Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 32: Ngón tay chỉ mặt trăng

13/01/201110:14(Xem: 10313)
Chương 32: Ngón tay chỉ mặt trăng

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

7.

Chương 32

NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG

Một buổi chiều nọ, hai vị đại đức Sariputta và Moggallana đến thăm Bụt nơi tịnh xá của người và giới thiệu với Bụt một người quen thân của họ, du sĩ Dighanakha. Du sĩ Diganakha không phải là đệ tử của đạo sĩ Sanjaya nhưng cũng rất nổi tiếng, Dighanakha là cậu ruột của đại đức Sariputta. Nghe nói hai người thân nhất của mình đã xuất gia theo Bụt, ông tìm tới để hỏi thăm Bụt về giáo pháp của người. Thay vì mô tả và tường thuật, hai vị đưa ông đến trực tiếp gặp Bụt.

Diganakha nói vói Bụt:

- Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì? Chủ thuyết của ngài là chủ thuyết nào? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay một lý thuyết nào hết. Tôi không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết.

Bụt mỉm cười hỏi:

- Vậy ngài có thích cái chủ trương “không thích” của ngài không? Ngài có tin cái chủ trương “không tin” của ngài không?

Vị du sĩ ngỡ ngàng. Ông ta nói liều:

- Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin, thì cũng như vậy thôi, điều đó không quan hệ gì mấy.

Bụt từ tốn:
- Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do, người ta trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của mình mới là chân lý còn tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và cãi cọ được phát sinh từ thái độ cố chấp này. Những tranh chấp và cãi cọ ấy có thể kéo dài bất tuyệt, làm mất rất nhiều thì giờ quý báu và có thể tạo ra xung đột và chiến tranh. Vì vậy cho nên kiến thủlà trở ngại lớn lao nhất trên con đường tu học.

- Kiến thủ là gì?

- Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủ là cố chấp vào một nhận thức hay một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt, vì bị kẹt cho nên cánh cửa chân lý không còn cơ hội mở ra cho mình nữa.

Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này. Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai năm tuổi. Anh ta cưng chiều con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời mình. Một bữa nọ trong khi anh ta bỏ hàng đi vắng, kẻ cướp đến đốt xóm đốt làng, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, người cha trẻ thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đã cháy rụi của mình, anh ta tin ngay rằng con mình đã chết. Anh ta khóc lóc, làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé, vì thương con quá, anh ta cất tro của đứa bé vào một cái túi gấm và đi đâu cũng mang theo bên mình. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay ke cướp và tìm về được vào lúc nửa đêm Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy người cha trẻ đang ôm chiếc túi gấm đựng tro và than khóc một mình. Anh ta không chịu đứng dậy mở cửa. Anh ta tin rằng con anh đã chết thật rồi, và đứa trẻ đang gõ cửa ngoài kia là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đang cố tình trêu ghẹo anh. Vì vậy mà đứa con thật của anh ta phải thất thểu ra đi, và người cha khốn khổ kia vĩnh viễn mất đứa con duy nhất.

Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Ta sẽ không mở lòng ta ra được để đón nhận chân lý. Ta sẽ có cảm tưởng rằng ta không cần đi tìm sự thật nữa, vì ta đã có sự thật rồi. Lúc ấy nếu sự thật có tới gõ cửa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa.

Diganakha hỏi:

- Vậy giáo pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa không? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không?

- Giáo pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một lý thuyết. Nó không hình thành do công phu suy tư và ức đạt của trí năng, như những chủ thuyết chủ trương về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, nước, là đất, là gió hay là thần linh hoặc cho rằng vũ trụ hữu hạn hay vô hạn, hữu biên hay vô cùng v.v... Trí năng ức đạt và suy tư về sự thật cũng như con kiến bò quanh miệng bình bát không đưa ta đi đến đâu cả. Không, giáo pháp của tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên trí năng. Đó là kinh nghiệm thực chứng, những gì tôi nói ra tôi đều đã thực chứng, và ông bạn cũng có thể kiểm điểm lại bằng kinh nghiệm thực chứng của ông bạn. Tôi nói vạn vật là vô thường và không có tư ngã. Điều này tôi đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tại, và hoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì có thể đạt tới giải thoát và an lạc. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập và chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tã được thực tại, chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới làm cho ta tiếp xúc được với thực tại.

Diganakha thốt lên:

- Hay quá, hay quá, sa môn Gotama! Nhưng trong trường hợp mà có người nhận thức giáo pháp của ngài như một chủ thuyết thì sao?

Bụt im lặng gật đầu:

- Du sĩ Diganakha, câu hỏi của ông bạn hay lắm. Giáo pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo dựng, nhưng sau này và ngay cả bây giờ nữa, đã có thể có những người nhận giáo pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần nói rõ: giáo pháp của tôi là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, cũng như ngón tay chỉ lên mặt trăng không phải là mặt trăng. Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào. Này các bạn, giáo pháp tôi dạy cũng như một chiếc bè. Phải sử dụng nó để đi sang bên bờ bên kia, bờ giải thoát.

- Xin Bụt chỉ bày cho tôi con đường có thể vượt thoát được những cảm thọ sầu khổ.

- Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ không dễ chịu cũng như không khó chịu. Cả ba loại cảm thọ đều có gốc rễ hoặc trong thân thể hoặc trong tâm ý và nhận thức. Cảm thọ có sinh có diệt như bất cứ hiện tượng tâm vật lý nào. Phương pháp tôi chỉ bày là phương pháp quán chiếu. Quán chiếu để có thể thấy được bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Thấy được nguồn gốc của các cảm thọ rồi, ta sẽ thấy được bản chất của cảm thọ. Ta sẽ thấy cảm thọ cũng có tánh vô thường và vô ngã như tất cả các pháp khác. Sự sinh diệt của chúng dần dần sẽ không động được tới ta. Hầu hết các cảm thọ khổ đau của ta đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm của ta về thực tại. Nhổ bật gốc rễ của những sai lầm ấy lên thì khổ thọ không còn. Các vị nên biết: nhận thức của con người đầy dẫy sai lầm. Vạn pháp vô thường mà cho là thường, vạn pháp vô ngã mà cho là ngã. Đó là vô minh. Vô minh là nguồn gốc của khổ đau. Tu tập đạo giải thoát tức là diệt trừ vô minh của nhận thức. Điều này quý vị chỉ có thể thực tập bằng phép quán chiếu chứ không thể thực tập bằng cách cầu nguyện và tế tự.

Trong khi Bụt nói, các đại đức Sariputta và Moggallana đều có mặt. Họ đứng sau lưng người. Kaludayi cũng có mặt. Thầy thị giả Nagasamala cũng có mặt. Channa cũng có mặt, nhưng người thấu đạt sâu sắc những những lời Bụt nói là đại đức Sariputta. Thầy thấy tâm trí thầy sáng lên như có một mặt trời tỏa chiếu. Không ngăn được xúc cảm, thầy chắp tay sụp lạy xuống trước mặt Bụt.

Moggallana cũng cảm động không kém. Thấy bạn lạy xuống, thầy cũng lạy xuống. Du sĩ Diganakha đã thấy thấm thía từ lúc Bụt kể chuyện người cha trẻ mất con, bây giờ được hoàn toàn chinh phục. Thấy hai bạn lạy xuống, ông cũng lạy xuống. Ông xin Bụt được xuất gia theo học với người.

Kaludayi và Channa được chứng kiến cảnh tượng này rất lấy làm cảm động. Trong họ nảy sinh vừa niềm tin tưởng vừa sự tự hào.

Mấy hôm sau đó, hoàng hậu Vedehi cùng người của hoàng gia đưa thực phẩm đến cúng dường đại chúng. Hoàng hậu lại đem theo cả một cây bông sứ để trồng phía bên trái túp lều của Bụt. Hoàng hậu nhớ mãi câu chuyện tiền thân về cây bông sứ mà Bụt đã kể cho trẻ em trại sân rồng hơn một tháng trước.

Dưới sự hướng dẫn của Bụt, đại chúng tu học rất tinh tiến và đạt được rất nhiều tiến bộ. Các đại đức Sariputta và Moggallana đã trở nên những ngôi sao sáng nhờ sự thông minh, công phu hành trì và tài lãnh đạo của họ. Cùng với các vị đại đức khác như Kondanna và Kassapa, họ giúp Bụt tổ chức và hướng dẫn tăng đoàn một cách rất hữu hiệu. Uy tín của tăng đoàn càng ngày càng lên cao và vì vậy tại thủ đô Rajagaha đã bắt đầu có một luồng dư luận nói xấu Bụt. Nguồn dư luận này có thể đã phát xuất từ những giáo phái có tư tưởng cạnh tranh. Các vị đệ tử tại gia đến tu viện Trúc Lâm để cúng dường và học hỏi thỉnh thoảng lại nói đến nguồn dư luận này. Người ta đồn đãi rằng từ khi Bụt đến thành Vương Xá, người đã quyến rũ hàng ngàn người thanh niên tuấn tú theo một đạo mới. Họ nói không biết sau này bao nhiêu ngàn người con trai nữa sẽ bỏ nhà bỏ cửa theo Bụt, và bao nhiêu người con gái lớn lên sẽ không lập được gia đình và nối dõi được tổ tông.

Một số các vị khất sĩ không mấy hài lòng khi nghe những lời buộc tội này. Rốt cuộc tiếng đồn tới được tai Bụt. Bụt an ủi các vị khất sĩ và các vị đệ tử tại gia:

“Quý vị đừng phiền muộn về những lời đồn đãi đó. Những lời đồn đãi đó trước sau gì cũng sẽ im bặt”.

Mà đúng như thế. Chỉ trong vòng nửa tháng sau, không ai còn nói đến luồng dư luận kia nữa.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 7226)
Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật,có lẽ không có từ ngữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần phải phân biệtrõ ràng, nếu như muốn hiểu giáo lý thâm diệu của đạo Phật như hai từ "ChânĐế" và "Tục Đế". Thật vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinhthoát khổ sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bàycho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, đểchúng sinh, tự nỗ lực tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thếgiới Tục đế, đến thế giới Chân đế...
29/08/2011(Xem: 14194)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 11202)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 2098)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 8524)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 6884)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1866)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
11/04/2011(Xem: 7501)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2311)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 3353)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]