Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sắc Tức Thị Không

25/02/201516:27(Xem: 14533)
Sắc Tức Thị Không

Hoa Sen Quang Duc

 

Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”

Câu văn cô đọng này đã đúc kết mối liên hệ và diễn bày ra bản thể của thân và tâm của mỗi chúng ta (ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức) với Không Tánh. Sắc là vật chất, là “thân”. Thọ (cảm giác), Tưởng (niệm tưởng phát sinh khi căn tiếp xúc trần cảnh), Hành (chùm niệm tưởng kết nối liên tục), Thức (suy nghĩ phân biệt, chấp trước... cấu thành bản ngã, cái “tôi”) là “tâm”. Nếu được nhìn theo toán học, câu văn đã tỏ rõ mối liên hệ giữa ngũ uẩn và Không Tánh qua hai phương trình. Phương trình thứ nhất là “bất dị”, phương trình thứ hai là “tức thị”. Mỗi ngũ uẩn đều nằm trong hai phương trình trên. Có nghĩa là nếu được đọc đầy đủ, câu văn thứ nhì trong bài Tâm Kinh sẽ là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; Thọ bất dị Không, Không bất dị Thọ; Thọ tức thị Không, Không tức thị Thọ; Tưởng bất dị Không, Không bất dị Tưởng; Tưởng tức thị Không, Không tức thị Tưởng; Hành bất dị Không, Không bất dị Hành; Hành tức thị Không, Không tức thị Hành; Thức bất dị Không, Không bất dị Thức; Thức tức thị Không, Không tức thị Thức”. Theo câu thứ nhất trong bài Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách”, nếu chúng ta có thể quán thấy được, tu được, và sống trọn vẹn được với mối liên hệ và bản thể thân tâm như đã nêu trên, tức là chúng ta đã “hành thâm Bát Nhã Ba La Mật” để kết quả là chúng ta sẽ vượt qua được tất cả khổ ách. Đến đây, ta có thể rút ra một qui luật cho nhận thức và tiến tu: nếu muốn thoát khổ, cần phải hành thâm (Bát Nhã Ba La Mật); và nếu muốn hành thâm, cần phải chiếu kiến cho thấu đáo được lẽ Sắc Không và hằng sống với nó.

“Sắc Tức Thị Không” cũng là bốn chữ thường được nhắc nói đến trong thơ văn, và cả trong đời sống thường ngày của Việt Nam. Trong các bộ môn Khoa Học cũng đã có nhiều minh chứng cụ thể. Công thức Albert Einstein, E = mc2 là một ví dụ. “E” là energy, là năng lượng; “m” là mass (of material), là khối vật chất, “c” là vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây). Công thức này cho thấy vật chất sẽ không khác (bất dị), sẽ tức là (tức thị) năng lượng khi vật chất ở trạng thái di chuyển nhanh với tốc độ 90,000,000,000 km mỗi giây đồng hồ vì khi ấy vật chất sẽ là lửa, là năng lượng, là trở nên không còn có hình tướng, là “Không Tướng”. Ngay nơi đây, ở giây phút này, mỗi chúng ta dù đang đi, đang đứng, đang nằm, hay đang ngồi, chúng ta cũng đang di chuyển nhưng với vận tốc không kinh khiếp như vận tốc ở công thức Albert Einstein. Thiết nghĩ chúng ta nên cảm tạ quả địa cầu xoay vòng xung quanh mặt trời và giải thiên hà (chứa quả địa cầu) di chuyển trong vũ trụ một cách khoan thai, từ tốn để chúng ta không bị hóa khí, bốc hơi. Các nghiên cứu, khảo cứu và khám phá về cấu tạo nguyên tử cũng góp phần minh chứng và công nhận về chân lý của câu kinh Phật: nguyên tử, thành phần cơ bản của các loại vật chất, có cấu tạo gồm ba loại hạt chính: đó là những hạt mang điện tích âm (electron) xoay vần chung quanh một nhân gồm chứa những hạt mang điện tích dương (proton) và những hạt mang điện tích trung tính (neutron). Các hạt mang điện này nếu được quan sát với trang thiết bị thích hợp, sẽ được thấy chỉ là những đám mây năng lực điện từ. Như vậy đơn vị cấu tạo vật chất, tùy theo cách nhìn, góc độ quan sát, phương tiện nghiên cứu có thể hiện bày ra với nhiều dạng tướng không giống nhau: đó có thể là vật, là người, nhưng cũng có thể là những tế bào, và cũng có thể là những nguyên tử, những hạt điện tử hoặc những đám mây năng lượng...

