Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật

24/11/201011:10(Xem: 10377)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật

BỘ ẢNH
VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…

Tại vườn Lumbini, Hoàng hậu Mahāmāyā ngự đến một cây Sālā có thân to, đầy hoa đang nở rộ. Khi đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp và rất vững vàng. Liền lúc ấy, hoàng hậu trở dạ, các cung nữ lập tức che màn xung quanh nơi đang đứng ; khi ấy, Đức Bồ-tát cao quý đản sinh ra đời khỏi lòng hoàng hậu Mahāmāyā một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi với bàn chân phải bước xuống trước, ví như một vị pháp sư rời khỏi pháp tòa. Khi ấy, là vào ngày thứ sáu, ngày trăng tròn tháng Vesākha (nhằm ngày rằm tháng tư) năm 623 trước tây lịch, đúng mười tháng trụ thai trong lòng mẹ.
Tại vườn Lumbini, Hoàng hậu Mahāmāyā ngự đến một cây Sālā có thân to, đầy hoa đang nở rộ. Khi đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp và rất vững vàng. Liền lúc ấy, hoàng hậu trở dạ, các cung nữ lập tức che màn xung quanh nơi đang đứng ; khi ấy, Đức Bồ-tát cao quý đản sinh ra đời khỏi lòng hoàng hậu Mahāmāyā một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi với bàn chân phải bước xuống trước, ví như một vị pháp sư rời khỏi pháp tòa. Khi ấy, là vào ngày thứ sáu, ngày trăng tròn tháng Vesākha (nhằm ngày rằm tháng tư) năm 623 trước tây lịch, đúng mười tháng trụ thai trong lòng mẹ.
Đạo sĩ asita là một vị quốc sư tinh thông tướng pháp, đoán số và biết cả quá khứ, vị lai nên sau khi xem xét kỹ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trên người của thái tử, và biết rằng thái tử sẽ thành một vị Phật trong tương lai.
Đạo sĩ asita là một vị quốc sư tinh thông tướng pháp, đoán số và biết cả quá khứ, vị lai nên sau khi xem xét kỹ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp trên người của thái tử, và biết rằng thái tử sẽ thành một vị Phật trong tương lai.
Năm ngày sau khi sanh, tám vị Bà-la-môn tinh thông lỗi lạc được mời vào hoàng cung để tham dự lễ đặt tên cho Thái tử. Bảy vị tiên tri thái tử sẽ là một vị Chuyển luân vương hoặc sẽ là một vị Phật vô thượng ở thế gian. Duy nhấT chỉ có vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất tên Koṇḍañña quả quyết rằng Thái tử chắc chắn sẽ xuất gia và thành Phật.
Năm ngày sau khi sanh, tám vị Bà-la-môn tinh thông lỗi lạc được mời vào hoàng cung để tham dự lễ đặt tên cho Thái tử. Bảy vị tiên tri thái tử sẽ là một vị Chuyển luân vương hoặc sẽ là một vị Phật vô thượng ở thế gian. Duy nhấT chỉ có vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất tên Koṇḍañña quả quyết rằng Thái tử chắc chắn sẽ xuất gia và thành Phật.
Lúc 7 tuổi, Thái tử được dẫn đi dự lễ Hạ điền của hoàng gia. Lúc mọi người vui chơi lễ hội thì Thái tử ngồi dưới cội cây trâm tham thiền và đắc được sơ thiên. Khi vua cha trở lại thấy Thái tử như thế liền quỳ xuống đảnh lễ con mình.
Lúc 7 tuổi, Thái tử được dẫn đi dự lễ Hạ điền của hoàng gia. Lúc mọi người vui chơi lễ hội thì Thái tử ngồi dưới cội cây trâm tham thiền và đắc được sơ thiên. Khi vua cha trở lại thấy Thái tử như thế liền quỳ xuống đảnh lễ con mình.
buddha004
Thái tử Siddhattha trổ tài bắn cung phi thường trong cuộc thi tranh tài để cưới công chúa Yasodharā.
buddha005
Năm 16 tuổi, Thái tử sánh duyên cùng Công chúa Yasodharā.
buddha007
Cả hai sống rất hạnh phúc bên ba tòa lâu đài nguy nga tráng lệ với biết bao thú vui vật lạ và cung phi mỹ nữ. Vua cha muốn giữ chân Thái tử bằng những thú vui trần tục
buddha006
Người hầu Channa đánh xe đưa Thái tử dạo quanh bốn cổng thành, và ngài chứng kiến được ba sự thật của cuộc đời Lão – Bệnh – Tử cùng với hình ảnh của một vị du sĩ (Tăng) đang an nhiên tự tại bên vệ đường giúp cho ngài nhận thức được cuộc sống và tìm con đường ra đi để thoát khỏi những khổ đau đó…
buddha008
Năm 29 tuổi, Thái tử rời bỏ cung vàng, vợ con để ra đi xuất gia, tìm đường giải thoát. Ngài cắt tóc và trao lại cân đai áo mão để mặc vào chiếc y vàng cho đời sống tu sĩ vô gia cư, vô sản.
buddha009
Đức vua Bimbisāra dò hỏi về lai lịch và nguyên nhân xuất gia của bồ-tát, vua ngưỡng mộ và xin dâng nửa vương quốc để hai người cùng trị vì vương quốc.
buddha010
Bồ tát tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh lâm, ở Uruvela cùng với năm vị đạo sĩ đồng tu do Koṇḍañña làm trưởng nhóm.
buddha011
