Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sắc Tức Thị Không

25/02/201516:27(Xem: 14566)
Sắc Tức Thị Không

Hoa Sen Quang Duc

 

Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”

Câu văn cô đọng này đã đúc kết mối liên hệ và diễn bày ra bản thể của thân và tâm của mỗi chúng ta (ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức) với Không Tánh. Sắc là vật chất, là “thân”. Thọ (cảm giác), Tưởng (niệm tưởng phát sinh khi căn tiếp xúc trần cảnh), Hành (chùm niệm tưởng kết nối liên tục), Thức (suy nghĩ phân biệt, chấp trước... cấu thành bản ngã, cái “tôi”) là “tâm”. Nếu được nhìn theo toán học, câu văn đã tỏ rõ mối liên hệ giữa ngũ uẩn và Không Tánh qua hai phương trình. Phương trình thứ nhất là “bất dị”, phương trình thứ hai là “tức thị”. Mỗi ngũ uẩn đều nằm trong hai phương trình trên. Có nghĩa là nếu được đọc đầy đủ, câu văn thứ nhì trong bài Tâm Kinh sẽ là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; Thọ bất dị Không, Không bất dị Thọ; Thọ tức thị Không, Không tức thị Thọ; Tưởng bất dị Không, Không bất dị Tưởng; Tưởng tức thị Không, Không tức thị Tưởng; Hành bất dị Không, Không bất dị Hành; Hành tức thị Không, Không tức thị Hành; Thức bất dị Không, Không bất dị Thức; Thức tức thị Không, Không tức thị Thức”. Theo câu thứ nhất trong bài Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách”, nếu chúng ta có thể quán thấy được, tu được, và sống trọn vẹn được với mối liên hệ và bản thể thân tâm như đã nêu trên, tức là chúng ta đã “hành thâm Bát Nhã Ba La Mật” để kết quả là chúng ta sẽ vượt qua được tất cả khổ ách. Đến đây, ta có thể rút ra một qui luật cho nhận thức và tiến tu: nếu muốn thoát khổ, cần phải hành thâm (Bát Nhã Ba La Mật); và nếu muốn hành thâm, cần phải chiếu kiến cho thấu đáo được lẽ Sắc Không và hằng sống với nó.

“Sắc Tức Thị Không” cũng là bốn chữ thường được nhắc nói đến trong thơ văn, và cả trong đời sống thường ngày của Việt Nam. Trong các bộ môn Khoa Học cũng đã có nhiều minh chứng cụ thể. Công thức Albert Einstein, E = mc2 là một ví dụ. “E” là energy, là năng lượng; “m” là mass (of material), là khối vật chất, “c” là vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây). Công thức này cho thấy vật chất sẽ không khác (bất dị), sẽ tức là (tức thị) năng lượng khi vật chất ở trạng thái di chuyển nhanh với tốc độ 90,000,000,000 km mỗi giây đồng hồ vì khi ấy vật chất sẽ là lửa, là năng lượng, là trở nên không còn có hình tướng, là “Không Tướng”. Ngay nơi đây, ở giây phút này, mỗi chúng ta dù đang đi, đang đứng, đang nằm, hay đang ngồi, chúng ta cũng đang di chuyển nhưng với vận tốc không kinh khiếp như vận tốc ở công thức Albert Einstein. Thiết nghĩ chúng ta nên cảm tạ quả địa cầu xoay vòng xung quanh mặt trời và giải thiên hà (chứa quả địa cầu) di chuyển trong vũ trụ một cách khoan thai, từ tốn để chúng ta không bị hóa khí, bốc hơi. Các nghiên cứu, khảo cứu và khám phá về cấu tạo nguyên tử cũng góp phần minh chứng và công nhận về chân lý của câu kinh Phật: nguyên tử, thành phần cơ bản của các loại vật chất, có cấu tạo gồm ba loại hạt chính: đó là những hạt mang điện tích âm (electron) xoay vần chung quanh một nhân gồm chứa những hạt mang điện tích dương (proton) và những hạt mang điện tích trung tính (neutron). Các hạt mang điện này nếu được quan sát với trang thiết bị thích hợp, sẽ được thấy chỉ là những đám mây năng lực điện từ. Như vậy đơn vị cấu tạo vật chất, tùy theo cách nhìn, góc độ quan sát, phương tiện nghiên cứu có thể hiện bày ra với nhiều dạng tướng không giống nhau: đó có thể là vật, là người, nhưng cũng có thể là những tế bào, và cũng có thể là những nguyên tử, những hạt điện tử hoặc những đám mây năng lượng...

