Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tự tại trước mọi hoàn cảnh

04/04/201208:21(Xem: 1731)
Phật tự tại trước mọi hoàn cảnh


ducphatthichca


PHẬT TỰ TẠI TRƯỚC MỌI HOÀN CẢNH



     Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh. Chỉ trong vòng vài năm mà Phật đã độ được vô số người. Ngoại đạo thấy nhiều người xuất gia theo Phật, các tín thí cúng dường Phật và Tăng đoàn làm họ thiệt thòi về quyền lợi, mất sự cung kính và lợi dưỡng thì tìm cách nói xấu, bôi nhọ và tung ra những tin đồn thất thiệt nhằm hạ uy tín và phẩm chất của Phật cùng Tăng đoàn.

     Một số ngoại đạo thấy không có kết quả nên bắt đầu lập mưu kế khác, chúng xúi giục một cô gái ngoan đạo khá xinh đẹp thường xuyên lui tới Tịnh xá Kỳ Viên để nghe pháp và làm quen với các Phật tử để mọi người biết mặt. Cô ta thường đi về hướng Tịnh xá mỗi khi chiều tối để tạo sự chú ý, cứ như vậy kéo dài trong nhiều tháng. Sau cô lấy rơm độn vào bụng từ nhỏ đến to dần để chứng minh cho mọi người biết việc mình đang có thai.

     Cho đến một hôm cô dùng cái gáo bằng gỗ độn vào bụng để bụng săn chắc và to lớn hơn rồi dùng dây thắt ngang lưng, mặc áo bầu dành cho người có thai đi tới Tịnh xá Kỳ Viên trong lúc Phật đang thuyết pháp. Cô đi nhanh đến với vẻ mặt giận dữ trước Phật rồi dùng tay chỉ vào cái bụng mà nói thật lớn: “Này sa môn Cồ Đàm, ông chuyên sử dụng lời nói đạo đức để lừa dối thiên hạ, ông đã dùng lời ngon ngọt dụ dỗ tôi và chiếm đoạt tôi. Tôi bây giờ bụng mang dạ chữa, ông phải có trách nhiệm lo cho tôi và đứa con trong bụng chứ? Trời ơi, mọi người hãy làm chứng cho tôi, có ai ăn ở thất nhơn ác đức như sa môn Cồ Đàm không?”

     Nói xong, cô giả vờ khóc lóc rất thảm thiết, ai thấy vậy cũng không khỏi bàng hoàng. Đức Phật bình tĩnh lắng nghe lời cô nói từ đầu đến cuối rồi ôn tồn trả lời: “Này cô gái, những gì cô vừa nói chỉ có tôi và cô biết được sự thật như thế nào.” Trước sự vu cáo như thế mà Phật vẫn an nhiên, bình thản khiến cô ta bắt đầu run sợ rồi quýnh quáng quờ quạng cái bụng và vấp ngã xuống đất. Sợi dây buột đứt ra và cái gáo bị văng ra ngoài, cả bốn chúng đều ồ lên một tiếng khiến cô quá xấu hổ, vội vàng chạy đi mất.

     Do dính mắc vào quyền lợi và bị giảm bớt sự cung kính của nhiều người nên ngoại đạo lên phương án và kế hoạch làm hạ uy tín của Phật. Nhưng bằng sự bình tĩnh và sáng suốt của một người đã làm chủ được thân tâm nên đức Phật an nhiên, tự tại chứng minh cho đời sự trong sạch của mình. Người ngoại đạo do tu tập chưa tới nên sự hiềm hận và ganh ghét phát khởi mà tìm cách huỷ hoại Phật pháp, những người như vậy họ đáng thương hơn đáng trách. Kẻ làm ác hại người chắc chắn sẽ bị luật nhân quả trừng trị khi đủ nhân duyên. Ngoại đạo không đủ sức ra tay nên phải nhờ một người phụ nữ chân yếu tay mềm đi bôi xấu Phật, nhưng chính sự yếu đuối và giả dối của cô làm cô biết xấu hổ mà bỏ chạy, bằng không hậu quả xảy ra sẽ đến cỡ nào.