Trong “Thần Hội Ngữ Lục”, ý nghĩa hai chữ Sắc và Không đã được ngài Thần Hội lý giải như sau: ''Tâm ấy khởi tức là sắc, sắc không thể được tức là không. Lại nói: Pháp tánh diệu hữu nên tức sắc, sắc diệu hữu nên tức không. Vì thế kinh nói: Sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Lại nói: Thấy tức sắc, thấy không thể thấy tức không. Do đó kinh nói: Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng hành thức cũng lại như thế''. Có thể hiểu đoạn văn này như sau: (1) Sắc và không ở đây có cùng cội nguồn là tâm (2) Không là thể, sắc là dụng của cội nguồn ấy nên không và sắc tương ưng nhau để có mối liên hệ theo hai phương trình “bất dị” và “như thị” như đã nêu trên.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã nói về đơn vị cấu tạo của địa đại (chất liệu thể rắn đặc): “Anan! Ông hãy xét cái tính của địa đại, to thì làm đất liền, nhỏ thì làm vi trần, cho đến lân-hư-trần, do chẻ chất cực vi, là sắc tướng nhỏ tột, ra bảy phần mà thành. Nếu chẻ lân-hư-trần nữa, thì thật là tướng hư không. Anan, nếu cái lân-hư-trần đó, chẻ ra thành được hư không, thì biết hư không cũng sinh ra được sắc tướng”. Kinh cũng đề cập về thể tánh các pháp sắc-không qua lại lẫn nhau trong Như Lai tàng: “Tính sắc là chơn không, tính không là chơn sắc, bản nhiên thanh tịnh, cùng khắp pháp giới, theo tâm chúng sanh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện...”.

Ý niệm “Sắc tức thị Không” như thế mang rất nhiều ý nghĩa và ích lợi. Riêng trong đời sống bình thường hằng ngày, “Sắc tức thị Không” giúp chúng ta bớt đi phiền não, tham đắm, chấp trước vào nơi vật chất thế gian nên khiến đời sống được thanh tĩnh hơn, an lạc hơn. “Sắc tức thị Không” cũng là liều thuốc bổ dưỡng khiến cho tâm trí ta được cởi mở rộng rãi hơn (chẳng là duy vật, cũng chẳng là duy tâm; chỉ là “sắc tướng” cùng “không tướng” qua lại lẫn nhau trong Chân Tâm thường hằng, chu biến khắp pháp giới; không có cái “Duy” ngỡ như là “chẳng còn hai bên” nhưng thực ra “Duy” chỉ là “thiên chấp một bên”), sáng suốt hơn, và vị tha hơn. Đây cũng là vốn liếng cần thiết, là hành trang quí báu cho tất cả sự tu tập cùng tinh tấn trong đạo Phật.

Plano, July 14, 2007
Quảng Minh LKH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/03/2014(Xem: 8514)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
23/02/2014(Xem: 12623)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
23/02/2014(Xem: 10674)
Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:
23/02/2014(Xem: 6837)
Chúng ta hãy tạo động lực bằng cách nghĩ rằng ta đã tạo nhiều ác nghiệp ở kiếp này và trong vô lượng kiếp trước. Những ác nghiệp này, khi kết trái, sẽ trở thành những nỗi đau khổ liên tục nếu ta không thanh lọc (rửa sạch) chúng.
22/02/2014(Xem: 5247)
Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi
22/02/2014(Xem: 9284)
Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?
20/02/2014(Xem: 9403)
Mùa đông năm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh ở nhờ thất Thích Ca của Quan Âm Phật đài. Trước cưả thất nhìn xuống mặt biển có cây bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôi thường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm, tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủa trắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìn sang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?"
19/02/2014(Xem: 6455)
Bần cùng và giàu có là 2 danh từ nói về hai thân phận khác nhau. Phần lớn trong nhận thức của con người đều cho rằng: người nghèo cùng thì không có cái giàu có hiện hữu, và ngược lại, giàu có thì không có cái nghèo khổ hiện hữu.
19/02/2014(Xem: 5234)
Tại sao an ủi lớn nhất của đời người là bố thí? Vì người nghèo đang thiếu thốn, khó khăn được sự giúp đỡ sẽ có thể vượt qua cơn hoạn nạn. Bố thí theo nghĩa thông thường là giúp đỡ, sẻ chia
19/02/2014(Xem: 4178)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo. Thế nên sự truyền bá của Phật giáo vì lợi ích chúng sanh. Nếu không vì lợi ích chúng sanh,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]