Trong “Thần Hội Ngữ Lục”, ý nghĩa hai chữ Sắc và Không đã được ngài Thần Hội lý giải như sau: ''Tâm ấy khởi tức là sắc, sắc không thể được tức là không. Lại nói: Pháp tánh diệu hữu nên tức sắc, sắc diệu hữu nên tức không. Vì thế kinh nói: Sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Lại nói: Thấy tức sắc, thấy không thể thấy tức không. Do đó kinh nói: Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng hành thức cũng lại như thế''. Có thể hiểu đoạn văn này như sau: (1) Sắc và không ở đây có cùng cội nguồn là tâm (2) Không là thể, sắc là dụng của cội nguồn ấy nên không và sắc tương ưng nhau để có mối liên hệ theo hai phương trình “bất dị” và “như thị” như đã nêu trên.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã nói về đơn vị cấu tạo của địa đại (chất liệu thể rắn đặc): “Anan! Ông hãy xét cái tính của địa đại, to thì làm đất liền, nhỏ thì làm vi trần, cho đến lân-hư-trần, do chẻ chất cực vi, là sắc tướng nhỏ tột, ra bảy phần mà thành. Nếu chẻ lân-hư-trần nữa, thì thật là tướng hư không. Anan, nếu cái lân-hư-trần đó, chẻ ra thành được hư không, thì biết hư không cũng sinh ra được sắc tướng”. Kinh cũng đề cập về thể tánh các pháp sắc-không qua lại lẫn nhau trong Như Lai tàng: “Tính sắc là chơn không, tính không là chơn sắc, bản nhiên thanh tịnh, cùng khắp pháp giới, theo tâm chúng sanh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện...”.

Ý niệm “Sắc tức thị Không” như thế mang rất nhiều ý nghĩa và ích lợi. Riêng trong đời sống bình thường hằng ngày, “Sắc tức thị Không” giúp chúng ta bớt đi phiền não, tham đắm, chấp trước vào nơi vật chất thế gian nên khiến đời sống được thanh tĩnh hơn, an lạc hơn. “Sắc tức thị Không” cũng là liều thuốc bổ dưỡng khiến cho tâm trí ta được cởi mở rộng rãi hơn (chẳng là duy vật, cũng chẳng là duy tâm; chỉ là “sắc tướng” cùng “không tướng” qua lại lẫn nhau trong Chân Tâm thường hằng, chu biến khắp pháp giới; không có cái “Duy” ngỡ như là “chẳng còn hai bên” nhưng thực ra “Duy” chỉ là “thiên chấp một bên”), sáng suốt hơn, và vị tha hơn. Đây cũng là vốn liếng cần thiết, là hành trang quí báu cho tất cả sự tu tập cùng tinh tấn trong đạo Phật.

Plano, July 14, 2007
Quảng Minh LKH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/07/2010(Xem: 10768)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
02/07/2010(Xem: 5127)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện. Tôi có mặt ở đây là nhờ cha mẹ tôi đã lấy nhau, nhờ gia đình nuôi dưỡng
01/07/2010(Xem: 5539)
Vô thường, phụ thuộc vào sự biến đổi, là tính chất của các pháp hữu vi. Hãy tinh tấn”. Đó chính là lời nhắc nhở cuối cùng của Đức Phật Cồ-đàm đối với hàng đệ tử của Ngài. Và khi Đức Phật đã nhập Niết-bàn, Trời Đế Thích than rằng:
26/06/2010(Xem: 4505)
Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
24/06/2010(Xem: 7587)
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
21/05/2010(Xem: 18414)
Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất ra đời với sứ mạng thừa kế sự nghiệp truyền trì đạo giáo cao cả của đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, mà liệt Tổ truyền giáo đã dày công xây dựng trên mảnh đất Việt nam thân yêu này, với một cơ đồ vững chắc tốt đẹp hơn hai nghìn năm lịch sử. Chưa có một Đạo giáo, học thuyết nào trong quá khứ đã có một ảnh hưởng, một thọ mạng, một địa vị hơn thế được, đối với xứ sở này. Thật vậy, lịch sử truyền giáo của Phật giáo Việt nam là một lịch sử gắn liền với lịch sử giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt nam. Điều đó không ai phủ nhận được và cũng không có tổ chức nào trong quá khứ có trang sử vẻ
10/03/2010(Xem: 12096)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]