     Vào một lần khác khi Phật đi khất thực trong làng Bà-la-môn nọ, một Bà-la-môn vì ganh ghét, tật đố nên cứ đi theo sau và kêu tên chửi Phật. Phật vẫn cứ làm thinh, vẫn chậm rãi bước đi trong tự tại, bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ông ấy tức quá chạy lên phía trước chặn đường Phật lại hỏi: “Cồ Đàm, ông có điếc không, tại sao tôi chửi mà ông vẫn làm thinh?” Phật không trả lời mà chỉ hỏi lại: “Giả sử trong nhà ông có đám giỗ và ông mời khách đến dự. Khi khách ra về ông đem quà biếu tặng mà họ không nhận thì quà ấy thuộc về ai?” “Tôi tặng mà họ không nhận thì quà ấy thuộc về tôi chớ về ai?” “Cũng vậy, ông chửi Ta từ sáng sớm đến giờ Ta đâu có nhận nên trong lòng Ta vẫn bình yên, hạnh phúc.”

     Chúng ta thấy, Phật không gồng mình mím môi nhẫn chịu mà bình tĩnh, an nhiên vì Ngài dùng trí tuệ để soi sáng nên biết người đó đang ôm ấp nỗi khổ, niềm đau mới nóng nảy chửi mắng như thế. Họ thật đáng thương hơn đáng ghét. Chúng ta ngày nay tu mà giả sử có ai nói “Ông đó tu hú chớ tu cái gì” mà mình thật tu thì sẽ không nổi giận, mà đã nổi giận thì đó là tu hú chớ còn gì nữa. Song, cái bệnh chung của chúng ta là ưa thọ nhận nên ai động tới thì mình dính mắc liền mà quyết ăn thua đủ, từ đó sanh ra phiền não mà phải chịu khổ đau.

     Đức Phật đã dạy ai còn thấy hơn, thấy thua là còn khổ. Hơn người thì thêm oán hờn, thua người thì đêm trằn trọc, không ngon giấc. Chỉ khi nào ta bỏ được hơn thua thì tâm ta mới bình yên, an ổn, nhẹ nhàng. Vậy trong gia đình cho tới ngoài xã hội chúng ta phải sống và tu như thế nào để được tốt đẹp, trọn vẹn đây? Trong gia đình khi chồng lớn tiếng thì vợ bớt lời, phải nhẫn nhịn nhường, chồng nói vợ nghe. Người ngoài ta còn phải nhẫn nhịn thì nói chi đến nhẫn nhịn người trong nhà. Chúng ta nhẫn nhịn được tức là mình đã tự chế ngự được sự nóng giận của bản thân.

     Nhịn người lớn hơn hoặc bằng mình thì còn dễ, nhịn người nhỏ tuổi hơn mình mới thật là khó. Có những người nhỏ kém đức hạnh nên ăn nói thô lỗ, nhưng chẳng lẽ chúng ta lại đi cãi vã với họ sao? Cho nên, ta nhịn tất cả, lớn nhỏ gì cũng cần phải nhẫn nhịn thì tâm ta mới bình yên, không dậy sóng. Chúng ta nên từ bi nhẫn nhục không chỉ đối với người ngoài mà còn đối với người trong gia đình thì cuộc sống mới vuông tròn, tốt đẹp.

     Nếu muốn trở thành một Phật tử chân chính thì ta phải có tâm từ bi, có đức nhẫn nhục và có lòng bao dung. Đã là Phật tử mà có ai động tới thì đều nổi giận, hoặc thấy người khổ mà không thương, không giúp thì có xứng đáng được gọi là Phật tử không? Chúng ta phải biết rằng, trên đường tu luôn gặp nhiều chướng duyên, mà chướng duyên tức là thắng duyên. Nếu không hiểu chúng ta sẽ nghĩ chẳng lẽ mình không có phước nên mới gặp chướng duyên, nghịch cảnh hoài.

