Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu hành để được giải thoát, không khó

26/09/201507:43(Xem: 5688)
Tu hành để được giải thoát, không khó

Phat Thich Ca-2a
TU HÀNH ĐỂ ĐƯỢC GIẢI THOÁT, KHÔNG KHÓ!

 

Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và rõ ràng; Chỉ như sự chửa bệnh của một ông Bác sĩ:

 

"Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trãi qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử... Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt 4 SỰ THẬT:

 

1)     SỰ THẬT về KHỔ,

2)     SỰ THẬT về NGUYÊN NHÂN của KHỔ

3)     SỰ THẬT về NIẾT BÀN (lúc khổ tận diệt)

4)     SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NIẾT BÀN

 

lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn khổ đau vì sinh tử nữa."

 

Tuy nhiên lời dạy ngắn gọn đó của PHẬT mấy ai đã ghi nhớ đầy đủ.  Ngay SỰ THẬT đầu tiên, SỰ THẬT về KHỔ, có được bao nhiêu người đã ý thức thấu đáo?   Chỉ vì không ý thức thấu đáo SỰ THẬT về KHỔ mà bao nhiêu người đã và đang tiêu phí hết cả cuộc đời, “SỐNG để CHỜ CHẾT” rồi đi vào cỏi âm u.

 

Thời gian đi qua rất nhanh, thấm thoắt mà đã 40 năm rồi từ ngày chúng ta bỏ nước ra đi, năm 1975.  Từ đây cho đến ngày chết, dĩ nhiên còn nhanh chóng hơn thế nữa.  Thế nhưng CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT chúng ta đã thấy rõ hay chưa?  Nếu chưa thì đến ngày chết làm sao tránh khỏi đi vào cỏi MỊT MÙ?   Lần ra đi này còn MỊT MÙ hơn cả ngày vượt biên bỏ nước ra đi.  Thế nhưng đã có ai biết sửa soạn để không bị đi vào cỏi MỊT MÙ chưa?

 

Đừng tưởng chết đi có thể sinh được làm người trở lại một cách dễ dàng.  Nếu sinh được làm người trở lại mà dễ thì hẳn chúng ta đã hiểu đạo, CHỨNG ĐẠO, từ lâu rồi.  Tại sao qua vô vàn kiếp cho đến giờ này, chúng ta vẫn “mò mẫm” trên con đường tu hành, vẫn chưa thấy đâu bến bờ giải thoát?  -- Bởi vì sau khi chết không dễ gì sinh lại được làm người để tiếp tục học đạo.  Trong kinh tạng PHẬT đã nói rõ: “Như lai thấy người chết đi xuống, nhiều như lông con bò, mà sinh lại làm người, hoặc đi lên, thì ít như 2 sừng bò”.

 

Đó là chưa nói đến trường hợp, sau khi chết, vì quá khát khao được sống trở lại, vô vàn chúng sanh trong lúc buồn khổ, thiếu tĩnh thức, đã đọa sinh vào các loài thú vật.  Trong trường hợp này thời gian chờ được tiến hóa để lên làm người trở lại, còn lâu xa hơn một con rùa ở dưới đáy biển, 100 năm nổi lên một lần, và đụng được một tấm váng trôi bồng bềnh trên mặt đại dương (xem Tương Ưng bộ kinh).  Đó cũng là một  SỰ THẬT về KHỔ mà vì chúng ta không hề hay biết, nên đã bị trầm luân từ vô vàn kiếp đến nay.

 

Trong Tương Ưng bộ kinh, có lần Đức PHẬT hỏi chúng tăng: “Này chư tỳ kheo, đất trên đầu móng tay của ta và đất của cả quả địa cầu, bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn?”  -- Bạch đức Thế Tôn, không thể so sánh được, một bên quá ít, một bên quá nhiều.  “Này chư tỳ kheo, sự khổ còn lại của một bậc THÁNH NHẬP LƯU cũng ít như đất trên đầu móng tay của ta.  Trong khi sự khổ của những ai chưa đắc được THÁNH QUẢ NHẬP LƯU sẽ còn mênh mang như đất của quả địa cầu”.

