Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vươn tay vun xới phước điền...

29/08/201310:08(Xem: 2877)
Vươn tay vun xới phước điền...

01ducp04
VƯƠN TAY VUN XỚI PHƯỚC ĐIỀN

GIEO MẦM TUỆ GIÁC LƯU TRUYỀN ĐẠO TÂM

TỊNH MINH


Đệ tử Đức Phật Thích Ca được phân thành bảy chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-ma (giai đoạn 2 năm thử thách, phấn đấu dành cho Sa-di-ni trườc khi thọ giới cụ túc), Ưu-ba-tắc (Phật tử nam tại gia), Ưu-bà-di (Phật tử nữ tại gia). Riêng chúng Ưu-ba-di là giới Phật tử thân cận thiền môn, chăm sóc và giúp đỡ Tăng, Ni về nhiều phương diện: y phục, phòng xá, thực phẩm, thuốc thang v.v…, không những trong thời đại văn minh hiện nay, mà ngay cả từ thời Thế Tôn còn tại thế. Các bà, các cô, nhất là các cụ Phật tử lớn tuổi, mỗi khi đến chùa là mang cả suối nguồn tâm linh của mình dâng lên Tam bảo. Cứ nhìn vào những dịp lễ lạc hay ma chay diễn ra tại bất cứ chùa nào, ở thành thị phồn vinh hay nông thôn đạm bạc, đều bắt gặp những cánh tay vươn dài, thoăn thoắt phục vụ hậu cần với ánh mắt hồn nhiên, tâm tư rỗng lặng, quả thật các bà các cô bấy giờ là lúc đang chung sức chung lòng, cảm thông hoan hỷ, chia sẻ đạo tâm tình cảm cho nhau theo lời nguyện: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật”.

Trong kinh văn Phật giáo, ta thấy rất nhiều hình bóng Phật tử Ưu-ba-di âm thầm nuôi dưỡng đạo tâm, phát huy tuệ giác qua những việc làm hằng ngày tại các thiền môn như quét sân, nấu cơm, rửa chén, lau nhà, rồi thì tụng kinh, bái sám v.v…, những việc tưởng chừng như đơn điệu nhưng kỳ thực đòi hỏi một công năng hàm tàng, một tín tâm vững mạnh, một túc duyên, thiện nghiệp lâu đời mới kham nổi.

Truyện kể rằng một hôm, tại vương quốc Kô-xa-la, mẹ của Ma-ti-ka (Matika), một cụ bà chánh tín Tam bảo, đứng nhìn sững sờ đoàn Sa-môn 60 vị đang chánh niệm theo từng bước thiền hành. Sau đó bà ngỏ lời phát tâm cúng dường vật thực và tạo cơ duyên lưu trú cho các sư an cư ba tháng tại bản làng. Bà được các sư hướng dẫn tu theo pháp môn quán Tứ niệm xứ, tức là: Quán thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Và chỉ sau vài tháng công phu quán niệm, bà chứng một lúc ba thánh quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và bốn phép thần thông: thần túc thông, tha tâm thông, thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Bấy giờ, bằng cái nhìn liễu ngộ siêu việt với niềm hỷ lạc đạt đạo, bà tự nhủ: “Không biết đến bao giờ các sư mới đạt thánh qủa! Các sư còn nhiều bận bịu, còn nhiều vướng kẹt trong quan niệm, đối đãi! Các sư quán chiếu nhiều mà chưa nếm được hương vị thiền duyệt!”

Nhưng rồi bà thấy ngay khả năng nội quán thanh lương của các sư, chỉ thiếu chút duyên cho tìm lực được thăng hoa, thànhh tựu. Bà thiết lễ trai tăng tại nhà với nhiều lễ vật đặc biệt, rồi thỉnh chúng Tăng thọ thực. Trong lúc chứng trai, các sư, không ai bảo ai, tự nhiên nỗ lực chú tâm vào năm phép quán về tự thân: 1. Xem xét khả năng thiền định. 2. Đánh giá đức hạnh tu hành. 3. Hàng phục tham tâm vọng tưởng. 4. Nghĩ thực phẩm là thuốc hay. 5. Vì đạo nghiệp mà thọ thực. Trong lúc nhứt tâm quán chiếu, các Sa-môn bỗng thấy thân tâm khinh an, thanh tịnh và chứng quả A-la-hán. Họ cùng nhau tán thán: “Cao quý thay công đức hộ trì Tam bảo. Nếu không có trai lễ hôm nay, chúng ta biết đến bao giờ mới chứng thành đạo qua!”