     Người tu hạnh nhẫn nhục mà đi đến đâu cũng được mọi người quý kính thì chưa thể thực hành hạnh nhẫn nhục. Ví như đức Phật nếu không có người mạ lị, chửi mắng, vu oan giá hoạ thì làm sao chúng ta thấy được đức tánh cao cả của Ngài. Nhờ có kẻ càn bướng dám mắng chửi Ngài chúng ta mới thấy được nhẫn lực phi thường của Phật. Chúng ta tu mà có người kính, có người chửi, có người khinh mà mình đều tự nhiên như không thì mới gọi là người chân thật tu hành.

     Đa số Phật tử ngày nay cứ ngỡ tu là cúng kính, là làm phước mà không biết tu là xây dựng cho bản thân mình một tâm hạnh từ bi nhẫn nhục. Vì vậy, những trở ngại trên đường tu chúng tôi không gọi là trở ngại mà gọi là thắng duyên. Nhờ có người chửi mắng, phỉ báng chúng ta mới thực hành trọn vẹn hạnh nhẫn nhục, nếu không thì mình đâu biết đạo lực tu của mình đến đâu?

     Quý Phật tử tu đừng sợ khó và sợ bị thử thách, bởi thử thách chính là cơ hội tốt để chúng ta thể hiện tinh thần tu hành của bản thân. Tu là có sức an nhẫn, có sức chịu đựng mọi thử thách chứ tu không phải để đón nhận mọi thứ an lành. Người tu cũng như người chèo thuyền đi ngược nước, ngược gió; nếu thả lơi thì thuyền sẽ trôi ra tới biển, nếu ra sức chèo thì thuyền mới đến tận nguồn, tận nơi chúng ta muốn. Người tu hành mà muốn gì được nấy thì còn gì gọi là tu.

     Khi hiểu được ý nghĩa của sự nhẫn nhục thì chúng ta không còn than van trong việc tu hành sao gặp nhiều khó khăn quá. Vị nào tu mà gặp trở ngại thì nên vui mừng nói với huynh đệ “tôi thật là đại phước, tu gặp cả mười trở ngại và tôi đều vượt qua hết”. Vậy đó, nhờ có trở ngại chúng ta mới thành công, không có trở ngại thì làm sao thành công được. Cũng vậy, ta tu là để mỗi ngày được thanh tịnh, sáng suốt. Muốn được như vậy thì tất cả trở ngại chúng ta đều phải vượt qua và xem đó như trò chơi, không có gì đáng để bận tâm. Ta tu như vậy mới gọi là thật tu; còn tu mà sợ khổ, sợ khó, sợ bị trở ngại, mong được sung sướng thì đó không phải tu để được giác ngộ-giải thoát.

     Đức Phật thường dạy: “Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai.” Nếu Phật có quyền ban phước giáng họa cho người thì chắc rằng Phật không dạy chúng ta phải nhẫn nhục, phải từ bi và tu nhân quả. Ta gây nhân tốt thì được quả tốt, gây nhân xấu thì chịu quả xấu. Nếu Phật cho được thì chúng ta đâu cần gieo nhân tốt làm chi, cứ lạy Phật thì Phật sẽ cho. Vậy Phật có cứu chúng ta không? Phật chỉ cho chúng ta một con đường vượt thoát mọi khổ đau, ai đi đúng đường thì an vui hạnh phúc, ai đi sai đường thì phiền muộn đau khổ.

     Tóm lại, chúng ta tu Phật là phải mở rộng lòng từ bi và đức nhẫn nhục. Sự nhẫn nhục, từ bi đó phải từ sự tu sửa của chúng ta chớ không phải từ nơi đâu đem đến. Công phu có được chính do sự huân tập hàng ngày mà thành tựu. Vì vậy, chúng ta nên tập đức từ bi, nhẫn nhục trong từng giây phút trong cuộc sống để có đủ đạo lực khi gặp các chướng duyên. Ngày này, giờ này chúng ta thấy thua thiệt nhưng phước đức sẽ sâu dày ở nhiều đời, nhiều kiếp không bao giờ mất.