 

Lý do như vậy là vì bậc THÁNH NHẬP LƯU (TU ĐÀ HOÀN) chỉ còn luân hồi tối đa 7 kiếp nữa thôi rồi sẽ được giải thoát hoàn toàn.   Và ngài chỉ sinh lại làm người hoặc vào các cỏi trời để tiếp tục tu hành, chứ không còn bị đọa lạc vào các khổ cảnh.   Như vậy có nghĩa rằng, muốn chấm dứt sự trầm luân trong các khổ cảnh và đảm bảo sẽ được giải thoát hoàn toàn như các vị A LA HÁN, thì sự tu hành của chúng ta phải đạt cho bằng được THÁNH QUẢ NHẬP LƯU ngay trong kiếp này.   Đó là THÁNH QUẢ mà một người cư sĩ có thể đạt được, nếu học đầy đủ CHÁNH PHÁP và TINH TẤN TU HÀNH để có thể LIỄU TRI tất cả 4 SỰ THẬT VI DIỆU ở trên.

 

Liễu tri 4 SỰ THẬT VI DIỆU cũng có nghĩa là liễu tri  BÁT CHÁNH ĐẠO, TỨ NIỆM XỨ, 12 NHÂN DUYÊN, LÝ DUYÊN KHỞI, 37 PHẨM TRỢ ĐẠO, cùng sự hiểu biết về  các TIẾN TRÌNH của THIỀN ĐỊNH và sự TU CHỨNG.  Vì các pháp đó đều chỉ là những sự khai triển từ 4 SỰ THẬT VI DIỆU mà ra.   Khi SỰ THẬT về NIẾT BÀN đã biết rõ ràng, khi CON ĐƯỜNG đi đến NIẾT BÀN cũng đã được thông suốt rõ ràng, thì sự tu hành đến nơi đến chốn sẽ tự nhiên xảy ra như PHẬT đã cho ví dụ ở trong Tăng Chi bộ kinh:

“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chú tâm trong sự tu tập, dầu không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.  Vì cớ sao? Phải nói rằng vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần, có tu tập Bốn như ý túc, có tu tập Năm căn, có tu tập Năm lực, có tu tập Bảy giác chi, có tu tập Thánh đạo tám ngành.

Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà. Các trứng ấy được con gà mái ấp nằm đúng cách, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn. Dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ý muốn: "Mong rằng những con gà con của ta, với chân móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn!", tuy vậy, các con gà con ấy có thể với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được sanh ra một cách an toàn.

Nếu quí đạo hữu đã thật sự thấy MỌI HẠNH PHÚC THẾ GIAN ĐỀU HỨA HẸN ĐAU KHỔ để không còn bám víu và phí bỏ mọi thì giờ cho chúng nữa, thì tôi sẽ tận tình chia xẻ với quí đạo hữu đầy đủ PHÁP HỌC cũng như PHÁP HÀNH để quí vị có thể tìm thấy HẠNH PHÚC CHÂN THẬT.   Qúi đạo hữu phải có đầy đủ CHÁNH TRI KIẾN về giáo pháp của PHẬT trước khi đi vào THIỀN ĐỊNH và THIỀN QUÁN.   Bởi không thể có một ông bác sĩ ra trường mà chưa học đầy đủ lý thuyết về y khoa.  Cũng không thể có một bác nông phu dầu tâm hồn yên tịnh đến cở nào, khi chăm chú nhìn trái táo rơi mà phát hiện ra được định luật về trọng lực (gravity) như  nhà vật lý NEWTON.   Sự tu hành cần có đầy đủ PHÁP HỌC (CHÁNH KIẾN) để làm vốn liếng cho CHÁNH TƯ DUY trước khi đi đến GIÁC NGỘ.

Nhiều Phật tử đã tưởng rằng sự tu hành chỉ cần chuyên tâm THIỀN ĐỊNH rồi sẽ phát sinh TRÍ TUỆ.  Do tưởng vậy họ nôn nóng đi tìm các thiền sư nổi tiếng để “hạ thủ công phu” mong được tức khắc giải thoát.   Họ không biết rằng nếu chưa học đầy đủ CHÁNH KIẾN của PHẬT để biết thế nào là CHÁNH ĐỊNH trước khi thực hành THIỀN, thì sự tu ĐỊNH sẽ rất dễ phát sinh TÀ KIẾN.  Do trong lúc thiền định THỌ và TƯỞNG biến hiện ra những ĐỊNH TƯỚNG ngoài tầm hiểu biết của họ để gây nên những sự hiểu lầm.  Nên nhớ rằng, dầu cho quí đạo hữu đã tuyên bố đắc ĐỊNH đắc TUỆ cở nào. nhưng nếu vẫn chưa thấy rõ được 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ, thì quí đạo hữu vẫn còn ở trong VÔ MINH, chưa có khả năng chấm dứt được sự KHỔ.