Sau đó Tăng chúng quyết định về thăm Đức Bổn Sư, và cũng để báo cáo thành tích tu tập. Họ cùng nhau đến thăm và ngỏ lời tạm biệt vị ân nhân cao quý được xem như mẹ hiền:

- Kính bạch tôn thân, hôm nay chúng con về thăm Đức Từ Phụ. Xin cảm ơn đôi tay từ ái của mẹ. Chúc mẹ ở lại mạnh khỏe trong ánh hào quang của chư Phật.

- Lành thay! Chúc các Sư lên đường bình an. Và cho đệ tử kính lời hầu thăm Đức Thế Tôn.

Họ cùng nhau chắp tay xá chào tạm biệt với lòng lâng lâng hạnh phúc.

* * *

Còn Minh Nguyệt (Visàkhà) là một nữ đại thí chủ đối với Đức Thế Tôn và Tăng đoàn. Bà thâm tín chư Phật, suốt đời toàn tâm tận lực vun xới phước điền bằng cách chăm lo tứ sự cúng dường cho Tăng chúng. Bà phụng sư Tam bảo bằng tâm hồn rỗng rang, vô ngại. Một đêm rằng tháng tư, nhân lúc dự lễ khánh thành một tu viện, thấy công đức xây dựng của mình được thành tựu viên mãn, nhất là niềm vui được thể hiện qua từng bước thiền hành của Đức Thế Tôn và đại chúng vòng quanh chánh điện, bà cùng các cháu chắp tay chánh niệm theo sau chúng Tăng, bỗng dưng bà cất lời luyến láy với ngữ điệu ngọt ngào, tán thán:

Bao năm tứ sự cúng dường,

Hộ trì Tam bảo tuyên dương pháp mầu,

Thiền môn lộng ánh trăng sao,

Nghe trong cây cò dạt dào tình quê.

Nghe âm thanh mượt ma của bàø, các sư lấy làm ngạc hiên, hỏi Phật:

- Bạch Đức Thế tôn, chúng con chưa bao giờ nghe Minh Nguyệt hát. Thế mà hôm nay bà cùng các cháu hân hoan ca khúc khải hoàn vòng quanh chánh điện. Bà ấy lên cơn tâm thần hay có điều uẩn khúc trong lòng?

- Bà ấy đâu có hát. Thế Tôn mỉm cười, đáp. Chỉ vì tâm nguyện xây chùa được thành tựu nên phấn khởi reo lên thành lời đấy thôi.

- Nhưng … bạch Thế Tôn, Minh Nguyệt phát nguyện xây chùa hồi nào?

- Vậy thì hãy lắng nghe, này các thầy Tỳ-kheo.

Sau đó Thế Tôn kể chuyện rằng trong quá khứ xa xưa có một Đức Phật hiệu là Pa-đu-mút-ta-ra (Padumuttara) xuất hiện tại thành Ham-xa-va-ti (Hamsavati). Bấy giờ có một tín nữ tận tâm chăm sóc, cúng dường cho Đạo sư. Bà có người bạn thân thường cùng nhau đến chùa tụng kinh, nghe pháp. Thấy thầy trò thường thân cận quý mến, bà bạn sanh tâm nghi ngờ, hỏi:

- Bạch Đạo Sư, con có chút vướng kẹt, xin Đạo Sư từ bi hỷ xả tháo gỡ cho. Thú thiệt, người phụ nữ này quan hệ thế nào với Ngài?

- Cô ấy là ân nhân, là đại thí chủ của ta.

- Đạo Sư, vì sao phụ nữ thường là ân nhân của chư Phật?

- Vì nguyện lực thiết tha của họ.