     Không có một vị Phật nào ngẫu nhiên thành Phật mà các Ngài đều do tu hành mà đắc thành Chánh quả. Cũng vậy, không có vị Bồ-tát nào bỗng dưng thành Bồ-tát mà tất cả đều qua vô lượng kiếp tu hành, dấn thân vào đời để làm lợi ích cho chúng sinh. Nên vì vậy, là đệ tử Phật chúng ta phải cố gắng tu tập chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc mới xứng đáng với những lời Phật dạy.

     Người tu hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm không phải chỉ người mới tu bị khảo đảo mà càng tu lâu thì sự khảo đảo càng nhiều. Người tu cũng giống như đứa học trò đi học, học cấp 1 thì bài học dễ, học cấp 2 thì bài học khó hơn một chút, tới học cấp 3 thì bài học lại càng khó hơn nữa và cứ như thế học càng cao chừng nào thì bài học càng khó chừng nấy. Do đó, ta đừng tưởng rằng tu cao rồi mọi việc xảy ra đều được như ý. Cho nên, ta tu lâu lâu thì cũng có người đến kiếm chuyện chửi mắng để xem thử mình còn sân giận hay không.

     Nếu chúng ta còn giận thì phải thấy mình còn dở mà nỗ lực tiến tu nhiều hơn nữa để điều phục cơn giận của chính mình. Như vậy, chúng ta tu mà có cơ hội thử thách nhiều thì mới biết sức tu của mình có tiến hay không. Chính vì vậy, nói đến tu là nói đến sự kham nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh. Người tu mà không chịu nhẫn nhục thì đâu có giá trị thiết thực trong việc chuyển hoá phiền não tham-sân-si.

     Tại sao chúng ta phải tu hạnh kham nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh? Phật nói thế gian chúng ta đang ở là Ta bà khổ, muốn sống trong cõi Ta bà phải có sức chịu đựng bền bỉ. Ta bà còn có nghĩa là kham nhẫn, “kham” là có thể chịu được, “nhẫn” là nhận chịu, kham nhẫn là sự nhịn chịu. Nỗi khổ, niềm đau ở cõi Ta bà chúng ta có thể chịu nổi chứ không phải là không chịu được, nếu chịu không được thì ta làm sao sống được. Bằng chứng là có một số người vì chịu không nỗi nên mới tự tử chết, còn ai đang sống tức là có sức nhẫn nhịn chịu nhiều hay ít mà thôi, có kham nhẫn mới sống được trong cõi Ta bà này.

     Song, nhẫn ở đây không phải chỉ nhận chịu sự mắng chửi, vu oan, huỷ nhục hoặc cách thức đối xử tệ bạc của người đời mà nhẫn ở đây là nhịn chịu mọi trường hợp không như ý. Trong cuộc sống, người thế gian thường quan niệm nhẫn là khi người ta nói làm trái tai gai mắt, nói lời hung dữ, chửi mắng thì mình phải trân mình, gồng mình, mím môi lại để mà nhịn chịu. Nhẫn theo cách này thì có giới hạn vì còn sự đè nén bên trong, chúng ta có thể nhẫn lần thứ nhất, thứ hai, rồi đến lần thứ ba thì nhẫn không nổi nữa. Đến lúc không chịu nổi nữa thì nổi trận lôi đình rồi quyết ăn thua đủ với người đó.

     Phật dạy chúng ta nhẫn không phải gồng mình nhịn chịu mà phải thấy lời nói như gió thoảng mây bay, nhờ có trí tuệ soi sáng nên thấy mọi việc trái ý nghịch lòng rất nhẹ nhàng, êm ái. Phật dạy người xấu ác hay mắng chửi, hãm hại người khác cũng giống như kẻ ngậm máu phun người tự làm dơ miệng mình. Cũng như người đứng ngược gió ném bụi, người đứng dưới gió hốt bụi ném thì gió sẽ đùa bụi trở lại phủ trên đầu, trên mặt người ném. Người bị ném thì bụi không bay tới nên họ chẳng hề gì. Như vậy, người nóng giận chửi mắng hay huỷ nhục người khác chưa hại được ai mà đã tự làm cho mình khổ đau, khó chịu.