Đức PHẬT đã xác định như vậy ở trong Tương Ưng bộ kinh:  “Này Chư Tỷ-kheo, chính là không rõ biết KHỔ, không rõ biết KHỔ TẬP (nguyên nhân của khổ), không rõ biết KHỔ DIỆT (niết bàn), không rõ biết CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN KHỔ DIỆT (bát chánh đạo), đấy gọi là VÔ MINH. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.”.    Phần cuối cùng của bài kinh TỨ NIỆM XỨ, trong phần QUÁN PHÁP, Đức PHẬT cũng đã chỉ  dạy cách kiểm chứng sự thành công của sự tu hành như sau:  Vượt qua 5 TRIỀN CÁI, thấy rõ NGỦ UẨN VÔ NGÃ, đạt được LỤC CĂN THANH TỊNH, đi hết tiến trình của 7 GIÁC CHI, và cuối cùng thấy rõ đầy đủ 4 SỰ THẬT của  TỨ THÁNH ĐẾ như đã nói ở trên.

 

Đó là sơ lược kinh nghiệm tu học của tôi theo đúng CHÁNH PHÁP của PHẬT.   Tôi không có kinh nghiệm thiền chứng của bất cứ một vị thiền sư danh tiếng nào để chia xẻ cho quí đạo hữu.  Tôi chỉ có thể giúp quí đạo hữu thấy rõ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT của Đức PHẬT đã ghi trong KINH TẠNG.  Để, nếu có quyết tâm, quí đạo hữu có thể đắc được THÁNH QUẢ TU ĐÀ HOÀN ngay trong kiếp này.   Nhưng dầu không thành đạt đi nữa thì quí đạo hữu, từ nay cho đến về sau, cũng xứng đáng được gọi là Phật tử hơn bao nhiêu người khác, vì đã nắm vững các giáo pháp chính của PHẬT.  Tôi sẽ giúp quí đạo hữu hiểu thật rõ các giáo pháp sau đây:

 

  1. LÝ DUYÊN KHỞI:  Đây là chìa khóa để hiểu rõ những khúc mắc trong giáo lý đạo Phật, là trí tuệ để các vị DUYÊN GIÁC (ĐỘC GIÁC) PHẬT thành PHẬT trong thời kỳ không có một vị TOÀN GIÁC PHẬT ra đời.   Một giáo lý mà Đức Thích Ca đã ca ngợi như sau: “Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.”

 

  1. 4 SỰ THẬT VI DIỆU (Tứ Thánh Đế): Là trọn vẹn lời giải cho bài toán khổ của thế gian mà Chư Phật đều tuyên bố sau khi thành đạo.  Nếu quí đạo hữu không muốn đường tu đi về nơi vô định thì dứt khoát quí đạo hữu phải hiểu rõ NIẾT BÀN là gì?  Và con đường đến đó phải thấy rõ ràng.

 

Có một tội lỗi mà nhiều thầy tổ Trung Hoa đã vi phạm, do họ đã hiểu lầm lời Kinh BÁT NHÃ với trí óc chưa chứng đắc của họ.  Họ đã cho rằng TỨ ĐẾ “là pháp thấp thỏi của bọn hạ căn tiểu thừa”.  Trong khi đó thì chính Đức Phật lại tuyên bố đó là pháp cao nhất mà chỉ các bậc PHẬT TOÀN GIÁC mới có thể thấu triệt hoàn toàn:

 

"Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).

 

Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”  (Kinh Chuyển Pháp Luân) 

 

  1. BÁT CHÁNH ĐẠO:  Là trọn vẹn con đường đi đến NIẾT BÀN, tận diệt khổ đau.  Áp dụng vào cuộc sống, vào hệ thống giáo dục thế gian, là con đường để phát triển TRÍ TUỆ, ĐẠO ĐỨC, và HẠNH PHÚC chân thật cho con người và xã hội.  Qúi đạo hữu phải hiểu và áp dụng trọn vẹn tất cả BÁT CHÁNH ĐẠO mới có thể mong đạt đến các Thánh Quả.  Đức PHẬT đã khẳng định rằng:

 

“Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn (TU ĐÀ HOÀN), ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn (TU ĐÀ HÀM), cũng không có đệ tam Sa-môn (A NA HÀM), cũng không có đệ tứ Sa-môn (A LA HÁN). Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ 16)

 

  1. 4.      TỨ NIỆM XỨ, THIỀN MINH SÁT:  Đây là con đường TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH mà tất cả các bậc giác ngộ đều phải đi qua để đạt đến NIẾT BÀN.  Bởi không thể có một bậc giác ngộ mà chưa hiểu chính mình.  Cũng bởi thế mà trong kinh TỨ NIỆM XỨ Đức PHẬT đã xác định như sau: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.”

