Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma

15/12/201815:29(Xem: 11091)
365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma

365 dalai lama
dalailama-2a
                                                           365 Lời khuyên Tâm huyết

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay

 

Đức Đạt-lai Lạt-ma

Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Quyển sách "365 Lời khuyên Tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma - Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay" (365 Méditations quotidiennes du Dalai-Lama pour éclairer votre vie) của Đức Đạt-lai Lạt-ma cùng nhà sư Matthieu Ricard, đã được nhà xuất bản Presses de la Renaissance tại Paris ấn hành lần đầu tiên năm 2001, và sau đó đã được tái bản nhiều lần và cũng đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Quyển sách này cũng có nhiều ấn bản khác nhau, mang nhiều tựa khác nhau, trong số này có nhiều ấn bản đã được tóm lược. Một trong số các ấn bản rút ngắn này - gồm 53 câu thay vì 365 câu - cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo ấn hành tại Việt Nam năm 2009, và sau đó cũng đã được Nhà Xuất Bản Phương Đông tái bản năm 2011 ("Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma", Hoang Phong chuyển ngữ, nguyên bản tiếng Pháp là "Dalai Lama - Conseils du coeur", Pocket, 2003).  Lần tái bản bằng tiếng Pháp gần đây nhất và cũng đầy đủ nhất gồm toàn bộ 365 câu, là vào năm 2017. Bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây được dựa vào ấn bản mới này. Người đọc cũng có thể tham khảo bản tiếng Anh của quyển sách này: "365 Dalai-Lama: Daily Advice From The Heart" (Hampton Roads Publishing Company, 2012).

 

            Các câu "suy tư" trong quyển sách này chính thật là những "lời khuyên", giúp chúng ta biến cải chính mình hầu đối phó hay thích nghi với mọi cảnh huống trong cuộc sống, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, từ trên thân xác đến bên trong nội tâm mình. Những lời khuyên rất thiết thực nhưng cũng thật thâm sâu này của Đức Đạt-lai Lạt-ma đã được nhà sư Matthieu Ricard trực tiếp ghi chép bằng tiếng Tây Tạng, và sau đó đã được học giả Christian Bruyat dịch sang tiếng Pháp.

           

            Nếu nhìn Phật giáo như là một tín ngưỡng thì tín ngưỡng đó không hề bị ám ảnh bởi cái chết và những lời hứa hẹn phía sau cái chết, bởi vì đối với Phật giáo thì cái chết cũng chỉ là một thành phần của sự sống mà thôi. Những lời khuyên trong quyển sách này nhất thiết chỉ nói lên sự sống đó với tất cả các khía cạnh khó khăn cũng như thuận lợi của nó. Thật ra thì đấy cũng là những gì hiện lên bên trong tâm thức mình và trên thân xác mình trong từng ngày. Do đó chúng ta có thể xem quyển sách này như là một quyển sách "gối đầu giường", hoặc một người bạn đồng hành trong cuộc sống của mình. Mỗi khi cần phải đối phó với một nghịch cảnh hay gặp phải một vấn đề nan giải thì biết đâu chúng ta cũng có thể tìm được một vài lời khuyên trong sách để suy ngẫm hầu tìm một giải pháp thích nghi.  

 

Quyển sách gồm tất cả năm phần:

 

            I.  Suy tư về sự sống (câu 1 đến  48)

            - Sự sống nói chung (1 - 16)

            - Tuổi trẻ (17 - 35)

            - Tuổi trưởng thành (36 - 42)

            - Tuổi già (43 - 48)

           

            II.  Suy tư về các cảnh huống trong cuộc sống (câu 49 đến 129)

            - Đàn ông và đàn bà (49 - 53)

            - Cuộc sống trong gia đình (54 - 70)

            - Cuộc sống độc thân (71 - 74)

            - Cuộc sống tập thể (75 - 79)

            - Cuộc sống sung túc (80 - 92)

            - Cuộc sống trong cảnh nghèo khó (93 - 97)

            - Bệnh tật (98 - 101)

            - Những Kẻ tật nguyền và những người chăm sóc họ (102 - 105)

            - Người sắp lìa đời và những người thân chung quanh (106 - 118)

            - Công ăn việc làm và tình trạng thiếu giải trí (119 đến 120)

            - Nhà giam và các tù nhân (121 - 129)

            - Đồng tính luyến ái (130 - 132)

                                   

            III. Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)

            - Chính trị (133 - 139)

            - Công lý (140 - 144)

            - Tương lai thế giới (145 - 147)

            - Giáo dục (148 - 150)

            - Khoa học và kỹ thuật (151 - 153)

            - Thương mại và kinh doanh (154 - 156)

            - Nghệ thuật viết lách và nghề làm báo (157 - 161)

            - Canh nông và môi trường (162 - 167)

