Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba

28/02/201621:03(Xem: 3295)
Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba

 

Lần chuyển pháp luân thứ ba chứa đựng nhiều kinh điển khác nhau, quan trọng nhất là kinh điển về Như Lai tạng, mà đấy thật sự là cội nguồn cho tập hợp những bài tán dương của Long Thọ[1], và cũng là giáo pháp của Di-lặc, Mật Điển Tối Thượng[2]. Trong kinh điển này, đức Phật khám phá xa hơn những chủ đề mà Ngài đã đề cập trong lần chuyển pháp luân thứ hai, nhưng không phải từ quan điểm khách quan về tính Không, bởi vì tính Không đã được giải thích đến trình độ hoàn hảo nhất, cao nhất, và thâm sâu nhất của nó trong lần chuyển pháp luân thứ hai. Điều riêng biệt về lần chuyển pháp luân thứ ba là đức Phật đã dạy những phương cách cụ thể của việc nâng cao trí huệ thực chứng về tính Không từ quan điểm của tâm thức chủ quan.

Sự giải thích của đức Phật về khái niệm tính Không trong lần chuyển pháp luân thứ hai, mà trong ấy Ngài dạy về sự thiếu vắng của một sự tồn tại tự tính, là vô cùng thậm thâm cho nhiều hành giả lĩnh hội. Đối với một số người, nói rằng các pháp thiếu vắng một sự tồn tại tự tính dường như bao hàm rằng chúng hoàn toàn không hiện hữu. Cho nên, vì lợi ích của các hành giả này, trong lần chuyển pháp luân thứ ba đức Phật mô tả phẩm chất đối tượng của tính Không với những giải thích khác nhau.

Thí dụ, trong Kinh Giải Thâm Mật[3], Ngài đã phân biệt nhiều loại tính Không bằng việc phân chia tất cả các pháp thành ba loại: Các hiện tượng quy gán [danh định, biến kế sở], các hiện tượng phụ thuộc [y tha khởi], và các hiện tượng đã xác lập [viên thành thật][4], vốn là bản tính Không của chúng. Ngài nói về những loại Không khác nhau của các pháp khác nhau này, nhiều phương cách thiếu vắng sự tồn tại tự tính này, và các ý nghĩa khác nhau của sự thiếu vắng sự tồn tại tự tính của những pháp khác nhau. Do thế, hai trường phái chính yếu của Đại thừa là Trung Quán [Mādhyamika] và Duy Thức [Cittamātra] phát khởi ở Ấn Độ trên căn bản của những sự trình bày khác nhau này.

Tiếp theo là Mật thừa, là điều mà tôi cho rằng có một số liên hệ đến lần chuyển pháp luân thứ ba. Từ ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. Mật Điển Du-già có tên gọi là Trang Nghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật Điển giải thích rằng giải thích rằng tantra là một sự tương tục được định nghĩa là sự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm thức này, mà với cấp độ phát khởi chúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều đó, chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm linh, cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của đạo pháp và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể đạt đến thể trạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế, sự tương tục này của tâm thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục.

Chúng tôi cảm thấy có một cầu nối giữa kinh điển và mật điển trong lần chuyển pháp luân thứ hai và lần thứ ba, bởi vì trong lần thứ hai, đức Phật đã dạy những kinh điển có những cấp độ khác nhau về ý nghĩa. Ý nghĩa hiển lộ [hiển nghĩa] của Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tính Không, trong khi hàm ý [mật nghĩa] là những tầng bậc của đạo pháp, được đạt đến như một kết quả của sự thực chứng tính Không[5]. Lần chuyển pháp luân thứ ba được nối kết với những phương cách khác nhau của việc nâng cao trí huệ thực chứng tính Không. Vì thế chúng tôi nghĩ có một liên kết ở đây giữa kinh điển và mật điển.

tongquan-06
Tổ Nguyệt Xứng 

[1] Long Thọ (nāgārjuna), dịch âm là Na-già-át-thụ-na, thế kỷ 1-2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Sư là người sáng lập Trung quán tông (mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ.

“Long Thụ“. Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_Th%E1%BB%A5>. Truy cập 18/02/2009.

[2] Tên Phạn là Ratnagotravibhāga và bản chú giải (vyākhyā) của nó. Đây là luận quan trọng về Như Lại Tạng giải thích giáo thuyết Phật giáo về khái niệm Phật tính được xem là thuộc về lần chuyển Pháp Luân thứ 3. Phiên bản Phạn ngữ của bản luận này tại Tây Tạng là Uttara-tantra-shastra. Đây là một trong năm giáo pháp [Ngũ Luận] của ngài Di-Lặc.