 

TỨ NIỆM XỨ là một pháp THIỀN rất khoa học, chỉ phát triển TUỆ PHÂN TÍCH mà không phát triển  tâm THAM ÁI duy trì NGÃ CHẤP như các phương pháp thiền khác.   Với TỨ NIỆM XỨ quí đạo hữu khỏi cần khổ cực uốn nắn thân tâm theo cách nào, của bất cứ một vị thiền sư, hay của tông phái  nào cả.

 

Quí đạo hữu chỉ cần phát triển sự TÒ MÒ muốn TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH.  Rồi quí đạo hữu sẽ say sưa tìm hiểu về con người của mình như một KHOA HỌC GIA say sưa nghiên cứu, quên ăn quên ngủ.  Qúi đạo hữu có thể liên tục THIỀN ĐỊNH, THIỀN QUÁN một cách thích thú, không biết mõi mệt cho đến khi  khám phá được SỰ THẬT VÔ NGÃ thì sẽ biết NIẾT BÀN là như thế nào?

 

Không ai có thể trực tiếp thấy rõ mình bằng chính mình.  Chỉ cần phát triển sự thấy trực tiếp như vậy, quí đạo hữu sẽ thấy đầy đủ mọi góc cạnh của BÃN NGÃ, đầy đủ mọi tính chất tốt xấu của nó, cùng với những nguyên nhân từ đâu những tốt xấu và BÃN NGÃ sinh ra.  Từ đó quí đạo hữu sẽ khám phá ra đầy đủ tất cả 4 SỰ THẬT của TỨ THÁNH ĐẾ từ ngay trong cái thân tứ đại này.

 

  1. NGHIỆP và 12 NHÂN DUYÊN:  Đây là lý thuyết giảng rõ những nguyên nhân tạo nên BÃN NGÃ, tạo nên sự trói buộc của NGHIỆP THỨC, tao nên vòng sinh tử luân hồi.  Đây là những CHÁNH KIẾN quí báu được trao truyền lại từ một bậc đã giác ngộ hoàn toàn, đã chứng đắc 3 MINH, để có cái nhìn xuyên suốt, vượt THỜI GIAN, vượt KHÔNG GIAN, để hiểu trọn tất cả những nguyên nhân  và sự vận hành của ĐAU KHỔ.

 

  1. TIẾN TRÌNH GIÁC NGỘ và ĐẮC CHỨNG:   Như một người tiến bước trên đường xa, người đó cần biết rõ những mốc giới của từng chặng đường để kiểm chứng sự đi đúng đường và tiến triển của cuộc hành trình.  Sự tu học cũng như vậy, quí đạo hữu cần THIỀN QUÁN theo đúng 7 tiến trình của sự giác ngộ, 7 GIÁC CHI, cùng phải hiểu rõ những điều kiện để đạt đến những Thánh Quả.   Vì sự thành đạt trên đường tu hành cũng không ra khỏi LUẬT NHÂN QUẢ.   Nếu không hiểu được NHÂN thì sẽ không tạo được QUẢ.  ĐẠO TRÍ TUỆ của PHẬT Không có kiểu đắc đạo theo cách “chờ sung rụng”.   Đừng bỏ “NGÓN TAY” chỉ đúng hướng của PHẬT mà đi theo những “NGÓN TAY NGO NGOE” của những kẻ chủ trương PHI PHÁP.  Phải biết rõ SỰ THẬT về CON ĐƯỜNG đi đến NIÊT BÀN, không thể mơ hồ.

 

  1. CÁC PHẨM TRỢ ĐẠO:  Đây chỉ là những lời dặn dò sau cùng của tôi, để nhắc nhở những người tu học cần mang theo đầy đủ những hành trang gì, những phụ tùng gì, để khi đi trên CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT sẽ không gặp trở ngại và sẽ đi đến nơi đến chốn một cách suông sẻ.

