Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 21: Hồ sen

13/01/201110:08(Xem: 9242)
Chương 21: Hồ sen

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---


5.

Chương 21

HỒ SEN

Bọn trẻ đi rồi, Bụt đứng dậy đi thiền hành. Người đi ra phía bờ sông. Người vén cao chéo áo, lội qua sông. Qua sông, Bụt theo con đường giữa hai ruộng lúa đi tới cái hồ sen quen thuộc. Người dừng lại bên hồ.

Ngắm những ngó sen, lá sen và hoa sen trong hồ. Bụt thấy vị trí và hình dáng khác nhau của mỗi thứ. Bụt biết những củ sen không bao giờ vượt ra khỏi bùn, Bụt biết có những cọng sen còn đang nằm dưới mặt nước, có những lá sen còn cuốn lại, một nửa ở dưới nước, một nửa ở trên không. Có những bông sen đã trồi lên khỏi mặt nước nhưng búp còn ngậm. Có những bông sen đang hé nở. Có những bông sen đã nở lớn. Lại có những cái gương sen không còn mang theo cánh sen nào. Có những bông sen màu trắng, có những bông sen màu xanh, có những bông sen màu hồng. Quán sát hồ sen, Bụt thấy con người cũng vậy. Mỗi người có một căn tính khác nhau. Devadatta không giống Annda, Yasodhara không giống phu nhân Pamita mẹ nàng, Sujata không giống Bala. Tính tình, đức độ, sự thông minh và tài trí mỗi người một khác. Con đường giải thoát mà Bụt đã tìm ra cần được diễn bày nhiều cách để có thể thích ứng với mọi lớp người. Khi Bụt dạy dỗ bọn trẻ con trong xóm, người đã tự nhiên tìm được những phương tiện để diễn giải đạo lý cho chúng hiểu. Những phương tiện này có thể được gọi là những cánh cửa mở ra để con người đi vào và hiểu được giáo pháp: có thể gọi đó là những pháp môn. Vậy pháp môn là kết quả tự nhiên giữa sự tiếp xúc giữa Bụt và quần chúng, chứ không phải là do sự sắp đặt đơn phương của Bụt khi ngồi dưới cội bồ đề. Nghĩ như vậy, Bụt thấy rằng đã đến lúc người cần trở lại với xã hội con người. Trở lại để cho vành xe chánh pháp bắt đầu chuyển động trên con đường gieo rắc những hạt giống của đạo giải thoát. Bốn mươi chín ngày đã đi qua từ khi đạo tỉnh thức đã được chứng đạt. Bụt quyết định trưa mai sẽ rời tụ lạc Uruvela, tạm biệt khu rừng êm mát bên sông Neranjara, tạm biệt cây bồ đề và bọn trẻ. Bụt định đi tìm hai vị đạo sư của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Bụt tin rằng hai vị này nếu được Bụt chỉ bày sẽ có thể đạt tới quả vị giác ngộ rất mau chóng. Bụt dự tính sau khi giúp hai người này, Bụt sẽ đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh để giúp họ, và sau đó người mới trỏ về Vương Xá gặp quốc vương xứ Magadha.

Sáng hôm sau, Bụt mặc áo ca sa mới, ôm bát và đi vào thôn Uruvela khi trời còn mờ sương. Người tìm tới nhà Svastika. Bụt báo tin cho chú bé biết là người sẽ rời khỏi Uruvela sáng nay. Svastika thức các em dậy. Tất cả đều buồn rầu khi nghe tin Bụt sắp đi. Bụt xoa đầu từng đứa để từ giã. Svastika và mấy đứa em muốn đưa tiễn Bụt ra khỏi làng, nhưng Bụt còn muốn từ giã Sujata, cùng với bọn trẻ, người đi vào xóm. Khi Bụt đến nhà Sujata thì cô bé đã dậy. Nghe tin Bụt sắp đi, Sujata khóc. Bụt nói:

- Ta phải tạm xa các con để đi lo cho tròn trách vụ, nhưng ta hứa là sẽ trở lại đây thăm các con mỗi khi có dịp thuận lợi. Ta cám ơn các con. Các con nhớ sống và làm theo những lời ta dặn, như thế là các con sẽ không bao giờ xa cách ta. Sujata, con hãy lau nước mắt và cười lên đi.

Sujata lấy chéo áo sari lau nước mắt và gượng cười để Bụt vui lòng. Bọn trẻ đưa Bụt ra cổng làng.

Tới bờ sông, vừa định chia tay với bọn trẻ thì Bụt trông thấy một sa môn trẻ từ phía ruộng đi lên. Thấy Bụt, vị sa môn này chắp tay chào rồi nhìn sững Bụt . Một lúc sau, ông ta mới nói:

- Sa môn, dáng điệu ngài trầm tĩnh lắm. Thần sắc ngài rạng rỡ. Ngài tên là gì, và ai là vị đạo sư của ngài?

Bụt trả lời:

- Tôi tên là Siddhatta Gotama. Tôi đã học với nhiều thầy, nhưng hiện tại thì không ai làm thầy của tôi cả, còn thầy, thầy tên gì và đang đi đâu?

Vị sa môn đáp:

- Tôi là sa môn Upaka. Tôi mới từ đạo tràng của đạo sư Uddaka Ramaputta tới.

- Đạo sư Uddaka có mạnh giỏi không, thầy?

- Đạo sư Uddaka mới tịch cách đây mấy hôm.