            - Chiến tranh (168 - 175)

            - Dấn thân vì kẻ khác (176 - 181)

 

            IV. Suy tư về các khó khăn trong cuộc sống (câu 182 đến 308)

            - Hạnh phúc (182 - 188)

            - Bất hạnh (189 - 198)

            - Yếm thế (199 - 210)

            - Sợ hãi (211 - 215)

            - Tự tử (216 - 219)

            - Cô đơn và sự cô lập (220 - 229)

            - Giận dữ (230 - 241)

            - Kiềm tỏa dục vọng (242 - 247)

            - Ganh tị và chứng ghen tuông (248 - 253)

            - Kiêu hãnh (254 - 257) 

            - Khổ đau (258 - 267)

            - Rụt rè (268 - 271)

            - Do dự (272)

            - Thù ghét chính mình (273 -  276)

            - Nghiện rượu và ma túy (277 - 280)

            - Đam mê tình ái (281 - 285)

            - Thiếu suy nghĩ (286 - 289)

            - Tính hay nói xấu (290 - 294)

            - Tính độc ác (295 - 303)

            - Thờ ơ (304 308)

           

            V.  Suy tư về cuộc sống tâm linh (309 -365)

            - Người có đức tin (309 - 315)

            - Người vô thần (316 - 327)

            - Người tu sĩ và cuộc sống nơi tu viện. (328 - 339)

            - Người hành thiền (340)

            - Đức tin (341 - 344)

            - Các giáo phái (345 - 347)

            - Người muốn bước theo con đường Phật giáo (348 - 356)

            - Việc Tu tập Phật giáo (357 - 365).


dalai_hoangphong1

dalai_hoangphong2dalai_hoangphong3dalai_hoangphong4dalai_hoangphong5dalai_hoangphong6
H. 1,2,3,4,5 và 6: Hình bìa một vài ấn bản của quyển sách nổi tiếng này của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

dalai_hoangphong7

 

H.7: Ấn bản mới năm 2017 và một đoá hoa trong khu vườn của người chuyển ngữ

xin quý tặng độc giả bốn phương.

 



***

I

 SUY TƯ VỀ SỰ SỐNG  

Suy tư về sự sống nói chung

(xem tiếp)

   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 8523)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
18/05/2013(Xem: 5783)
Hồi học trung học, tôi có nhiều sinh hoạt tại cô nhi viện Diệu Quang ở Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn. Khi đó, Phú Lâm còn hoang vắng, phần lớn là đồng ruộng. Ở đó có lò hỏa táng An Dưỡng Địa. Bên cạnh, tọa lạc một ngôi chùa nhỏ. Lúc đầu là chùa, lần hồi cất thêm một dẫy nhà cho các trẻ mồ côi, sau thì chùa thành cô nhi viện. Phong cảnh ở đây thật thơ mộng, cỏ cây xanh tươi dưới bóng mát một vài cây cổ thụ.
22/04/2013(Xem: 8992)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
09/04/2013(Xem: 16895)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 4892)
(Pháp Thoại TT Thích Thái Hòa giảng cho hơn 300 trại sinh ngành nữ GĐPT Thừa Thiên, nhân ngày Hạnh 19/6/Giáp Thân, tức ngày 04/8/2004, tại Thiền Đường Trăng Rằm, Chùa Từ Hiếu Huế, do đệ tử Nhuận Hạnh Châu và Mãn Tuệ kính phiên tả).
08/04/2013(Xem: 6332)
Trong bài thuyết pháp đầu tiên của Bụt tại Vườn Nai có nói tới Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Tứ Đế và Bát Chánh Đạo là giáo lý căn bản. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình đã hiểu được giáo lý Bốn Sự Thật và Tám Phép Hành Trì Chân Chính, nhưng càng hành trì thì cái hiểu của chúng ta càng sâu hơn. Mình đừng bao giờ cho rằng mình đã hiểu đầy đủ.
10/12/2012(Xem: 8177)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
17/11/2012(Xem: 2674)
Một sáng đẹp trời, ngồi vào bàn làm việc, bật máy vi tính nối mạng và mở hộp thư điện tử ra xem, bỗng thấy email từ một người có cái tên lạ hoắc chưa hề nghe, tiến sĩ Massu Abas Obioha. Cái email mang tựa đề cũng khá bí mật như cái tên người gửi là “Confidential Business Proposal”. Thông thường thì bạn đã xóa ngay những thư quảng cáo, tuy nhiên hôm nay bạn tò mò muốn tìm hiểu xem cái anh chàng này muốn gì, lòng dặn lòng chỉ mở thư ra xem chứ sẽ không nhắp con chuột vào bất cứ hồ sơ nào có chữ .exe nên chắc chắn là sẽ không bị virus lạ tấn công.
08/11/2012(Xem: 8695)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/10/2012(Xem: 9119)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567