Mọi thắc mắc xin liên lạc:

 

NHƯ KHÔNG

gsnhukhong@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2015(Xem: 5544)
Chúng ta cần biết rằng tu để thành Phật, là điều rất khó nếu không nói là hoang tưởng. Vì bản thân cái sự tu hành chuyên nghiệp trong chùa của chúng ta, nó cũng giống như là trường lớp giáo dục vậy. Nó có quá nhiều phương tiện và quy tắc bên ngoài ràng buộc, cho nên chúng ta khó lòng có đủ dũng khí để phá bỏ tất cả những cái đó đi, mà thành Phật được lắm.
13/08/2015(Xem: 6207)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội chớ không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống này, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo phải phân rành vấn đề tội phước.
01/07/2015(Xem: 27013)
Trên bước đường tu học Phật, ít nhiều gì, Phật tử cũng thường hay gặp phải những thắc mắc, nghi vấn các vấn đề mà tự mình chưa có thể tìm ra giải đáp. Có những nghi vấn mang tính chất thuần túy kinh điển, nặng về phần nghiên cứu học thuật. Bên cạnh đó, cũng có những nghi vấn liên quan thiết thân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà bất cứ người Phật tử nào cũng gặp phải trong khi tu học. Khởi đi từ yếu tố thiết thực đó và cũng muốn để trao đổi trong nhu cầu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, nhứt là đối với những người hằng quan tâm đến Phật giáo, suốt thời gian qua, trong các khóa tu học ngắn hay dài hạn, đều có đề ra mục Phật Pháp Vấn Đáp, để cho quý Phật tử nêu ra những nghi vấn thắc mắc. Và những nghi vấn thắc mắc nầy, đã được thầy Phước Thái gom góp lại để giải đáp thành 100 Câu Hỏi Phật Pháp. Năm 2010, 100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 đã được ấn hành 1500 bản. Sách ấn hành chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn thì số lượng sách đã không còn. Từ đó đến nay (2015), trải qua thời gian 5 năm
11/06/2015(Xem: 10340)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
04/06/2015(Xem: 6180)
Khi truyền dạy các pháp cho người học, nên lặp đi lặp lại, đến khi hành giả thật sự thông hiểu mới thôi, đó là cách tất yếu để các nội dung quan trọng được lãnh hội đầy đủ. Lời Phật là thiện ngữ, bởi Phật chỉ nói những lời thiện, như pháp; đồng thời mang nhiều ý nghĩa, có khả năng dẫn dắt nhân tâm đạt đến thực tướng.
26/05/2015(Xem: 6702)
Cuốn sách này được dịch nguyên văn từ tác phẩm Buddhism key stage one của Jing Yin Ken Hudson. Tôi dịch cuốn sách này và gửi đến Thư viện Hoa Sen với các lý do : - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi cho mọi người. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Những mầm non cho tương lai mai sau. Các em cần phải hiểu biết Đạo Phật. - Đây là món quà thành kính dâng lên Đức Phật, mong ngài ban phước lành cho mọi người; cho gia đình tôi; cho bạn bè; cho tất cả mọi người. Rất mong Thư viện Hoa Sen duyệt và chọn đăng để làm tài liệu cho các em thiếu nhi học tập.
26/05/2015(Xem: 8676)
Lúc thiếu thời, Đức Phật đã có những suy nghĩ giống thiếu nhi hôm nay. Các cháu tự hỏi tại sao bị sốt. Tự hỏi tại sao ông bà các cháu lại chết. Tại sao những ước mơ của các cháu không phải là sự thật. Các cháu tự hỏi về vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc đời. Bởi vì Đức Phật biết rõ suy nghĩ của trẻ em nói riêng và loài người nói chung, Ngài dạy chúng ta làm thế nào để sống hạnh phúc và có cuộc sống thanh bình. Đạo Phật không phải là niềm tin mù quán vào nơi xa lạ nào đó.
24/05/2015(Xem: 10217)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
20/03/2015(Xem: 7023)
Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].
25/02/2015(Xem: 8511)
Bài viết sau đây được tổng hợp từ kinh sách và từ các bài giảng của chư tăng ni, có mục đích phác họa một bức tranh khái quát với tính liệt kê về năm thừa của Phật giáo giới thiệu đến người sơ cơ học Phật hoặc muốn tìm hiểu về đạo Phật. ‘Thừa’ là sự nương tựa vào, được tượng hình như một cổ xe để giúp chúng ta di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Có cổ xe nhỏ, sức yếu chỉ đưa chúng ta đi gần, vòng quanh ở một nơi nào đó, và cũng có cổ xe lớn, có sức mạnh hơn nên có thể đưa chúng ta đi xa hơn, đến những nơi chốn đẹp đẽ hơn, an lạc hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567