     Hoặc đang khi trời nóng bức mà chúng ta phải làm việc ngoài trời, mồ hôi ra nhễ nhại nhưng mình vẫn vui, không bực bội, khó chịu, không bỏ dỡ công việc thì cũng là sự nhẫn chịu. Nhẫn không phải chỉ là sự nhẫn nhịn khi bị người chửi mắng, lấn hiếp mà chúng ta còn phải nhẫn nhịn với hoàn cảnh khắc nghiệt, nhẫn với bản thân trong mọi điều kiện. Thân nhọc nhằn, nóng bức, đói rét cũng phải kham chịu, đó là nhẫn ở tâm mình và nhẫn ở thân mình.

     Một lần khác Phật cũng đi giáo hóa ở một làng Bà-la-môn nọ, số người tu theo Bà-la-môn bỏ tu theo Phật ngày càng đông. Một thầy Bà-la-môn quá tức giận nên sinh tâm thù ghét, oán hờn Phật. Nhân lúc Phật đi khất thực ngang qua làng, ông nhân cơ hội trả thù bèn đi theo sau Phật chửi nhưng Phật vẫn ung dung, bình thản bước đi. Đến ngã tư đường Phật lấy tọa cụ trải trên đất rồi ngồi kiết già, thầy Bà-la-môn chạy lại trước Phật hỏi: “Cồ Đàm, ông thua tôi chưa?” Phật bèn nói kệ:

 Người hơn thì thêm oán

 Kẻ thua ngủ chẳng yên

 Hơn thua hai đều xả

 Ấy được an ổn ngủ.

     Phật dạy, người tranh giành để mình được hơn kẻ khác thì người thua càng thêm oán giận, thù hằn mà tìm cách làm hại lại; kẻ thắng thì dương dương tự đắc, cứ nghĩ mình hay hơn người nên sinh tâm cống cao ngã mạn coi thường mọi người, làm tăng trưởng thêm sự sân hận. Cho nên, cả hai ý niệm hơn thua đều phải buông xả thì tinh thần mới được an ổn, thoải mái mà ngủ nghỉ. Chúng ta thấy, người giành hơn và kẻ thấy mình thua đều sẽ chuốc lấy khổ đau. Thế cho nên, chúng ta phải sáng suốt nhờ biết quán chiếu thường xuyên nên buông xả bỏ qua mà không buồn, không giận.

     Trường hợp nếu ta là người tốt mà bị người khác chê bai, chỉ trích thì ta cũng hãy bình thản, an nhiên mĩm cười mà thôi. Chỉ có người bị chê mà vẫn tươi tỉnh, vui vẻ, ai nói sao cũng cười thì người đó mới trọn vẹn là tốt. Đó mới là chân thật nhẫn nhục, không phải sự gồng mình chịu đựng mà là dùng trí tuệ thấy đúng lẽ thật. Vậy tất cả người tu muốn cho tiến bộ, có kết quả tốt là phải có đức nhẫn nhục, kham chịu trong mọi hoàn cảnh.

     Chúng ta thường xuyên thực tập quán tâm trong tâm sẽ giúp ta biết về tâm một cách vững vàng. Không ai biết tâm mình bằng chính mình, tâm mình nghĩ xấu nghĩ tốt mình đều biết cả. Mình có thể giấu diếm, qua mặt người khác nhưng mình không thể che giấu chính mình. Khi quán tâm chúng ta sẽ thấy tâm vô thường, luôn biến chuyển, đổi thay như một dòng nước chảy. Việc bị bôi xấu, bị mắng chửi, bêu rếu trước mặt nhiều người đều do sự tác động của nhân quả xấu chiêu cảm. Nhưng chúng ta tu là mục đích để chuyển nghiệp và hoá giải nghiệp nên mình không đổ thừa tại-bị-thì-là. Nếu không dám can đảm nhận chịu mọi thứ tốt xấu trong cuộc sống mà cứ mãi đổ thừa cho nghiệp rồi buông tay tới đâu thì tới, thì chúng ta không thể tu hành tiến bộ được.