Thái tử cùng với 5 người bạn đồng tu trong 6 năm ròng rã, kiên trì khổ hạnh ép xác tới mức con người Thái tử gầy khô như bộ xương, đôi mắt sâu hoẵm xuống, sức khỏe giảm sút đến nỗi Ngài không còn đi vững được nữa.
buddha012
Nàng Sujātā dâng cúng cơm sữa trước ngày bồ tát thành đạo.
buddha013
Ma vương và binh ma chiến đấu với bồ tát để dành lại bồ đoàn nhưng chúng đã thất bại nặng nề.
buddha014
Do nhờ oai lực Ba-la-mật mà Ngài đã vun trồng trong vô lượng kiếp đã giúp Ngài chiến thắng bọn ác ma hung dữ.
buddha015
Bồ tát thành đạo vào rạng sáng đêm rằm tháng Tư tại Bodhgaya, năm đó Ngài vừa 35 tuổi.
buddha016
3 ma nữ là con gái ma vương đến quyến rũ Đức Phật nhưng cũng bị thất bại như cha của chúng.
buddha017
Tuần lễ thứ 6 sau khi giác ngộ, Đức Phật đã ngự tại cây Mucalinda một tuần lễ để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to kéo đến. Trời sẫm tối dưới lớp mây đen nghịt và gió lạnh thổi suốt nhiều ngày. Mãng xà Mucalinda từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
buddha018
Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu Đức Phật thuyết giảng Giáo Pháp để đem Giáo pháp bất tử đến cho những chúng sanh hữu duyên được giác ngộ.
buddha019
Đức Phật chuyển Pháp luân tại vươn Nai để tiếp độ nhóm năm anh em ngài Koṇḍaññ vào ngày trăng tròn tháng Āsaḷha.
buddha020
Đức Phật tiếp độ công từ Yasa xuất gia trở thành vị thánh tăng thứ sáu trong Phật giáo.
buddha021
Đức Phật thuyết pháp tiếp độ đến ba anh em đạo sĩ thờ lửa Kassapa cùng với 1000 đồ chúng của họ.
buddha022
Devadatta thỉnh cầu Thế Tôn chấp nhận và ban hành năm điều đến chúng Tỳ-khưu: 1. Tỳ Khưu phải sống trọn đời trong rừng. 2. Tỳ Khưu phải sống đời du phương hành khất. 3. Tỳ Khưu phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở các đống rác, hoặc ở nghĩa địa). 4. Tỳ Khưu phải sống dưới gốc cây. 5. Tỳ Khưu phải ăn chay suốt đời. Nhưng đức Phật từ chối, vì lý do đó mà Devadatta chống đối lại đức Phật.
buddha023
Một vị Bà la môn ở Verañjā nghe Đức Phật ngụ tại quê mình cùng với đông đảo chúng Tăng, gần cây Nimba của Naleru nên đến hầu Ngài và nêu lên nhiều câu hỏi có liên quan đến phẩm hạnh của Đức Phật. Sau khi được nghe lời giải đáp, vị Bà la môn lấy làm hoan hỷ, xin quy y Tam Bảo và cung thỉnh Đức Phật và chư Tăng ở lại nhập Hạ tại Verañjā. Đó là mùa hạ thứ 12 của Ngài.
buddha024
Ngày rằm tháng Māgha, tại Trúc lâm tịnh-xá, đức Phật đã thuyết giáo giời đến chư Tỳ-khưu gồm 1250 vị Thánh Tăng. Đây được xem là kỳ đại hội Thánh tăng duy nhất trong thời kỳ Giáo pháp của đức Phật Gotama
buddha025
Sự kiện xảy ra vào hạ thứ 10 tại Kosambi do sự chia rẽ trong Tăng chúng tại đây nên đức Phật quyết định vào rừng Pārileyyaka an cư suốt ba tháng mùa mưa. Tại đấy, Ngài được một voi chúa và một khỉ chúa hộ độ suốt ba tháng an cư rất chu đáo.
buddha026
Sau bảy năm xa cách, đức Phật hồi hương lần thứ nhất và đến thăm viêng Công chúa Yasodharā, khi được Đức Phật đến thăm nàng đã quỳ xuống xõa tóc dưới chân ngài khóc than.
buddha027
Hoàng hậu Yasodhara dạy công tử Rahula đến Đức Phật xin gia tài của Ngài. Và rồi Đức Phật cho tôn già Sāriputta làm lễ xuất gia sadi cho công tử Rahula năm đó chỉ vừa 7 tuổi.
buddha028
ỳ-khưu Nanda (em cùng cha khác mẹ với đức Phật) đã xuất gia nhưng tư tưởng vẫn còn mong ngóng về người đẹp của mình. Đức Phật đưa ông lên cõi trời, cho ông thấy các tiên nữ xinh đẹp và hứa sẽ giúp ông cưới được một nàng tiên nếu ông tiếp tục đời tu. Nanda nỗ lực tu tập và đạt thánh quả Alahán.
buddha029
Tướng cướp khét tiếng Aṅgulimāla định giết Đức Phật cho đủ số lượng 1000 người nhưng được Ngài tiếp độ, xuất gia và đắc A-la-hán.
buddha030
Devadatta khiếni cho voi Nalāgiri uống rượu say, chận đường đi của Đức Phật để giết hại Ngài. Đức Phật dùng tâm từ chế ngự voi, và voi trở nên thuần thục.
buddha031
Devadatta hối hận vì những gì mình gây ra nên kêu các đệ tử khiêng mình đến Jetavana sám hối với đức Phật, nhưng do ác nghiệp đã tạo, ông bị hộc máu và đất rút, rơi vào địa ngục Āvīci.
buddha032
Năm đức Phật 40 tuổi, phụ vương Suddhodana của Ngài lâm trọng bệnh, Ngài đã trở lại tiếo độ vua cha đắc quả Alahán và viên tịch Níp-bàn ngay trong khi ấy.
buddha034
Vào hạ thứ 7, đức Phật ngự lên cõi trời Tāvatiṃsā để thuyết Abhidhamma tiếp độ Phật mẫu, lúv bấy giờ là một thiên nam tại cõi trời Tusita.
buddha033
Khi 80 tuổi, sức khỏe đức Phật đã yếu, Ngài cũng đã khả hứa với ma vương sẽ Vô dư y níp-bàn sau ba tháng nữa. Ngài Ānanda thỉnh cầu đức Phật ở lại tiếp tục độ sanh nhưng không kịp nữa.