“Uttaratantra Shastra”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Uttaratantra_Shastra>. Truy cập15/08/2010.

[3] Tên Phạn là Saṃdhinirmocana Sūtra. Chữ Giải Thâm Mật có nghĩa là ‘giải thích về các bí mật sâu xa’ là bản kinh được phân loại thuộc về Du-già Hành Tông [Duy thức, Yogācāra]. Kinh này được dịch nhiều lần ra tiếng Hán mà phiên bản được tin tưởng nhất là do Ngài Huyền Trang dịch.

"Sandhinirmocana Sutra".Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Sandhinirmocana_Sutra>. Truy cập 26/08/2010.

[4] Còn gọi là Tam Tự Tánh hay ba bản tính (trisvabhāva) được giảng giải nhiều trong các tác phẩm Duy Thức. Các bản tính kể trên có tên Phạn ngữ lần lược là Parikalpita, Paratantra, và Pariniṣpanna.

"Three natures". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_natures>. Truy cập 27/08/2010.

[5] Chẳng hạn có thể xem thêm các chi tiết về hiển nghĩa và mật nghĩa của Tâm Kinh qua tác phẩm "Essence of the Heart Sutra: The Dalai Lama's Heart of Wisdom Teachings". Dalai Lama. Eng Trans. Thupten Jinpa. Wisdom Publications.2005.ISBN 0861712846.

Bản dịch Việt Hồng Như tải về qua địa chỉ <http://nalanda.batnha.org/sach/27-dalai-lama/166-tinh-tuy-bat-nha-tam-kinh-essence-of-the-heart-sutra->.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2016(Xem: 9097)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi”.
11/02/2016(Xem: 4311)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát. Bài viết này sẽ sắp xếp các lý luận sao cho thực dụng, có lợi cho tất cả những người quan tâm và muốn bước vào Thiền Tông. Tính thực dụng trong cách an tâm sẽ trình bày cụ thể, trong mức có thể được. Bản thân người viết tự xét sở học bất toàn, nên sẽ tránh ý riêng tối đa, để chủ yếu dựa vào các kinh Pali phổ biến, có sẵn với các bản Anh văn trên mạng.
24/12/2015(Xem: 4433)
Mỗi người khi sinh ra cũng chỉ với hai bàn tay trắng, rồi tùy theo phước báo và nghiệp lực gieo tạo, mà được trưởng thành trong ấm êm, đầy đủ, vinh danh, hay kiêu mạn, mặc sức thụ hưởng, hoang phí, làm việc thất đức để phải chịu cảnh bần cùng, đọa đày, khổ cực. “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh” kia mà ? Ai ràng buộc chúng ta mà phải cần giải thoát ? tất cả cũng đều do ta gieo tạo, rồi tự thọ nhận lấy quả báo mà thôi! Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình
23/12/2015(Xem: 7981)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 4910)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến sự thực chứng năng lực Giác Ngộ vô thượng. Bồ tát thấy tính bản nhiên như pha lê này hiện hữu trong tất cả chúng ta, và bằng việc nhận ra sự tuyệt đẹp của năng lực con người chúng ta, đã luôn luôn có sự tôn trọng.
29/11/2015(Xem: 4538)
Các thanh niên dòng Da Xá trông thấy tướng hảo giải thoát của các vị Thánh này, nên đã phát tâm xuất gia. Cha mẹ và vợ con của các thanh niên Da Xá tìm đến Lộc Uyển thấy hào quang của Đức Phật và đại chúng trang nghiêm cũng phát tâm quy y Tam bảo. Từ đó, Phật giáo có mặt ở Ấn Độ và trải qua suốt thời gian dài hơn 2500 năm, Phật giáo đã được truyền bá từ nước này sang nước khác, có lúc thạnh, lúc suy. Tìm hiểu nguyên nhân nào làm Phật pháp hưng thạnh, hay suy đồi, để chúng ta giữ gìn và phát triển được đạo pháp.
28/11/2015(Xem: 5357)
“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Nếu không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Nếu không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Nếu không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại gìn giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. “Nếu Tỳ-kheo nào biết hổ thẹn thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.
28/09/2015(Xem: 5727)
Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
26/09/2015(Xem: 5686)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ: "Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT: 1) SỰ THẬT về KHỔ, 2) SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ 3) SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt) 4) SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."
08/09/2015(Xem: 5138)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng. Tứ vô lượng tâm là Bốn tâm vô lượng bao gồm: Từ vô lượng tâm, Bi vô lượng tâm, Hỷ vô lượng tâm và Xả vô lượng tâm. “Từ” nguyên văn là: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567