Nghe nói đạo sư Uddaka đã tịch, Bụt thở dài. Như vậy là Bụt không có dịp để giúp ông ta. Bụt hỏi thêm:

- Vậy thì thầy đã có dịp thọ giáo với đạo sư Alara Kalama chưa?

Sa môn Upaka nói:

- Tôi cũng đã từng được học với đạo sư Alara Kalama. Đạo sư cũng đã tịch rồi.

Như vậy là hai vị thầy đầu mà Bụt từng theo học đã theo nhau tịch. Bụt hỏi thêm:

- Vậy thầy có biết sa môn Kondanna không?

Upaka đáp ngay:

- Có, tại đàng tràng cũ của đạo sư Uddaka, tôi có nghe nói rằng sa môn Kondanna, cùng với bốn vị sa môn bạn hữu hiện đang tu ở Isipatana, trong vườn Nai, gần thành Baranasi. Sa môn Gotama, xin ngài cho phép tôi từ biệt. Tôi còn phải đi trọn ngày hôm nay mới tới được nơi tôi muốn tới.

Bụt chắp tay từ giã sa môn Upaka, rồi quay lại bọn trẻ. Người nói:

- Các con, bây giờ ta sẽ lên đường đi Baranasi. Ta sẽ đi tìm gặp năm người bạn tu khổ hạnh của ta.Thôi nắng đã lên rồi, các con về đi.

Nói xong, Bụt chắp tay từ giã. Người đi dọc theo bờ sông đi về hướng Bắc. Người biết rằng con đường này tuy dài hơn, nhưng dễ đi hơn. Sông Neranjara đi lên hướng Bắc và sẽ đổ vào sông Hằng. Gặp sông Hằng, người sẽ theo bờ sông đi ngược về phương Tây. Chừng sáu ngày đường Bụt sẽ tới làng Pataligrama. Tại đây người sẽ vượt ngang sông Hằng. Bên kia sông là kinh đô Baranasi của vương quốc Kasi.

Bọn trẻ chắp tay đứng nhìn Bụt cho đến khi người đi khuất. Đứa nào cũng buồn hiu. Sujata lại khóc. Svastika cũng muốn khóc, nhưng cậu bé cầm lại được. Các em mình còn đứng đó, khóc sao cho tiện. Cuối cùng Svastika nói:

- Chị Sujata, em chào chị. Em phải về đưa trâu đi ăn. Các em, ta về nhà đi thôi. Bala, hôm nay em phải tắm cho thằng Rupak. Đưa Bhima đây anh ẳm cho.

Trên con đường bờ sông, bọn trẻ âm thầm đi về xóm cũ.

***

Thầy Anada là một vị sa môn tính tình nhu hòa rất dễ mến. Người thầy rất đẹp. Thầy có trí nhớ thật diệu kỳ, bất cứ Bụt dạy điều gì, thầy đều ghi nhớ không sót một mảy. Thầy đã nhắc lại mười một điều mà Bụt nói trong kinh chăn trâu, theo thứ tự trước sau. Vị sa môn trẻ Svastika nghĩ rằng tất cả những gì mà chú vừa thuật cho thầy nghe, thầy đều đã ghi vào trong ký ức của thầy đầy đủ.

Trong khi thuật lại giai đoạn Bụt còn ở trong rừng với bọn trẻ, Svastika thường thỉnh thoảng ngước mặt nhìn ni sư Gotami. Chú thấy hai mắt bà lóng lánh. Chú biết bà rất ưa được nghe những chuyện này chú đã cố gắng thuật lại với thật nhiều chi tiết. Bà rất vui khi nghe chú kể tới những chuyện như chuyện bọn trẻ cũng ngồi im lặng ăn quít với Bụt ở trong rừng.

Rahula nghe Svastika kể chuyện cũng rất lấy làm thích thú, còn thầy Assaji nữa. Thầy là người nghe im lặng nhất từ cả ngày hôm qua cho đến ngày hôm nay. Chú biết thầy là một trong năm vị sa môn từng tu khổ hạnh với Bụt tại Uruvela. Chú rất muốn được thầy kể lại cuộc gặp gỡ giữa Bụt và năm thầy sau sáu tháng xa cách, nhưng chú chưa dám. Vừa lúc ấy thì ni trưởng Gotami lên tiếng:

- Chú có muốn đại đức Assaji kể cho chú nghe về những gì đã xảy ra cho Bụt từ khi Bụt rời khỏi Uruvela không? Đại đức Assaji đã từng thân cận với Bụt trong suốt mười năm nay, chính ta cũng chưa được nghe ai kể hết về những gì đã xảy ta trong mười năm hành đạo của người. Thưa sa môn Assaji, chúng tôi có thể thỉnh cầu đại đức kể lại cho chúng tôi nghe về quãng đời đó của Bụt được không?

Thầy Assaji chắp tay đáp lễ:

- Xin ni sư cứ gọi tôi bằng thầy, vừa đơn giản vừa thân mật. Vâng hôm nay chúng ta nghe chú Svastika kể cũng đã nhiều rồi, và cũng lại gần đến giờ thiền tọa buổi tối. Vậy chiều mai xin mời ni sư, đại đức Ananda và hai chú sang liêu xá tôi. Nhớ gì, tôi sẽ xin tường thuật lại hết cho quý vị nghe.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 6024)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2039)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 2935)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
02/02/2011(Xem: 4778)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
01/02/2011(Xem: 2258)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 19034)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3354)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2285)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 42883)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 1724)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567