     Việc tìm cách bôi nhọ hay mắng chửi để hạ uy tín người khác mà không dám trực tiếp đối diện là tâm địa của những quá ích kỷ và sợ hãi nên phải viết kịch bản, phải dàn dựng đủ thứ. Người tu như chúng ta trong thời hiện tại có cần phải lên tiếng đính chính việc vu oan giá hoạ này để mang lại thanh danh cho bản thân mình không, hay chúng ta phải thực tập im lặng? Nếu chúng ta đã quyết tâm tu học thì việc bôi xấu hay mắng chửi đó đúng hay sai nếu có ai hỏi thì mình trả lời còn không thì thôi, ta không cần phải đính chính.

     Sở dĩ đức Phật nhiều lần bị huỷ nhục, bị mắng chửi nhưng Ngài vẫn im lặng, không đính chính là vì Ngài đã an nhiên, tự tại, làm chủ được bản thân. Chúng ta thấy, những gì đang diễn ra và đang xảy ra trước mắt đều là vô thường, thoáng qua nhanh. Người đi bôi xấu hay mắng chửi ta là do lòng tham lam, ích kỷ, do tâm ganh ghét, tật đố sai sử. Người đó đang lạc đường nên rất bơ vơ, đau khổ và sợ hãi nên thường sống trong đau khổ lầm mê.

     Sự kham nhẫn còn cần phải thực hành đối với thời tiết thất thường và sự tấn công của các loài sinh vật. Thời tiết thay đổi với sự nóng lên của trái đất, nước biển ngày càng dâng cao, con người phá huỷ rừng khai thác gỗ ngày càng nhiều nên nơi nào nóng thì nóng hơn, nơi nào lạnh thì lạnh hơn vì mất cân bằng âm dương. Thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng lớn đến đời sống loài người, sự trồng trọt các loại hoa màu trở nên khó khăn, hao hụt, tốn kém nhiều và bệnh tật ngày càng phát sinh thêm.

     Thời tiết nóng bức làm cho con người dễ trở nên cáu gắt, bực tức và không kìm chế được cơn giận. Thời tiết quá lạnh thì làm con người dễ trở nên trầm cảm. Chúng ta sống trong môi trường lạnh, môi trường mát mẻ hay môi trường nóng bức đều do sự chiêu cảm của nghiệp báo. Người có thói quen nóng nảy hay bực bội, khó chịu thì sống trong môi trường nóng bức, ngột ngạt, chật chội. Người có lòng từ bi, biết kham nhẫn, biết tha thứ, biết bao dung và độ lượng thì sinh ra trong môi trường mát mẻ, thời tiết thuận lợi.

     Cho nên, khi gặp hoàn cảnh khắc nghiệt chúng ta không nên ngồi đó mà than thân trách phận hay đổ thừa tại-bị-thì-là. Chúng ta hãy biết nhìn lại chính mình, nếu nóng quá thì mặc đồ mát, còn lạnh quá thì mặc áo ấm. Ta biết kham nhẫn với thời tiết là đã biết cách điều hoà trong cuộc sống vì luôn giữ cho tâm mình an ổn để làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, người thân và xã hội. Chúng ta hãy thực tập kham nhẫn, nhịn chịu trong mọi hoàn cảnh và sống với tâm tỉnh giác thì việc gì cũng tốt đẹp hết.             

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2011(Xem: 14056)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
21/07/2011(Xem: 11073)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
16/05/2011(Xem: 2074)
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy.
07/05/2011(Xem: 8439)
Ở Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
19/04/2011(Xem: 6801)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
16/04/2011(Xem: 1842)
Phát tâm bồ đề là bước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bi và trí tuệ là triển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
11/04/2011(Xem: 7306)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2285)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 3321)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
02/02/2011(Xem: 5496)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]