buddha035
Thợ rèn Cunda cúng dường vật thực đến đức Phật và chúng Tỳ-khưu, Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, Cunda chỉ dâng vật thực ấy đến Ngài mà thôi, còn lại bao nhiêu phải đem chôn, sẽ không có ai khác dùng đến. Sau khi thọ thực xong, Đức Phật nhiễm bệnh lỵ huyết trầm trọng, rất đau đớn, gần như sắp chết. Nhưng Ngài nhẫn nại chịu đựng, điềm tĩnh, không một lời rên xiết. Đây là bữa cơm cuối cùng trước khi Thế Tôn viên tịch Níp-bàn.
buddha036
Đức Phật tiếp độ đạo sĩ Subhadda trong đêm cuối cùng trước khi viên tịch Níp bàn. Đây là vị đệ tử Đức Phật tiếp độ cuối cùng.Đức Phật tiếp độ đạo sĩ Subhadda trong đêm cuối cùng trước khi viên tịch Níp bàn. Đây là vị đệ tử Đức Phật tiếp độ cuối cùng.
buddha037
Sau 45 năm hoàng pháp độ sinh, Đức Phật viên tịch Níp-bàn dưới hai cội sala tại Kusinārā của người Mallā vào đêm trăng tròn tháng Vesākha, năm đó Ngài vừa tròn 80 tuổi.



Bhikkhu Samādhipuñño Định Phúc


Phat Xuat Gia 3
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2011(Xem: 5971)
Có những nước Á Châu như nước Xilanca, vào ngày Phật Đản không có ai bị đói bụng hết. Tại vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Trong ngày Phật Đản không có ai bị đói vì nhà nào cũng cúng dường cơm, chùa nào cũng cúng dường cơm. Đây là một truyền thống có từ mấy ngàn năm trước, từ thời Đức Thế Tôn.
19/02/2011(Xem: 2011)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 2902)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
02/02/2011(Xem: 4748)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
01/02/2011(Xem: 2231)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 18957)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3323)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2266)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 42290)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 1709)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567