- Đạo Sư, liệu một phụ nữ có thể trở thành ân nhân bằng nguyện lực như thế ngay trong lúc này?

- Dĩ nhiên!

- Thế thì, bạch Đạo Sư, con xin cúng dường vật thực cho hàng ngàn Sa-môn trong bảy ngày.

- Lành thay!… Lành thay!…

Suốt bảy ngày, bà tịnh tâm cúng dường thức ăn, nước uống cho Tăng đoàn. Đến ngày thứ bảy, bà đảnh lễ Đạo Sư, tỏ lời thiết tha phát nguyện:

- Kính bạch Đạo Sư, con cúng dường lễ vật không phải vì phước báo chư thiên, mà chỉ vì ước nguyện mai sau con là mẫu thân của một vị Phật. Con là tín nữ trung kiên hàng đầu, trải lòng cung hiến y phục, vật thực, phòng xá, thuốc thang cho Đức Phật đó.

Chỉ trong tích tắc, vị Đạo Sư thấy rõ chuỗi thiệân duyên nhân quả kia hiện ra trước mắt. Ngài mỉm cười, nói:

- Ngàn vạn kiếp sau sẽ có Đức Phật hiệu Gô-ta-ma (Gotama) ra đời. Lúc đó cô là một Ưu-bà-di trung kiên, tên là Minh Nguyệt. Cô sẽ có dịp trang trải công đức, thiết lập phước điền nơi tay Đức Bổn Sư của cô.

Thế đó!… Thế Tôn tiếp lời. Minh Nguyệt đâu có hát. Chỉ vì thấy chùa chiền trang nhã, ý nguyện viên thành nên lòng mừng mà reo lên đấy thôi.

* * *

Còn rất nhiều gương điển hình hộ trì Tam bảo như thế. Như trong Đại tạng Cao Ly, tập 11, phẩm A-xà-thế vương thọ quyết kinh, có chuyện bà cụ ăn xin, thấy quốc vương A-xà-thế cúng dường dầu, đèn cho Thế Tôn và Tăng chúng, bà cũng phát tâm nhịn ăn một ngày, dành hai cắc bạc mua dầu. Người bán hàng thấy vậy, quay mặt nói mỉa:

- Già nua khốn khó, xin ăn qua ngày mà còn bày đặt cúng dường.

- Có khốn khó gì cũng không bằng cái khó gặp Phật ra đời. Bà biết hôn, dầu đèn là tượng trưng cho hai năng lực từ bi và trí tuệ của đạo Phật đấy. Tôi nguyện nhịn ăn một ngày cũng không sao.

Bà chủ quán nghe nói cảm động, cho thêm dầu vào đầy đèn, và bớt hai xu để bà lão có được cái bánh tiêu hôm đó. Đúng là: “Bần cùng bố thí nan”.

(Tịnh Minh, đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ, số 289, đặc san Vu Lan PL. 2549-2005 (11/8/2005 – 7/7/Ất Dậu)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 6805)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
16/10/2010(Xem: 6204)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
12/10/2010(Xem: 4603)
Lời người dịch: bài này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “ 101 điều về Giáo Lý” (Dharma 101) là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương. Những câu hỏi (Đức Phật là ai ? Đức Phật ở đâu ?, niềm tin quan trọng ra sao ?, tại sao chúng ta phải cúi chào ? bạn là ai ? nghiệp là gì ?) có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu của Phật Giáo tại Á Châu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng. Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật Giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi
08/10/2010(Xem: 5782)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.
06/10/2010(Xem: 2351)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
03/10/2010(Xem: 1961)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
30/09/2010(Xem: 2645)
Tiếng Phạn Sarìra, PàliSarìra có nghĩa làtử thi, di cốt:dịch ý là thể, thân, thân cốt, di thân.Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốthay Phật xá lợi.Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại. Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi làTháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phật gọi là Bình xá lợi; Pháp hội cúng dường xá lợi Phật gọi làHội xá lợi.
29/09/2010(Xem: 5258)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
25/09/2010(Xem: 9571)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
22/09/2010(Xem: 9589)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567