
gió thổi qua sa mạc, cát bụi tung trời. Tôi nhớ hai câu thơ của Thiền
sư Trần Thái Tông:
"Tam thời trần liễm thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh?”
Giây lát tan bụi, bên trời tạnh
Trăng lặng dòng sông đêm mấy canh?
Clip Nhạc: Knowing the better way to live alone, Marcelo Vieira
The Buddha taught:
Don´t pursue the past
Don't dream of future
The past no longer is
The future has not yet come.
Đó là tên một bài hát phổ từ thơ của bác sĩ Phan Văn Lai dười góc nhìn thẩm âm của nhạc sĩ Nguyễn Hiệp. Tuy không phải nói về sự thương nhớ mẹ già trong mùa xuân xa xứ, nhưng cùng nỗi niềm đó một người con nặng lòng dõi niềm thương nhớ về chốn quê xa, nơi có dáng mẹ lưng còng theo ngày tháng lao lung, mòm mõi trông từng đứa con xa. Những ngày giáp tết nghe lại càng thêm chạnh lòng hơn bất kỳ càm xúc nào. Bởi mẹ là mùa xuân miên viễn, mất mẹ rồi coi như ta mất đi một nửa mùa xuân quý giá` nhất trong đời. Cho nên bài hát tuy gần trùng khớp tựa đề “Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân ca” của nhạc sĩ Võ Đông Điền nhưng ở đây chỉ dành riêng duy nhất cho hình bóng người mẹ thân yêu, dù xuân hay không tết cũng vẫn là điều duy nhất ấy. Hơn nữa bài hát này của nhạc sĩ Nguyễn Hiệp ra đời từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, được thể hiện đầu tiên bời ca sĩ Thanh Mai trong am bum “Vầng Trăng Mẹ”, một tựa đề album mà về sau người có người bắt chước ăn theo để lấy đặt cho những chương
Clip nhạc: Mind- Tâm
Mind Precedes all that is known
Mind is king, mind all alone
If with a clouded mind we cause sorrow,
suffering will follow
Just like the wheels of a cart
follows the tethered ox.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.
....Rồi mấy tuần sau đó, tại đường
Doudeauville Ba Lê, họp mặt với các bạn sinh viên bên đó, tôi được
vặn cho nghe vài bản nhạc Việt Nam của ban Thăng Long trình diễn.
Và trong một giây phút nào đó, nghe giọng cô Thái Thanh, tôi bỗng
thấy hiện ra rõ rệt tất cả những cordes vocales nơi cổ họng của cô ca sĩ
nổi tiếng mà tôi rất ưa chuộng. Tôi thấy được hết những hạch tuyến
nơi cổ họng, những tế bào, những bộ phận lớn nhỏ đã phụ họa với
nhau để phát ra những âm thanh trong, ấm, thanh tao và diệu kỳ kia.
Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả, Steve ạ. Hãy nghĩ rằng cô trẻ,
đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi.
Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tý, bình diện với thời gian thay đổi,
thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về
trước hoặc năm ngàn năm về sau. Băng nhựa không phải là những tế
bào sinh lý, không phải là những nước bọt, không phải là những
cordes vocales, không phải là những tình cảm len lỏi lả lướt trong
giọng hát. Nhưng băng nhựa cũng phát ra đúng những âm thanh mà
cô Thái Thanh năm ngàn năm trước đây đã phát ra bằng cổ họng xinh
đẹp của cô. Băng nhựa đã giữ lại, và băng nhựa giữ lại gì? hay là một
lời nhắn nhủ, một tờ thông điệp có thể gây đau nhức cho con người
mà cũng có thể tạo nụ cười giải thoát trên môi con người? Một trận
gió thổi qua sa mạc, cát bụi tung trời. Tôi nhớ hai câu thơ của Thiền
sư Trần Thái Tông:
"Tam thời trần liễm thiên biên tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh?”
Giây lát tan bụi, bên trời tạnh
Trăng lặng dòng sông đêm mấy canh?